adsads
lý do nghỉ việc
Lượt Xem 17 K

Bạn đang muốn thay đổi công việc hiện tại của mình nhưng lại không biết nên mở lời thế nào với sếp? Bạn cảm thấy thật khó khăn khi nói lời nghỉ việc? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra những lý do nghỉ việc thỏa đáng, khiến sếp không thể nào từ chối.

Những lý do thôi việc sẽ được chấp nhận ngay và luôn

Ngày nay, sự hợp tác Win-Win giữa doanh nghiệp và người lao động là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu của người lao động thì người lao động có quyền xin nghỉ việc.

Những lý do nghỉ việc sẽ được chấp nhận ngay

Dưới đây là những lý do nghỉ việc phổ biến của người lao động mà nhà tuyển dụng sẽ chấp nhận ngay:

  • Các công việc được phân công không đúng thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng, có sự bất công trong công việc.
  • Doanh nghiệp không trả lương đúng thời hạn, nợ lương, trả lương không đủ.
  • Người lao động bị đánh đập, ngược đãi, hoặc nhục mạ danh dự, công việc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên.
  • Tại nơi làm việc, nhân viên có dấu hiệu bị quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động 
  • Công việc làm trong môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và sản phụ
  • Theo quy định nhà nước, người lao động đến tuổi nghỉ hưu
  • Doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động phạm pháp, không minh bạch, rõ ràng trong thông tin.

Xem thêm: Cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc chuyên nghiệp

9 lý do nghỉ việc thuyết phục nhất kèm mẫu trình bày

Nghỉ việc do hoàn cảnh gia đình

Lý do nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình, công việc cá nhân ảnh hưởng đến chất lượng hoàn thành công việc tại nơi làm việc. Nhân viên không thể tập trung vào công việc vì cần chăm sóc bố mẹ đau ốm, chăm con, trông trẻ nhỏ tại nhà,…

Cách trình bày lý do mẫu:

Vì hoàn cảnh gia đình nên em phải xin trở về quê/ ở nhà để giải quyết công việc gia đình. em không thể tiếp tục hoàn thành công việc tốt tại công ty, vì vậy em có nguyện vọng xin nghỉ việc.

Vậy nên, rất mong quý công ty duyệt đơn xin nghỉ việc để em hoàn thành bàn giao các công việc còn lại. 

Em xin chân thành cảm ơn!

Nghỉ việc do muốn thay đổi môi trường làm việc 

Đối với người trẻ, họ luôn muốn học và trải nghiệm với nhiều môi trường. Một môi trường mới giúp họ có những trải nghiệm về kiến thức và tầm nhìn mới. Đây là lý do nghỉ việc được sử dụng nhiều dành cho các bạn trẻ.

Cách trình bày lý do mẫu:

Trong thời gian làm việc cùng quý công ty, em đã học và cống hiến hết mình cho công ty. Đây là thời điểm em muốn học hỏi thêm kinh nghiệm và tìm cơ hội phát triển mới. 

Em rất vinh dự được làm việc cùng những đồng nghiệp chân thành và đáng quý. em chân thành cầu chúc cho sếp và công ty luôn đạt được những thành công như ý. em rất sẵn lòng cùng công ty đào tạo nhân viên mới thay vào vị trí của em trong vòng … tháng nếu công ty có nhu cầu.

Chân thành cảm ơn quý công ty trong thời gian vừa qua. Một lần nữa, xin chúc công ty ngày càng thành công và phát triển mạnh mẽ.

lý do nghỉ việc thuyết phục nhất

Nghỉ việc vì lý do cá nhân

Vì lý do cá nhân bạn rất khó nói rõ với sếp và khó đảm bảo hoàn thành tốt công việc. Khi viết đơn bạn không cần nói rõ lý do cá nhân của mình vì sếp không có quyền yêu cầu buộc bạn phải trình bày ra. 

Cách trình bày lý do mẫu:

Nay em viết đơn xin quý công ty cho em được nghỉ việc vì lý do cá nhân. Em cam đoan bàn giao đầy đủ các công việc trước khi nghỉ việc. 

Các công việc được bàn giao:

….

Rất mong quý công ty chấp thuận và xét duyệt cho em được xin phép nghỉ việc. Chân thành cảm ơn.

Nghỉ việc thay đổi nơi ở

Khoảng cách địa lý là rào cản lớn trong quá trình làm việc. Việc di chuyển mất nhiều thời gian khiến bạn không đảm bảo sức khỏe cũng như tuân thủ đúng thời gian quy định của công ty. Trường hợp xấu hơn là bạn làm ở một thành phố khác nơi ở của bạn. Do đó, đây cũng là một trong các lý do nghỉ việc hay được nhiều người lao động sử dụng.

Cách trình bày lý do mẫu:

Nay em viết đơn này xin nghỉ việc với lý do thay đổi nơi ở, khoảng cách từ doanh nghiệp đến nhà em quá xa. Việc này ảnh hưởng đến thời gian của em và công ty. 

Em rất vui khi được làm việc cùng công ty trong thời gian qua. Cảm ơn sếp và đồng nghiệp luôn hỗ trợ và giúp đỡ em.

Nghỉ việc để nâng cao trình độ

Nâng cao trình độ và kiến thức là những việc giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp. Lựa chọn này không có lý do nào mà sếp ngăn cản bạn được. Bên cạnh đó, trong cuộc phỏng vấn, lý do nghỉ việc công ty cũ này cũng được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Cách trình bày lý do mẫu:

Trong thời gian qua, em đã theo học những khóa học nâng cao trình độ tại XYZ. Tuy nhiên, em không thể sắp xếp thời gian giữa việc học và công việc tại công ty. em cảm thấy biết ơn vì mình đã học được nhiều kiến thức và cống hiến cho công ty hết mình. 

Rất mong quý công ty sẽ tạo điều kiện giúp em hoàn thành thủ tục nghỉ việc sớm nhất. Trân trọng cảm ơn!

Nghỉ việc do không phù hợp với công việc hiện tại

Sau khi làm việc tại công ty một thời gian, bạn nhận ra công việc này không đúng với những định hướng ban đầu của bạn. Việc tiếp tục công việc này làm bạn mất đi những cơ hội trải nghiệm khác và tốn nhiều thời gian vào công việc không phù hợp.

Cách trình bày lý do mẫu:

Trong thời gian đồng hành cùng công ty, em cảm thấy rất vui khi được làm việc cùng những người đồng nghiệp dễ mến, môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, em nhận ra công việc này không đúng với định hướng của bản thân. Vì vậy, em viết đơn này rất mong quý công ty xem xét và thông qua quyết định xin nghỉ việc của em. 

Em xin chân thành cảm ơn và chúc công ty ngày càng phát triển trong tương lai.

Nghỉ việc do có kế hoạch sinh nở trong thời gian em

Nghỉ việc để chuẩn bị cho kế hoạch sinh nở giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nhà nước luôn ưu tiên bảo vệ sức khỏe cho các sản phụ, vì vậy lý do nghỉ việc này luôn được chấp nhận dễ dàng.

Cách trình bày lý do mẫu:

Hiện nay, bản thân em đang mang thai và sắp đến thời gian sinh. Để đảm bảo sức khỏe, em xin phép quý công ty cho em nghỉ việc và hưởng theo chế độ thai sản của quy định nhà nước. 

Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, em hứa sẽ quay trở lại làm việc đúng thời hạn. Kính mong công ty xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Nghỉ việc do sức khỏe cá nhân

Người lao động không thể hoàn thành tốt công việc tại công ty vì lý do sức khỏe, để đảm bảo phục hồi sức khỏe tốt nhất, dành thời gian dưỡng bệnh và điều trị. Người lao động có thể nộp giấy kết quả chẩn đoán của bác sĩ để được xét duyệt đơn nghỉ việc nhanh nhất.

Cách trình bày lý do mẫu:

Hiện nay, em đang mắc bệnh …, điều này ảnh hưởng đến việc tiếp tục làm việc tại công ty. em rất lấy làm tiếc khi không thể đồng hành cùng quý công ty. 

Em xin chân thành cảm ơn quý công ty thời gian qua đã hỗ trợ và giúp đỡ em nhiều. Trân trọng cảm ơn!

Nghỉ việc thay đổi mục tiêu nghề nghiệp

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có một thời điểm “bão hòa”. Những lúc này, bạn sẽ cảm thấy công việc và mục tiêu đặt ra không thể tiếp tục, công việc cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, không có sự đột phá.

Những lúc này bạn cần làm mới lại công việc bằng cách tìm kiếm và thắp lại đam mê của bản thân. Có thể những lúc này bạn sẽ nhận ra đam mê thật sự của mình và công việc mà bạn đang mong muốn. 

Nếu đưa ra lý do nghỉ việc này thì bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi trình bày. Lý do này chỉ thuyết phục sếp khi bạn trình bày được cụ thể những mục tiêu nghề nghiệp, mong muốn của bản thân ở vị trí mới. 

Cách trình bày lý do mẫu:

Sau khi đã dành nhiều thời gian để suy nghĩ về mục tiêu sự nghiệp và đam mê của bản thân, em nhận thấy được công việc hiện tại của mình không còn phù hợp nữa. 

Hiện tại, em đã có những dự định mới về vị trí việc làm A trong lĩnh vực B, em cũng có học thêm một khóa đào tạo ngắn hạn vào buổi em về lĩnh vực này. Em nhận thấy đây mới thật sự là con đường sự nghiệp mà mình muốn theo đuổi. Em rất biết ơn vì thời gian qua quý công ty đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho em. Rất mong anh/chị sẽ thông cảm cho quyết định này của em và chấp thuận đơn xin nghỉ việc của em. 

Chân thành cảm ơn.

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ việc súc tích, thuyết phục nhất

Những lý do nghỉ việc không nên sử dụng

Ngoài những lý do nghỉ việc trên, có một số lý do bạn không nên sử dụng khi xin nghỉ việc:

  • Không thích thái độ của sếp và các đồng nghiệp nơi làm việc.
  • Không thích thú và chán khi làm việc
  • Công việc khó, đòi hỏi nhiều hơn trình độ của mình
  • Người quen, người thân khuyên em phải nghỉ việc
  • Môi trường làm việc chán, không vui vẻ

Những lý do nghỉ việc không nên sử dụng

Kinh nghiệm chọn thời điểm gửi đơn xin nghỉ việc

Thị trường làm việc luôn thay đổi không ngừng, việc lựa chọn thời điểm gửi đơn xin việc giúp bạn nhanh chóng được duyệt đơn nghỉ việc.

  • Thời gian sau Tết, đầu năm là thời gian nhận đầy đủ các khoản thưởng một năm làm việc từ công ty. Thời gian này nhiều công ty tuyển dụng mới vì các nhân viên cũ chuyển công việc.
  • Khi tìm được công việc mới sau khi xin nghỉ việc. Hoặc bạn có dự định, định hướng bản thân sẽ làm gì. Việc nghỉ việc có dự tính trước giúp bạn đảm bảo tài chính và cuộc sống.

chọn thời điểm gửi đơn xin nghỉ việc

Chia sẻ cách nói chuyện với cấp trên khi nghỉ việc

Việc thông báo và nói chuyện với cấp trên khi nghỉ việc là việc cần phải làm trước khi bàn giao công việc. HR Insider mách bạn những mẹo nhỏ trước khi nói chuyện với sếp:

  • Thông báo với cấp trên lý do xin nghỉ việc trước một tháng để cấp trên dễ dàng sắp xếp hoặc bố trí nhân sự thay thế bạn. 
  • Ưu tiên gặp mặt trao đổi và xin phép trước khi gửi đơn trình bày cụ thể. Điều này giúp sếp bạn không quá bất ngờ và thể hiện thái độ chuyên nghiệp của bạn.
  • Trong buổi trao đổi, trình bày lý ngắn gọn, chia sẻ và cảm ơn về thời gian làm việc cùng công ty.
  • Chủ động xin bản đánh giá năng lực từ sếp để biết được những ưu và nhược điểm của bản thân. Từ đó cải thiện và nâng cấp bản thân trong tương lai
  • Sau khi trao đổi với sếp, thông báo với đồng nghiệp và gửi lời cảm ơn em họ. Hoàn thành tốt và bàn giao công việc đầy đủ. 

cách nói chuyện với cấp trên khi nghỉ việc

Một số câu hỏi thường gặp về lý do xin nghỉ việc

Có nên trao đổi về lý do nghỉ việc với cấp trên trước không?

Việc trao đổi rõ ràng về lý do nghỉ việc giúp công ty hiểu và chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng thay thế vị trí của bạn nhanh nhất. Bạn cũng có thể chia sẻ lý do chung, không nhất trình bày cụ thể lý do.

Cách xử lý khi Sếp không chấp nhận lý do thôi việc của bạn?

Tình huống này ảnh hưởng đến việc giữ mối quan hệ tốt với sếp và những phúc lợi sau khi nghỉ việc của bạn. Bạn cần trả lời và hành động một cách khéo léo, không gây mất lòng, tránh sử dụng những lý do mà HR Insider đã liệt kê ở trên.

Nên làm việc trong bao lâu trước khi nghỉ việc? 

Tùy vào từng mục đích cá nhân của bạn, các chuyên gia khuyên rằng trung bình 2 năm làm việc bạn mới nên suy nghĩ đến chuyển việc mới. Thời gian 2 năm đủ lâu giúp bạn trau dồi và học hỏi nắm vững chuyên môn. 

Hy vọng, những lý do nghỉ việc mà VietnamWorks cung cấp đã giúp bạn trình bày thuyết phục cấp trên và giữ được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này và hãy đón chờ chúng em qua những bài viết tiếp theo nhé!

Xem thêm: Nghỉ việc rồi tìm việc mới hay ngược lại?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

“Được ăn cả, ngã thì…” xem 5 bí quyết ứng tuyển vị trí cao hơn so với năng lực

Tìm được việc trong “bão suy thoái” hiện nay đã khó, ứng tuyển vị trí cao hơn so với năng lực còn khó hơn. Tuy...

Làm thế nào khi nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của bạn?

Được hẹn đi phỏng vấn cứ ngỡ là “tín hiệu vui”, nào ngờ ngay trong buổi phỏng vấn bạn lại bị nhà tuyển dụng phớt...

Tips trả lời phỏng vấn: Vì sao em chọn công việc trái với ngành học của mình?

Học xong ra trường làm trái ngành, trái nghề khiến bạn dường như phải bắt đầu lại từ con số 0. Thậm chí bạn còn...

Nghệ thuật kể chuyện cá nhân cuốn hút chiếm trọn thiện cảm từ nhà tuyển dụng

So với cách diễn đạt thông thường tẻ nhạt thì kể chuyện khiến bất kỳ ai cũng dễ bị cuốn hút vào câu chuyện hấp...

5 điểm sáng trong phỏng vấn: Bí quyết giúp Gen Z chiếm ưu thế với nhà tuyển dụng

Để chiếm ưu thế hơn hàng ngàn ứng viên ngoài kia, nhất là so với những ứng viên giàu kinh nghiệm, Gen Z quả thật...

Bài Viết Liên Quan

“Được ăn cả, ngã thì…” xem 5 bí quyết ứng tuyển vị trí cao hơn so với năng lực

Tìm được việc trong “bão suy thoái” hiện nay đã khó, ứng tuyển vị trí...

Làm thế nào khi nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của bạn?

Được hẹn đi phỏng vấn cứ ngỡ là “tín hiệu vui”, nào ngờ ngay trong...

Tips trả lời phỏng vấn: Vì sao em chọn công việc trái với ngành học của mình?

Học xong ra trường làm trái ngành, trái nghề khiến bạn dường như phải bắt...

Nghệ thuật kể chuyện cá nhân cuốn hút chiếm trọn thiện cảm từ nhà tuyển dụng

So với cách diễn đạt thông thường tẻ nhạt thì kể chuyện khiến bất kỳ...

5 điểm sáng trong phỏng vấn: Bí quyết giúp Gen Z chiếm ưu thế với nhà tuyển dụng

Để chiếm ưu thế hơn hàng ngàn ứng viên ngoài kia, nhất là so với...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers