Khi người trẻ có quá nhiều mong muốn cùng thời điểm
Việc cảm thấy chán chường trong công việc mặc dù lương cao và công việc tốt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân quan trọng có thể là mức độ thách thức và cơ hội học hỏi không như bạn đã kỳ vọng. Dưới đây là một số nguyên nhân mà sinh viên mới ra trường có thể gặp khi công việc không như kỳ vọng:
- Thiếu cơ hội phát triển sự nghiệp: Nếu không có cơ hội để phát triển sự nghiệp hoặc thăng tiến, newbie có thể cảm thấy mất hứng thú và mong muốn tìm kiếm cơ hội mới.
- Môi trường làm việc không sáng tạo: Một môi trường làm việc không khuyến khích sự sáng tạo và không có không khí tích cực có thể làm giảm sự hứng thú của các bạn trẻ mới ra trường.
- Không tận dụng kỹ năng và sở thích: Công việc có thể không liên quan đến kỹ năng và sở thích cá nhân, tạo ra cảm giác mất kết nối và hứng thú.
- Mối quan hệ làm việc không tốt với đồng nghiệp hoặc quản lý cũng có thể làm giảm sự hứng thú và tạo ra môi trường làm việc không tích cực. Từ đó khiến người trẻ cảm thấy chán nản và muốn nhảy việc
- Không phù hợp với giá trị cá nhân: giá trị cá nhân không phù hợp với văn hóa tổ chức, dẫn đến người đi làm có thể cảm thấy không thoải mái và không hài lòng.
Trước khi nhảy việc bạn nên làm gì?
Đừng quyết định nghỉ việc một cách bồng bột mà hãy cân nhắc kỹ càng. Dưới đây là những gợi ý cho bạn trước khi đưa ra quyết định thôi việc tại công ty:
Đánh giá các lợi ích phải từ bỏ
Nghỉ việc cũng đồng nghĩa với việc bạn phải từ bỏ nhiều quyền lợi, trong đó có bảo hiểm. Phần lớn người lao động biết rằng công ty sẽ đóng bảo hiểm cho họ. Tuy nhiên, họ không biết công ty gánh bao nhiêu phần trăm chi phí.Chăm sóc y tế đắt đỏ hơn mọi người nghĩ nhiều. Cân nhắc điều này trong kế hoạch ngân sách là điều quan trọng trước khi quyết định nghỉ việc
Xác định lại lý do muốn nghỉ
Hãy chắc chắn bạn nghỉ việc vì lý do đúng đắn bởi vì không phải lúc nào nơi chốn mới cũng tốt hơn. Bạn nên dành thời gian nghĩ về động lực thực sự của bạn, chứ đừng nghỉ theo xu hướng. Nếu bạn muốn rời đi vì cần thời gian linh hoạt hơn, vì thu nhập, trách nhiệm, hay muốn học kỹ năng mới, hãy nói chuyện lại với sếp của bạn. Nếu bạn muốn theo đuổi hướng đi mới trong sự nghiệp và muốn học thêm, lãnh đạo của bạn có thể sẽ hứng thú và thậm chí hỗ trợ bạn.
Bạn đã đạt được mục đích trên con đường sự nghiệp
Mỗi người khác nhau sẽ có mục đích làm việc khác nhau. Người thì muốn thăng quan tiến chức, người chỉ cần lương cao là đủ, người thì muốn trau dồi kiến thức, người lại khao khát gặt hái được càng nhiều thành công càng tốt. Vậy mục đích của bạn là gì? Nếu nó không phải là học hỏi thêm nhiều điều mới, hoặc bạn tự cảm thấy bản thân đã tích lũy đủ lượng kiến thức như mong muốn rồi, thì cớ sao lại phải chọn nghỉ việc?
Khi đã quyết định nghỉ việc thời điểm này
Duy trì công việc hiện tại trước khi tìm được việc thích hợp
Nhiều người mắc phải một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng là nghỉ việc rồi mới đi tìm việc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cái nhìn của nhà tuyển dụng, bởi thời gian tìm công việc mới có thể kéo dài vài tuần, vài tháng. Thậm chí nếu không suôn sẻ thì thời gian tìm việc có thể lên đến nửa năm hoặc hơn thế nữa. Vì vậy hãy duy trì công việc hiện tại của mình trước khi nghỉ việc ngay nhé!
Lựa chọn thời điểm nghỉ việc
Thực tế, một lí do duy nhất như không còn học hỏi được gì từ công việc hiện tại vẫn chưa đủ khả năng khiến một người đưa ra quyết định nghỉ việc. Nhưng nếu trong cùng thời điểm đó, bạn đang cảm thấy chán nản vì lương quá thấp, không thể hòa hợp cùng sếp và đồng nghiệp, ngoài ra bạn có đủ khả năng duy trì cuộc sống ổn định sau khi nghỉ công việc này, thì quyết định nghỉ việc để có thể tìm được công việc phù hợp với mong muốn của bạn hơn là điều hợp lý.
Đưa ra lý do phù hợp
Khó khăn nhất vẫn luôn là phần trình bày lý do nghỉ việc, bạn có thể chọn cách nói dối để giữ cảm tình với sếp cũ nhưng lời khuyên chân thành cho bạn là nên chia sẻ sự thật với họ theo hướng tinh tế nhất. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn thoải mái bộc lộ sự chán ghét với chính sách công ty, chế độ lương thưởng, đồng nghiệp bất hợp tác… Không, đừng bao giờ nói điều tiêu cực, hãy chỉ tập trung vào những dự định tích cực mà bạn đã vẽ ra trong tương lai.
Có hàng ngàn lý do được xem là hợp lý xoay quanh câu chuyện nghỉ việc, đừng ngại thành thật với cảm xúc của chính mình và tế nhị trong cách diễn đạt để sếp của bạn không cảm thấy hụt hẫng hay có ấn tượng xấu về bạn trước lúc ra đi.
Hãy nhớ rằng, để đạt được điều gì đều cần đánh đổi một điều gì đó của bạn. Vì bạn xứng đáng với những điều tốt đẹp hơn, nên hãy giữ vững những ý chí tích cực mà vươn lên nhé. Chúc các bạn thành công!
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.