Marketing là một lĩnh vực có phạm vi khá rộng và bao gồm nhiều mảng khác nhau. Vì thế, việc trả lời được câu hỏi “Marketing gồm những mảng nào?” sẽ giúp ta xác định và lựa chọn đúng những khía cạnh mà bản thân cảm thấy hứng thú. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này của nhiều bạn đọc!
Tổng quan về Marketing
Marketing là ngành nghề gồm mọi hành động hướng đến khách hàng tiềm năng nhằm thỏa mãn mong muốn, nhu cầu của họ. Những hành động này có thể là tiếp thị về sản phẩm dịch vụ hay phát triển hình ảnh thương hiệu. Và cuối cùng, mục tiêu cao nhất của những hoạt động Marketing là tạo nên cầu nối vững chắc giữa các doanh nghiệp và đối tượng khách hàng mục tiêu.
Mặc dù đang có xu hướng bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng nhiều chuyên gia vẫn nhận định Marketing vẫn là một ngành khá mới mẻ. Để có thể trở thành chuyên gia Marketing, bạn không những phải trang bị nền tảng kiến thức chuyên môn mà còn thành thạo những kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu công việc.
Tuy nhiên, những giáo trình hiện nay vẫn còn thiên nhiều về lý thuyết và chưa cung cấp kiến thức chuẩn chỉnh trong giai đoạn thực hành. Do đó, ngoài khả năng tư duy thì bạn cũng cần rèn giũa cho mình sự cầu tiến, ham học hỏi để tích lũy nhiều kinh nghiệm từ những công việc thực tế. Ở giai đoạn bắt đầu, bạn có thể lựa chọn thực tập tại những Agency hay công ty quảng cáo để tiếp thu nhiều kiến thức trong ngành hơn.
Marketing là hoạt động phát triển thương hiệu và tiếp thị sản phẩm
Marketing gồm những mảng nào?
Trả lời cho câu hỏi “Marketing gồm những mảng nào”, dưới đây là tổng hợp chi tiết những khía cạnh cụ thể trong Marketing kèm vai trò cụ thể.
Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu được hiểu là quá trình gây tác động mạnh mẽ lên nhận thức, tâm trí của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu cung cấp. Mặt khác, Branding cần có sự kết hợp với những hoạt động truyền thông để thông điệp được truyền tải đến khách hàng một cách tối ưu, phù hợp nhất. Những chiến dịch xây dựng thương hiệu hiệu quả sẽ tạo được sự khác biệt cho doanh nghiệp so với những đối thủ cạnh tranh. Từ đó, thị trường mục tiêu cũng được xác định tốt hơn.
Từ cuộc khảo sát về ý thức thương hiệu của Zendesk với người dùng, kết quả đã cho thấy rằng hơn 87% người tiêu dùng ủng hộ việc xây dựng thương hiệu phải nhất quán trên mọi nền tảng truyền thống. Dễ hiểu hơn, khách hàng hy vọng những giá trị, thông điệp mà thương hiệu cung cấp phải nhất quán, đồng bộ dù qua website, email hay bán hàng trực tiếp. Nếu một nền tảng nào đó thay đổi thì những nền tảng khác cũng cần có sự đồng bộ. Điều này sẽ giúp khách hàng ghi nhớ về thương hiệu tốt hơn.
Branding giúp tăng độ nhận diện thương hiệu trong nhận thức của khách hàng
Quảng cáo (Advertising)
Advertising là hình thức truyền tải những thông tin về dịch vụ, sản phẩm đến khách hàng thông qua những phương tiện truyền thông. Những phương tiện này có thể là phương tiện trực tuyến như mạng xã hội, blog, website và phương tiện truyền thống như truyền hình, tạp chí, ngoài trời.
Sự khác biệt giữa quảng cáo so với bán hàng cá nhân là thông điệp thể hiện sự “phi cá nhân” hướng đến phần lớn người dùng. Hình thức này đòi hỏi mất một khoản tiền lớn để thực thi và thương hiệu nắm được quyền kiểm soát đối với thông điệp truyền tải.
Nghiên cứu về thị trường (Market Research)
Nghiên cứu thị trường được nhiều chuyên gia nhận định là quá trình thu tập, phân tích thông tin liên quan đến thị trường sản phẩm. Từ việc nghiên cứu này, doanh nghiệp sẽ nắm được quá khứ, hiện tại cũng như tương lai của ngành hàng đó. Lúc này, những mục tiêu sẽ được đo lường hiệu quả và giảm thiểu những rủi ro khi vận hành.
Sự đánh đồng giữa nghiên cứu thị trường với trách nhiệm phải mang lại doanh số, lợi nhuận cao là hoàn toàn không đúng. Bởi lẽ, nghiên cứu thị trường ảnh hưởng đến kết quả tổng thể chiến dịch, không đơn thuần với thị trường.
Hiện nay, Market Research bao gồm 6 mảng phổ biến là:
- Customer Market Research.
- Distribution Research.
- Product Research.
- Promotional Research.
- Sales Research.
- Market Environment Research.
Market Research là thu nhập những thông tin về thị trường
Xem thêm: Market Research là gì? Tại sao doanh nghiệp cần triển khai Market Research
Sáng tạo ý tưởng (Creative Marketing)
Với thắc mắc “Marketing gồm những mảng nào?” thì không thể không nhắc đến Creative Marketing. Công việc của mảng này là sáng tạo ý tưởng cho những chiến dịch Marketing của công ty, cụ thể là dùng hình ảnh, màu sắc và âm thanh để truyền tải những thông điệp cụ thể đến khách hàng. Một số vị trí việc làm của Creative Marketing là Copywriter, Content Writer, Designer hay Editor,…
Trade Marketing
Trade Marketing hướng đến ba đối tượng chính là Customer – Khách hàng và nhà bán lẻ, Consumer – Người tiêu dùng và Shopper – Người mua hàng. Công việc của Trade Marketing là làm sao để thuyết phục khách hàng chốt đơn cũng như sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Trong khi Brand team có công việc điều hướng tâm trí khách hàng thì Trade team sẽ thu hút lượng khách hàng ưu tiên lựa chọn sản phẩm tại những điểm bán.
Cụ thể tại những điểm bán, Trade Marketing sẽ vận dụng những chiến lược phân phối, kích cầu, khuyến mãi tại điểm bán để thuyết phục khách hàng. Dù truyền thông của Brand Marketing có hoành tráng đến đâu nhưng Trade Marketing không hoạt động hiệu quả thì vẫn có nguy cơ khách hàng thay đổi ý định mua sắm khi đến điểm bán.
Trade Marketing chịu trách nhiệm thuyết phục khách hàng mua sắm tại điểm bán
Quan hệ công chúng (PR)
PR được đánh giá là bộ phận đảm nhiệm vai trò phát ngôn quan trọng trong doanh nghiệp, đồng thời định hình phong cách của thương hiệu đối với những nhóm đối tượng gồm đối tác, nhà đầu tư, nhân viên nội bộ và người tiêu dùng. Hay nói cách khác, PR thực hiện công việc quản lý hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp, xây dựng cầu nối giữa doanh nghiệp và công chúng được phát triển tích cực hơn.
Trách nhiệm của bộ phận PR là giao tiếp với truyền thông để quảng bá về sản phẩm, hoạt động đầu tư hay kết quả tài chính. Để thực hiện tốt mảng này, bạn cần trang bị kỹ năng giao tiếp cũng như kết nối được các mối quan hệ. Sự tự tin cũng là yếu tố cần thiết để bạn có thể trao đổi công việc cùng đối tác, nhà báo.
Marketing nền tảng kỹ thuật số (Digital Marketing)
Digital Marketing gồm những hoạt động quảng cáo dựa trên nền tảng kỹ thuật công nghệ. Sự bùng nổ của Internet là điều kiện để Digital Marketing phát triển mạnh mẽ, tiếp cận đến khách hàng tốt hơn. Những hình thức marketing kỹ thuật số được doanh nghiệp ưu tiên hiện nay là Content Marketing, SEO, E-commerce Marketing, Social Media,…
Digital Marketing là hoạt động quảng cáo dựa trên kỹ thuật công nghệ
Phương tiện phục vụ truyền thông (Media)
Media là phương tiện để thông điệp của thương hiệu được truyền tải đến người tiêu dùng. Phương tiện ở đây không bị giới hạn về mặt sáng tạo. Để dễ nhớ, có thể phân loại media thành digital media và traditional media. Còn nếu chuyên sâu hơn, ta cần đề cập khái niệm về Paid – Owned – Earned Media:
- Paid Media: Là những kênh phải trả phí để sử dụng như TV, Báo, Radio, Social, v.v.
- Owned Media: Là kênh thuộc quyền sở hữu của bạn như Website, Fanpage, Youtube, v.v.
- Earned Media: Là kênh không cần trả phí nhưng bạn vẫn có quyền sử dụng, chẳng hạn như content viral hay nỗ lực SEO để xuất hiện trên top tìm kiếm của Google.
Bí quyết xây dựng và phát triển Marketing hiệu quả
Sau khi giải đáp thắc mắc “Marketing gồm những mảng nào?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu làm thế nào để xây dựng cũng như phát triển Marketing hiệu quả.
Xác định mục tiêu rõ ràng
Cần xác định rõ ràng mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp để xây dựng chiến dịch Marketing hiệu quả. Bên cạnh đó, người làm Marketing cần đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
Xây dựng nội dung chất lượng
Khách hàng có xu hướng tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi mua để tránh mất tiền lãng phí. Do đó, content là yếu tố cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp truyền tải đủ thông điệp, giá trị sản phẩm đến khách hàng nhằm kích thích sự hứng thú mua sắm của họ.
Content chất lượng sẽ tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn mua sắm của khách hàng
Lập kế hoạch chi tiết
Trước khi triển khai hoạt động Marketing, người làm chiến dịch cũng cần lập kế hoạch chi tiết để mọi người nắm được tổng thể những việc cần làm và đảm bảo tiến độ công việc. Mặt khác, điều này còn giúp mọi người có thể đối chiếu kết quả công việc với mục tiêu đề ra để có những thay đổi, điều chỉnh kịp thời.
Chiến lược kênh phân phối
Để thông điệp truyền tải đến đúng tệp khách hàng mục tiêu, người làm Marketing cần lựa chọn kênh phân phối phù hợp dựa trên những đặc điểm hành vi, nhân khẩu học, tâm lý,… của khách hàng. Kênh phân phối ở đây có thể là những nền tảng mạng xã hội hàng đầu như Facebook, Twitter, TikTok,…
Đa dạng hoá nội dung
Để marketing hiệu quả, bạn có thể đa dạng hóa ý tưởng của mình thông qua các hình thức bài viết, hình ảnh hay video ngắn,… sao cho phù hợp với những công cụ hay kênh thông tin khác nhau.
Đa dạng hóa ý tưởng bằng nhiều hình thức nội dung khác nhau
Chọn lọc nội dung
Thu thập nội dung, tư liệu phù hợp sau đó biên tập và đăng tải trên nền tảng website của công ty. Để tăng độ uy tín của nội dung, bạn có thể công khai nguồn gốc thông tin mà bạn tham khảo.
Trình bày hiệu quả
Một trong những yếu tố góp phần tăng lượt truy cập/traffic của website đó chính là thiết kế, hình thức trình bày. Vì vậy, hãy đảm bảo website và fanpage của bạn thật chuyên nghiệp, chỉn chu.
Phân tích số liệu
Phân tích số liệu là thao tác không thể thiếu trong quá trình làm Marketing vì sẽ giúp bạn có thể nhìn nhận, đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Những chỉ số phản ánh là:
- Lượt xem Page (Page view).
- Lượt chia sẻ (Share).
- Lương comment/phản hồi từ khách hàng.
Qua những số liệu đó, hãy xác định tiến độ hoàn thành mục tiêu và kịp thời chỉnh sửa nếu cần thiết.
Top những ngành Marketing phổ biến hiện nay 2023
Nếu bạn đọc có mong muốn dấn thân vào lĩnh vực Marketing thì có thể tham khảo top những ngành đang phổ biến biến hiện nay.
Marketing Specialist
Marketing Specialist thuộc top những công việc thịnh hành nhất trong Marketing. Vị trí này đảm nhận công việc nghiên cứu, hoạch định kế hoạch Marketing hỗ trợ chiến dịch quảng bá sản phẩm. Mặt khác, chuyên viên Marketing cũng thực hiện nghiên cứu xu hướng Marketing hiện tại cũng như xác định nhu cầu của khách hàng với sản phẩm.
Marketing Specialist đảm nhận việc nghiên cứu, lên kế hoạch cho chiến dịch
SEO Specialist (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
Bộ phận SEO giúp tối ưu công cụ tìm kiếm, giúp thông tin được tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn. Bất cứ chiến dịch marketing nào để đạt thành công cũng đều cần đến bộ phận SEO.
Social Media Specialist
Social Media Specialist có trách nhiệm quản lý các nền tảng mạng xã hội hay công cụ của doanh nghiệp, cụ thể là cập nhật bài đăng hằng ngày, theo dõi, phân tích tính tương tác, quản lý lịch đăng,… Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp phát triển hình ảnh thương hiệu và lựa chọn nên phát triển trên mạng xã hội nào cho hiệu quả.
Email Marketing
Email Marketing quản lý danh sách email liên hệ, lập kế hoạch nội dung ra mắt sản phẩm mới, thông báo chương trình khuyến mãi đến email của khách hàng.
Content Marketing
Content Marketing tăng cường nhận diện thương hiệu thông qua nội dung đăng tải trên những công cụ tìm kiếm. Nội dung ở đây có thể bảo gồm câu chữ, hình ảnh, thông điệp,… với đa dạng hình thức như blog, ebook, email, video, infographic,… trên những kênh truyền thông nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.
Content Marketing là người lên ý tưởng cho nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải
Graphic Design
Là công việc thiết kế những ấn phẩm thể hiện được nội dung mà thương hiệu muốn truyền tải. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có sự logic cũng như tư duy thẩm mỹ tốt, không ngại sáng tạo và đổi mới.
Facebook, Google Adwords
Công việc này đòi hỏi bạn phải cân nhắc sử dụng tiết kiệm nhất số tiền được cung cấp cho quảng cáo mà vẫn đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Sẽ có lợi thế nếu bạn sở hữu tư duy nhạy bén và kinh nghiệm dày dặn.
Market Research Analyst
Là công việc đánh giá thị trường thông qua những số liệu cụ thể, sau đó gửi kết quả đã thu thập đến phòng ban để lên kế hoạch Marketing phù hợp. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có sự phân tích nhạy bén cũng như kiến thức sâu sắc về thị trường.
Sales (Nhân viên bán hàng)
Sales marketing là bộ phận tìm hiểu mong muốn của khách hàng để thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm của công ty. Ngoài sự am hiểu khách hàng và sản phẩm, bạn còn đòi hỏi phải có kỹ năng thuyết phục, giao tiếp,… để bán hàng thành công. Có thể nói, Sales chính là bộ phận có đóng góp tương đối lớn vào doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Sales sẽ là người trực tiếp thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm
Public Relations Specialist (Chuyên viên về Quan hệ công chúng)
Public Relations Specialist hướng đến việc xây dựng, duy trì mối quan hệ tối đẹp với nhóm công chúng như nhà đầu tư, khách hàng, báo chí, truyền thông,… Từ đó, bạn cũng có thể trau dồi những kỹ năng như giao tiếp, xử lý tình huống,…
Xem ngay thông tin tuyển dụng mới nhất từ marketing agency tuyển dụng tại VietnamWorks!
Làm ngành Marketing học khối nào?
Marketing đang là một trong những ngành hot và thu hút người theo học đông đảo nhất trong những năm gần đây. Các trường Đại học, Cao đẳng đã tăng số lượng chỉ tiểu tuyển sinh cho các khối đào tạo các mảng marketing.
Có khá nhiều tổ hợp khối thi để bạn lựa chọn khi theo học ngành marketing tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung Cấp chuyên nghiệp như:
- Khối A00: Toán – Lý – Hóa
- Khối A01: Toan – Lý – Anh
- Khối D01: Toán – Văn – Anh
- Khối C01: Toán – Văn – Lý
- Khối C00: Văn – Sử – Địa
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc “Marketing gồm những mảng nào?” mà nhiều độc giả đang quan tâm. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có hình dung rõ nét, toàn diện hơn về ngành nghề Marketing đang hot này nhé!
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: FSI tuyển dụng, Kaopiz tuyển dụng, Cyberlogitec tuyển dụng, FSS tuyển dụng, Fujinet tuyển dụng, Stringee tuyển dụng, Icon tuyển dụng, và Upbase tuyển dụng.
Xem thêm: Chiến lược Marketing là gì? Tư vấn chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.