adsads
1200x900 6
Lượt Xem 4 K

Trong lịch sử, những nhà lãnh đạo tài ba luôn có sức hút đặc biệt của họ: Winston Churchill, Eva Perón, Nelson Mandela và kể cả Adolf Hitler. Sức hút lãnh đạo là một năng lực có thể giúp bạn trở thành người dẫn đường đáng tin cậy trong những thời điểm dù cho khó khăn nhất, nhưng lắm lúc lại trở thành vũ khi che mắt người khác, buộc họ chấp nhận và đi theo những quyết định hay hành động không mấy khôn ngoan. Đặc biệt, ở cương vị là một người đứng đầu doanh nghiệp, người làm chính trị hay giáo dục, thậm chí nhiều lĩnh vực khác, sức hút lãnh đạo có vai trò lớn lao hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nhìn thấy.

 

Sức hút lãnh đạo giúp bạn truyền cảm hứng cho nhân viên, hay ít nhất, khuấy động cảm xúc trong họ.

Jochen Menges là một nhà nghiên cứu người Đức với nhiều năm theo đuổi về đề tài kỹ năng, năng lực lãnh đạo và tầm ảnh hưởng của nó, đồng thời là giáo sư nổi tiếng tại trường đại học Cambridge’s Judge Business School tại Anh. Tháng 7/2008, ông chứng kiến cuộc nói chuyện giữa Barack Obama, lúc đó là ứng cử viên cho chức Tổng thống Mỹ, với một đám đông hơn 200 nghìn người tại Berlin.

sức hút lãnh đạo

Menges nói rằng vào lúc đó ông đã cảm thấy mình như bị mê hoặc. Ông tưởng tượng chắc hẳn những khán giả ngày hôm đó đã nhận được từ Obama rất nhiều những cảm xúc tích cực, những không, “họ chỉ như đang đóng băng, và không hề có lấy một chút cảm xúc dù là tích cực hay tiêu cực” – ông thăm dò đám đông và sửng sốt. Trải nghiệm đó đã khiến ông tò mò và bắt đầu một chuỗi những bài nghiên cứu về vấn đề này.

 

Những nghiên cứu ban đầu của Menges đã cho thấy rằng sức hút lãnh đạo thường được xem là một nguồn năng lượng tích cực mà quên đi mất mặt trái của nó. Và trong rất nhiều những nghiên cứu về các biểu hiện cảm xúc vốn đều tập trung ở người lãnh đạo thay vì những người lắng nghe, bị ảnh hưởng, và làm theo những quyết định lãnh đạo của họ.

 Trong một nghiên cứu của mình với các sinh viên đại học, Menges đã yêu cầu họ ghi lại cảm xúc của mình về một nhà lãnh đạo cuốn hút, hay chỉ đơn thuần là một nhà lãnh đạo thông thường. Sau đó, những sinh viên này được cho xem một đoạn phim ngắn và ông quay phim để ghi lại những biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt của họ. Một nửa trong số họ được xem qua một đoạn phim về sự đoàn tụ đầy cảm động của một cặp đôi sau nhiều năm xa cách nội dung tích cực về một cặp đôi đoàn tụ sau bao năm xa cách, còn số khác thì với nội dung tiêu cực hơn, về một cặp đôi mất đi một người bạn.

Kết quả mang lại khá ngạc nhiên: dù là những người đã xem qua đoạn phim dù cảm động hay bi lụy trên, họ đều có chung những cảm xúc không mấy khác biệt, vui, buồn, hay chẳng có biểu hiện nào cả. 

Điều mà Menges rút ra sau đó chính là những người sở hữu những tố chất của một nhà lãnh đạo có sức hút sẽ ít biểu lộ những trạng thái cảm xúc trên khuôn mặt của họ, dù cái họ chứng kiến là tích cực hay tiêu cực.

 

Trong một nghiên cứu khác, các sinh viên này được yêu cầu đọc và phản hồi về một số tình huống diễn ra tại nơi làm việc có sẵn. Tưởng tượng họ đã làm việc tại một công ty được nửa năm và mỗi người tham gia có một kiểu sếp rất khác nhau: rất cuốn hút, thiếu cuốn hút, thân thiện hòa đồng hay kém thân thiện.

Những sinh viên tham gia còn được đặt trong tình huống đang phải đảm nhiệm một dự án khá cam go và quan trọng, và sau nhiều tháng làm việc chăm chỉ về dự án của mình, họ trình bày ý tưởng đến người sếp của họ. Họ cũng sẽ được biết kết quả của bài trình bày ngay sau đó, dù tốt hay không.

sức hút lãnh đạo

Cuối cùng, những người tham gia sẽ hoàn thành các câu hỏi trong bảng khảo sát cảm xúc mang tên Emotional Regulation Questionnaire (ERQ). Kết quả của cuộc thí nghiệm này cho thấy những ai làm việc cùng một người sếp có sức hút thường không biểu hiện nhiều trạng thái hay sự thay đổi về cảm xúc trên khuôn mặt họ dù cho họ có nhận được những lời khen hay phê bình. Nói cách khác, trước sự hiện diện của một nhà lãnh đạo có sức hút, người ta thường có xu hướng lấp liếm hoặc kiềm nén những trạng thái cảm xúc của bản thân.

 

Vậy tại sao việc cảm xúc bị kiềm nén lại nguy hiểm?

Một số nghiên cứu cho thấy rằng sự kiềm nén cảm xúc có thể làm ảnh hưởng khả năng suy nghĩ, tư duy và giảm trí nhớ. Theo Menges, khi một người bị buộc phải kiềm nén đi những cảm xúc thật của họ đồng nghĩa với việc khả năng giải quyết vấn đề và xử lí tình huống của họ sẽ giảm đi. Việc này khiến họ phải phụ thuộc vào những cá nhân của quyền lực hơn. Menges nói đây là hiệu ứng giống khi một người gặp một diễn viên, ca sĩ mà họ hâm mộ, khiến tâm trí và ý thức của họ không được như bình thường trong một thời gian ngắn. Menges tin rằng một đội ngũ dẫn đầu bởi một cá nhân có sức hút và quyết đoán chỉ thật sự hiệu quả khi cấp dưới của họ cũng là những người có biểu hiện phục tùng, làm theo nghiêm ngặt những quyết định lãnh đạo của người đứng đầu.

Không phải tất cả những nhà lãnh đạo có sức hút đều muốn bỏ bùa để sai khiến người khác. Điển hình như Nelson Mandela hay Gloria Steinem, đây là những nhà lãnh đạo rất quan trọng khi quốc gia của họ thời bấy giờ cần có một công cuộc đổi mới. Tuy nhiên nếu bạn – là một nhà quản trị doanh nghiệp có sức hút – muốn nhân viên của mình cống hiến nhiều hơn, việc truyền tải thông điệp của bạn đến họ bằng cách nào thực sự rất quan trọng.

 

Quan trọng hơn cả, cấp dưới của bạn lắm lúc cũng giúp bạn có được cái đầu minh mẫn!

Dù một nhà lãnh đạo có sức hút và khả năng thuyết phục cao siêu đến đâu, hãy luôn ghi nhớ rằng bạn cũng chỉ là con người bình thường, không phải là một “siêu anh hùng” nào cả. Trong những tình huống khó khăn, bạn cũng sẽ là một người bị ảnh hưởng bởi một người hay những yếu tố khác. Vì vậy, tạo điều kiện và cho phép cấp dưới của mình trở thành những người giúp bạn có một cái đầu minh mẫn cũng là điều cần thiết.

— HR Insider / Theo ideas.ted.com —

VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers