Magento là gì?
Magento là một ứng dụng mã nguồn mở dùng để phát triển các website thương mại điện tử trên nền tảng Zend Framework. Đây là một mã nguồn lớn nhất và khó nhất của ngôn ngữ PHP, sử dụng hướng đối tượng và mô hình Model-View-Controller (MVC). Hiện nay, Magenta được biết đến với 2 phiên bản khác nhau:
- Magento 2 Community Edition (hoặc còn gọi là Magento 2 Open Source): Một phần mềm mã nguồn mở phát triển website thương mại điện tử có thể tải xuống hoàn toàn miễn phí.
- Magento 2 Enterprise Edition (hay được biết đến với cái tên: Magento 2 Commerce): Nó bao gồm các chức năng cốt lõi của Magento. Tuy nhiên phiên bản này cung cấp nhiều tính năng hơn, hiệu suất tốt, bảo mật cao và khả năng mở rộng cũng được cải thiện tốt hơn. Chính vì vậy mà để trải nghiệm phiên bản này bạn phải trả chi phí dựa trên doanh thu của mình.
Xem thêm:
- Multimedia là gì? Mức lương và những kỹ năng cần có trong nghề
- Portfolio là gì? Cách tạo Portfolio cuốn hút & ấn tượng 2023
Lịch sử hình thành và phát triển của Magento
Ngoài việc Magento là gì, mọi người cũng quan tâm nhiều đến lịch sử hình thành và phát triển của Magneto. Magento chính thức được phát triển vào năm 2017 với phiên bản beta đầu tiên được ra mắt vào ngày 31/08/2017. Varien là công ty sở hữu Magento, hợp tác với osCommerce với kế hoạch phát triển chi nhánh mới của osCommerce. Nhưng sau đó lại quyết định cho ra mắt một phiên bản hoàn toàn mới mang tên Magento.
Vào tháng 2/2011, eBay tuyên bố đã đầu tư vào Magento kể từ năm 2010 và đang nắm giữ 49% cổ phần. Đến tháng 6/2011, họ lại thông báo sẽ mua lại toàn bộ Magento và đưa nó vào danh mục phát triển mới X.Commerce.
Cùng lúc đó, nhà sáng lập Magento – Roy Rubin chia sẻ trên blog là sẽ tiếp tục hoạt động bên ngoài Los Angeles, ông và Yoav Kutner – người đồng lập sẽ tiếp tục điều hành Magento. Tuy nhiên, tháng 4/2012, Yoav Kutner rời Magento với lý do là định hướng phát triển của ứng mã nguồn mở này đã thay đổi kể từ khi được mua lại.
Ngày 3/11/2015, eBay và Magento chính thức chia tay nhau. Magneton được tách ra thành công ty độc lập và thuộc quyền sở hữu của quỹ đầu tư hàng đầu châu Âu – Permira. Đến ngày 19/6/2018, Adobe mua lại Magento với mức giá 1.68 tỷ USD. Magento được tích hợp vào Adobe Experience Cloud – nền tảng Enterprise CMS của Adobe.
Vì sao nên sử dụng Magento?
Magento là gì? Tại sai mọi người lại sử dụng Magento nhiều đến vậy? Nếu bạn muốn xây dựng một E-Commerce chuyên nghiệp, lâu dài thì bạn nên sử Magento. Giữa nhiều ứng dụng mã nguồn mở thì Magento luôn là sự lựa chọn hàng đầu.
Mã nguồn mở – Tùy biến cao
Magento là mã nguồn mở – Open Source. Bên cạnh cung cấp các giải pháp thương mại điện tử linh hoạt, ứng dụng còn cho phép người dùng tùy chỉnh, mở rộng nền tảng của mình để tạo ra các trải nghiệm thương hiệu độc đáo và khác biệt. Nền tảng có khả năng tùy biến cao, thích ứng tốt với thay đổi và dễ dàng sửa đổi để đáp ứng nhu cầu của chủ sở hữu cửa hàng.
Tự do lựa chọn dịch vụ lưu trữ
Khi sử dụng Magento, các nhà bán lẻ trên thương mại điện tử được tự do lựa chọn dịch vụ lưu trữ. Phần mềm không bắt buộc họ gắn liền với một hosting nào. Điều này mang đến sự tự do cho tất cả doanh nghiệp có tệp riêng của mình và được chọn lọc các công ty lưu trữ khác nhau.
Cấu hình đáp ứng với thiết bị di động
Một trong những lý do Magento được yêu thích chính là việc nó giữ nguyên các tiêu chuẩn của thiết kế website di động. Phiên bản cộng đồng miễn phí và phiên bản doanh nghiệp của Magento đều kết hợp nền tảng HTML5 để tối đa hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Do đó mà cửa hàng thương mại trên cả điện thoại và máy tính đều được tối ưu hóa. Người dùng có thể dễ dàng mua sắm trên điện thoại thông minh mọi lúc mọi nơi.
Đáng tin cậy và an toàn
Kể từ Magento khi trở thành một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở, một cộng đồng lớn được hình thành để đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin về Magento. Cộng đồng này bao gồm chủ cửa hàng, nhà cung cấp sản phẩm, nhà phát triển, nhà thiết kế, môi giới, tư vấn thương mại điện tử, nhà cung cấp giải pháp công nghệ và người dùng trên toàn thế giới. Chính vì vậy mà Magento luôn cập nhật thông tin nhanh chóng, an toàn và đáng tin cậy.
Tích hợp đa nền tảng
Nhà cung cấp Magento cho phép người sử dụng thay đổi tính năng mà không có bất kỳ hạn chế nào. Các tiện ích và module của bên thứ 3 dễ dàng tích hợp và ứng dụng vào cửa hàng của Magento. Chủ sở hữu cửa hàng có thể thêm Google Analytics hoặc của tiện ích của các bên khác như eBay, Paypal, Mail Chimp,… để phân tích dữ liệu.
Tốc độ tốt hơn
Magento chiến thắng các ứng dụng mã nguồn mở khác về tốc độ tải trang. Magento có thể tạo ra các cửa hàng thương mại điện tử với tốc độ nhanh nhất thế giới. Mọi người ưa chuộng phần mềm này bởi tốc độ tốt hơn hẳn.
Một trang tải chậm sẽ nhanh chóng bị “chìm”. Hậu quả của việc tải chậm có thể thấy ngay lập tức, người dùng mất mát cơ hội phát triển không lường trước được. Magento có thể khắc phục những điều đó và khiến bạn ngạc nhiên với hiệu suất và tốc độ cao.
Tính năng SEO nâng cao
Một trong những lý do bạn nên sử dụng Magento chính là ứng dụng này đi kèm với một số tính năng SEO nâng cao. Các tính năng này giúp cửa hàng của bạn xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Hơn hết, tính năng viết lại URL được tích hợp trên Magenta giúp cải thiện khả năng thu thập dữ liệu của cửa hàng. Tất cả các tính năng đính kèm SEO giúp lượng truy cập cửa hàng của bạn cao hơn, gián tiếp tác động đến tăng doanh thu và chuyển đổi số.
Chức năng tìm kiếm nâng cao
Chức năng tìm kiếm nâng cao của Magenta giúp khách hàng của bạn dễ dàng tìm kiếm sản phẩm trong cửa hàng. Họ có thể lọc sản phẩm theo từ khóa, SKU, danh mục, phạm vi giá và hơn thế nữa. Ngoài ra, công cụ tìm kiếm của Magenta không ngừng được cải thiện theo thời gian. Có nghĩa là chúng sẽ trở nên tốt hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm của khách hàng.
Cộng đồng Magento hùng mạnh
Cộng đồng Magento hùng mạnh bao gồm nhà phát triển, nhà thiết kế và người sử dụng. Cộng đồng này không ngừng tạo ra module, tiện ích và chủ đề giúp mở rộng Magento. Nếu bạn đang gặp vấn đề với cửa hàng của mình, bạn có thể tìm cách giải quyết trong các bài viết đã được đăng tải bởi cộng đồng này. Cộng đồng Magento hùng mạnh là một trong những lý do khiến phần mềm này được yêu thích. Không kể bạn gặp vấn đề gì sẽ luôn có người hỗ trợ bạn giải quyết.
Các tính năng của Magento
Magento có nhiều tính năng giúp xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp và dễ dàng:
Tính năng cơ bản của Magento
- Quản lý sản phẩm: Hỗ trợ tích hợp hình ảnh, đưa ra nhiều tùy chọn đánh giá về sản phẩm, danh mục sản phẩm và quản lý hàng tồn.
- Quản lý user: Người dùng có thể đăng ký, đăng nhập tài khoản, kiểm soát tình trạng tài khoản, đặt hàng, kiểm tra lịch sử đơn hàng và giao dịch.
- Quản lý category: Cho phép tìm kiếm và mua sản phẩm theo danh mục category.
- Quản lý kho hàng: Nhà bán hàng có thể quản lý xuất, nhập hàng hóa và số lượng tồn kho.
- Thanh toán: Cung cấp nhiều phương thức thanh toán khác nhau như Paypal, thẻ tín dụng, CyberSource, ePay,…
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Cung cấp nhiều hình thức liên hệ khách hàng và giúp theo dõi toàn diện.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Cho phép xây dựng với nhiều ngôn ngữ khác nhau và giao dịch bằng nhiều loại tiền tệ.
- Tích hợp Google Analytics: Tính năng này giúp phân tích các hoạt động và đưa ra nhiều báo cáo với kết quả chính xác.
- Hỗ trợ tìm kiếm Sitemap
Tính năng vượt trội của Magento
Bên cạnh những các tính năng cơ bản, Magento còn sở hữu nhiều tính năng vượt trội khác như:
- Wishlist: Lưu trữ, chia sẻ thông tin, cung cấp danh sách sản phẩm các mặt hàng cho từng người dùng khác nhau.
- Multi store/Mall feature: Cung cấp nhiều cửa hàng, điểm bán hàng và kho hàng khác nhau.
- Advanced searching: Đưa ra công cụ tìm kiếm nâng cao giúp hỗ trợ user trải nghiệm website.
- Compare Product: Người dùng có thể so sánh và đối chiếu các sản phẩm với nhau.
- Layered/Filter navigation: Xây dựng bộ lọc thông minh giúp người dùng tìm kiếm sản phẩm dễ dàng và đơn giản hơn.
- CMS system for static pages: Đây là trang tĩnh được tạo ra giúp tùy biến cho đa dạng các chiến dịch bán hàng và marketing.
- Bundle/Grouped/Digital products & more: Dựa vào đặc tính riêng của từng sản phẩm sẽ được phân loại theo nhóm, gói,…
- Good SEO performance: Tính năng tự động tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm nhờ vào việc tích hợp sẵn CEO.
Nền tảng kỹ thuật của Magento
Magento là một phần mềm về thương mại điện tử sử dụng ngôn ngữ PHP và cơ sở dữ liệu MySQL. Magento hoạt động trên mô hình EAV (entity – attribute – value) và có kiến trúc module. Tất cả tính năng đều được module hóa với mọi module đều được lưu trữ trên website thương mại điện tử của Magento. Do đó, bất kỳ ai trong cộng đồng đều có thể đăng tải module lên website này nếu nhận được sự phê duyệt từ Magento.
Cấu trúc Module của Magento
Một module của Magento đều có cấu trúc cơ bản sau:
- Block: Đây là nơi đăng tải dữ liệu, sửa đổi thông tin cần thiết trước khi xuất ra template.
- Controller: Thu thập yêu cầu từ user và chuyển thông tin tới các lớp xử lý khác nhau.
- SQL: Sử dụng để cập nhật, tạo bảng dữ liệu và đưa ra các điều chỉnh dữ liệu.
- Etc: Cung cấp các file xml để xây dựng cấu hình cho module.
- Helper: Giải thích chi tiết các tính năng trong hệ thống.
- Model: Dùng để viết câu truy vấn cho cơ sở dữ liệu.
Khám phá thêm các bài viết thú vị sau:
- E Commerce là gì?
- Trợ lý ảo là gì?
Công việc của lập trình viên Magento là gì?
Công việc của lập trình viên Magento chủ yếu là xây dựng và thiết kế các website thương mại điện tử. Ngoài ra, họ còn chịu trách nhiệm giao tiếp với khách hàng để biết được các yêu cầu về website.
Lập trình viên Magento sẽ phát triển, thiết kế Module và mẫu của Magento. Bên cạnh đó, họ sẽ xem xét và nhanh chóng khắc phục các sự cố tích hợp phần mềm. Trách nhiệm của nhân viên cũng bao gồm cập nhật trang web và cài đặt bản vá bảo mật.
Để có thể theo kịp xu hướng, lập trình viên Magento cũng cần cập nhật các xu hướng công nghệ mới. Sự quen thuộc và am hiểu về các xu hướng UI/UX khác nhau sẽ giúp nhân viên có lợi thế cạnh tranh hơn. Một lập trình viên xuất xắc phải thể hiện được các kỹ năng quản lý dự án tốt và quản lý thời gian hiệu quả.
Bên cạnh Magento là gì, công việc của lập trình nhân viên Magento cũng được mọi người đặc biệt quan tâm. Cụ thể công việc của họ là:
- Xây dựng, thiết kế và mã hóa các mẫu của Magento.
- Giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng để hiểu yêu cầu về các trang web.
- Thử nghiệm các Module mới của Magento.
- Quan sát và khắc phục các vấn đề phát sinh của sự cố tích hợp.
- Xây dựng và cấu hình website E-Commerce Magento theo yêu cầu của khách hàng.
- Cài đặt và cập nhật các bản vá bảo mật cho các cửa hàng.
- Cập nhật cho website khi được yêu cầu.
- Tối ưu hóa thời gian tải và hiệu suất sử dụng của website.
- Luôn cập nhật các phương pháp mới và hay nhất của ngôn ngữ PHP.
- Thực hiện và kiểm tra các thay đổi của người dùng về giao diện.
- Cài đặt, xây dựng cấu hình và thử nghiệm plugin thanh toán.
Đừng bỏ lỡ các chia sẻ sau:
Nên sử dụng WooCommerce hay Magento?
Để có cái nhìn tổng quan hơn thì dưới đây là bảng so sánh hai nền tảng này trên nhiều yếu tố khác nhau:
Magento | WooCommerce | |
Chi phí | Magento có 2 phiên bản là miễn phí (CE) và tính phí (EE). Đối với EE thì các gói trả tiền khá đắt đỏ. Nếu muốn sử dụng nhiều tính năng cao cấp thì phải trả chi phí thuê hosting, quản trị website,… | WooCommerce hoàn toàn miễn phí. Nhưng muốn sử dụng trọn vẹn, bạn cần phải đăng ký mua tên miền, chứng chỉ SSL, và hosting lưu trữ WordPress. Chi phí WooCommerce ít tốn kém hơn Magento. |
Cách sử dụng | Việc cài đặt và sử dụng Magento đòi hỏi kiến thức chuyên nghiệp về lập trình. Dù có tính năng mạnh mẽ nhưng Magento gây không ít khó khăn cho lập trình viên. | WooCommerce yêu cầu biết về code nhưng nhìn chung dễ sử dụng hơn Magento. Chủ đề và plugin của phần mềm này dễ cài đặt và luôn đi kèm với hướng dẫn sử dụng chi tiết. |
Phương thức thanh toán | Magento tích hợp nhiều cổng thanh toán khác nhau như PayPal, Authorize.net, tiền mặt khi giao hàng và chuyển khoản ngân hàng,… | WooCommerce cung cấp phương thức thanh toán PayPal và Stripe. Đồng thời, nền tảng còn cho phép thanh toán thông qua các phần mở rộng và addons. |
Mở rộng và tích hợp | Nền tảng này có một cộng đồng lớn bao gồm các nhà phát triển, đại lý và dịch giả tự do. Do đó mà có nhiều phần mềm mở rộng, tích hợp tính năng miễn phí do bên thứ 3 cung cấp cho Magento mà bạn có thể sử dụng. | WooCommerce cung cấp 55.000 plugin WordPress miễn phí cùng hàng ngàn plugin trả tiền. Và người dùng có thể kết nối với bất kỳ dịch vụ bên thứ ba khác. |
Khả năng mở rộng | Phần mềm được thiết kế dựa trên nền tảng thương mại điện tử. Tuy nhiên nhưng khi nói đến mở rộng quy mô thì chi phí và thách thức kỹ thuật tăng cao. | Việc tìm kiếm chuyên gia WordPress hỗ trợ WooCommerce, thậm chí là ở cấp độ doanh nghiệp cũng không tốn kém như Magento mà vẫn hoạt động tốt. |
Chính vì vậy nếu bạn muốn xây dựng website dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí và dễ dàng để mở rộng quy mô thì WooCommerce là gợi ý phù hợp nhất với bạn. Mặt khác, nếu bạn muốn trải nghiệm các tính năng vượt trội và xây dựng một trang thương mại điện tử chuyên nghiệp thì có thể lựa chọn Magento.
Trên đây là các thông tin về Magento và câu trả lời cho Magento là gì. Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã hiểu thêm về phần mềm này.
>>> Một số chia sẻ bài viết thông tin thú vị:
- Chứng chỉ IC3 là gì? Chi tiết chứng chỉ tin học toàn cầu
- ICT là gì? Tầm quan trọng của công nghệ xử lý thông tin
- Event là gì? Công việc của nhân viên event
- Nghề IT như thế nào? Cần tư duy ra sao?
- YOY là gì? Ý nghĩa và vai trò của Year-over-Year
- Executive là gì? Trách nhiệm của một nhà quản lý cấp cao
- CGI là gì? Công nghệ hình ảnh máy tính là gì?
- Cameo là gì? Vai trò diễn xuất cameo
- BIM là gì? Ứng dụng của mô hình thông tin xây dựng
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.