• .
adsads
Thiết kế không tên 29
Lượt Xem 25 K

Đi làm, quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là câu chuyện lương thưởng. Đây cũng là một điều hoàn toàn hợp lý, vì chúng ta không thể nào cứ tận lực cống hiến một cách ngây thơ nếu lương thưởng không xứng đáng với công sức mình đã bỏ ra. Nhưng liệu “tiền” hay “những con số” cuối năm có phải là nguyên nhân khiến bạn muốn nhảy việc hay không? Và nhảy việc vì lương thưởng có thật sự là một quyết định đúng đắn hay không? Hãy cùng HR Insider phân tích và tìm ra câu trả lời cho bản thân qua bài viết dưới đây nhé!

 

Câu chuyện xin nghỉ việc đầu năm

Bạn quyết định dứt áo ra đi vì lương thưởng thấp, hay đây chỉ là giọt nước tràn ly?

Năm nào cũng vậy, cứ sau khi nghỉ Tết xong là có nhiều, rất nhiều CV được cập nhật trên trang tuyển dụng và cũng có nhiều, rất nhiều đơn xin việc được rục rịch gửi lên cấp trên. Đầu năm, công ty nào cũng bắt đầu nháo nhào nhân sự bắt đầu “dứt áo ra đi”. Nguyên nhân của việc này thì có rất nhiều, nhưng đa số vẫn là vì “nhận lương thưởng cuối năm xong không còn động lực mà tiếp tục nữa”.

Câu chuyện được hiểu một cách đơn giản là: “nhân viên chỉ chăm chăm đến việc nhận lương thưởng cuối năm xong nhảy việc, kiếm chỗ nào lương cao hơn để làm”. Chính thế, vô hình chung những người nộp đơn trong giai đoạn sau Tết đều bị nhìn dưới ánh mắt mỉa mai là những người thiếu tinh thần cống hiến và tham lợi ích. Thậm chí, có những trường hợp xin nghỉ việc và nhận ngay những câu nói như tát vào mặt: “đúng là vô ơn” hay “năng lực chỉ như thế mà hở tí là đòi nhảy việc, tăng lương”.

Câu chuyện này không mới, mà còn gần như trở thành thông lệ của người đi làm. Cứ cuối năm là đợi thưởng, sau Tết là báo nghỉ và chuẩn bị tìm việc mới. Nhưng liệu thực trạng nhảy việc sau Tết có thực sự chỉ vì lương thưởng không như kì vọng không? Hay lương thưởng chỉ là giọt nước tràn ly, khiến chúng ta đi đến quyết định này?

 

Lương thưởng chỉ là giọt nước tràn ly?

Bạn quyết định dứt áo ra đi vì lương thưởng thấp, hay đây chỉ là giọt nước tràn ly?

Nếu lương thưởng thật sự là vấn đề quan tâm hàng đầu của bạn và bạn sẵn sàng nhảy việc vì điều này, chắc chắn bạn đủ sáng suốt để tìm ra câu trả lời của mình. Nhưng nếu bạn vẫn đang phân vân không biết nên lựa chọn ra đi hay ở lại thì có lẽ, việc đầu tiên bạn nên làm là “checklist” nhanh những vấn đề sau đây một cách khách quan nhất để tìm ra câu trả lời cho mình.

  • Môi trường làm việc

Một ngày, chúng ta dành ít nhất là 8 giờ đồng hồ cho công việc tại công ty và khoảng 2 – 3 giờ nữa để chuẩn bị lên công ty. Nên có thể nói, công ty chiếm hầu hết quỹ thời gian một ngày của người đi làm. Chính vì thế, môi trường làm việc “tệ” sẽ là yếu tố khiến một người đi làm dù có đầy nhiệt huyết, đam mê đến đâu cũng phải nảy sinh ý định nhảy việc.

Vì thế, để biết quyết định nhảy việc có phải là một quyết định đúng đắn của mình không, bạn hãy xem xét lại môi trường làm việc của mình? Từ không gian làm việc cho đến các đồng nghiệp xung quanh, liệu bạn có đang thực sự thoải mái hay không? Hay bạn đang phải cố gắng chịu đựng, liên tục bị cấp trên áp bức, đồng nghiệp không thân thiện?

  • Lộ trình thăng tiến

Đi làm, ngoài lương bổng nhận hàng tháng ra, điều quan trọng không kém với chúng ta chính là kiến thức và được công nhận. Hãy tự hỏi bản thân về những kiến thức mình đã học được tại công ty như thế nào? Liệu bản thân đã học hỏi và trau dồi đủ chưa? Liệu bản thân có thể tiếp tục và phát triển hơn trong tương lai và được cấp trên công nhận bằng việc thăng chức, tăng lương không?

  • Chế độ & Phúc lợi

Một công ty có thể giúp bạn phát triển tương lai và hoàn thiện bản thân, chắc chắn phải là công ty có sự minh bạch và rõ ràng với bạn và tất cả nhân viên về chế độ và chính sách phúc lợi. Vì thế, bạn hãy phân tích xem công ty hiện tại có đang làm đúng theo quy định của nhà nước hay không? Liệu chính sách phúc lợi của công ty có đang minh bạch và công bằng không?

Nếu những câu hỏi trên khiến bạn phải băn khoăn và suy nghĩ nhiều thì lương thưởng có lẽ chỉ là giọt nước tràn ly. Và nguyên nhân sâu xa, thực sự khiến bạn muốn nhảy việc không nằm hoàn toàn ở việc lương thấp, thưởng không cân xứng với công sức đã bỏ ra. Ngoài ra, bạn cũng nên thử xem xét lại mức lương thưởng hàng tháng minh nhận được có xứng đáng và tương đồng với mặt bằng chung của xã hội không?

Quyết định là ở bạn, đừng do dự mà lãng phí thời gian của chính mình.

Lương thưởng – yếu tố quan trọng nhưng không phải yếu tố chính khiến bạn suy nghĩ đến vấn đề nhảy việc sau Tết. Vì thế, ra đi hay ở lại trong thời điểm này, tuy rất khó khăn nhưng không hẳn là một quyết định một sai lầm hay vội vã. Để khách quan hơn cho lựa chọn của mình, bạn có thể tự hỏi bản thân rằng: “Liệu điều gì khiến mình chọn vào làm tại công ty hiện tại? Bản thân đã từng yêu thích công ty ở điểm nào?”

Sau khi suy ngẫm về điều này, bạn hãy xem thử việc ra đi hay ở lại, đâu là lựa chọn giúp bạn tiến đến gần với tương lai, với sự nghiệp mà bạn mong muốn nhất. Vì dù lựa chọn như thế nào, muốn một con đường mới được mở ra, điều bạn cần làm chính là thay đổi chính bản thân. Chứ đừng vì mãi do dự không quyết mà lãng phí khoảng thời gian quý báu của mình.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt qua muôn vàn khó khăn để phát triển thành một...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình...

Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers