Trong ngành công chứng, mức lương của công chứng viên tại Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khu vực làm việc, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Mức lương cơ bản thường được điều chỉnh theo quy định của Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan để đảm bảo công bằng và phù hợp với thị trường lao động. Vậy lương của công chứng viên hiện nay là bao nhiêu? Cùng khám phá ngay.
Công chứng viên là gì?
Theo quy định của Điều 2 Khoản 2 của Luật Công chứng năm 2014, thuật ngữ “công chứng viên” được giải thích như sau:
Công chứng viên là người đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Công chứng viên là một ngạch công chức thuộc ngành tư pháp. Mức lương của công chứng viên được quy định rõ ràng. Họ làm việc tại cơ quan công chứng nhà nước và có trách nhiệm thực hiện các chức năng công chứng. Công chứng viên là cán bộ pháp lý được phân công để thực hiện các hành vi pháp lý như xác nhận, chứng nhận, chứng thực các bản sao giấy tờ, văn bằng, tài liệu, hay các hồ sơ vụ việc liên quan đến thừa kế,…
Chức năng xã hội của công chứng viên, theo Điều 3 của Luật Công chứng viên 2014, là cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm, nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, và góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân và tổ chức, đồng thời ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.
Tóm lại, công chứng viên là những người có đủ tiêu chuẩn để thực hiện hành nghề công chứng theo quy định, và họ đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch, hợp đồng, giúp ngăn ngừa tranh chấp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân và tổ chức, góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.
Cử nhân Luật mất bao lâu để trở thành Công chứng viên?
Để được bổ nhiệm và hưởng lương của công chứng viên theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng năm 2014, cá nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có bằng cử nhân luật.
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp luật tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật.
- Hoàn thành khóa đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng hoặc khóa bồi dưỡng nghề công chứng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Công chứng.
- Được chấp thuận sau kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
- Có sức khỏe đủ để hành nghề công chứng.
Vì vậy, ngoài việc hoàn thành chương trình học để đạt được bằng cử nhân luật, cá nhân cần thêm thời gian làm việc trong lĩnh vực pháp luật ít nhất 5 năm tại các cơ quan, tổ chức, và hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng hoặc bồi dưỡng nghề công chứng để đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể của một công chứng viên cũng như hưởng lương của công chứng viên theo đúng quy định.
Theo quy định của Điều 9 Luật Công chứng năm 2014 về đào tạo nghề công chứng, các điểm sau được quy định như sau:
Đào tạo nghề công chứng:
- Những người có bằng cử nhân luật có thể tham gia khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.
- Thời gian của khóa đào tạo nghề công chứng là 12 tháng. Người hoàn thành khóa đào tạo này sẽ được cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về các cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và các quy định về công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.
Khám phá chủ đề học luật ra làm gì được nhiều người tìm kiếm nhất!
Thời gian tập sự hành nghề công chứng để vào làm việc, hưởng lương của công chứng viên được quy định như sau theo khoản 1 Điều 11 của Luật Công chứng năm 2014:
- Những người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải thực tập tại một tổ chức hành nghề công chứng có điều kiện. Họ có thể tự liên hệ với tổ chức này để được tập sự. Trong trường hợp không tự liên hệ được, họ có thể yêu cầu Sở Tư pháp địa phương bố trí cho họ tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng có điều kiện.
- Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng đã chấp nhận tập sự.
- Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và là 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian này được tính từ ngày đăng ký tập sự.
Do đó, để trở thành một công chứng viên và hưởng chế độ, lương của công chứng viên đúng quy định thì một cử nhân Luật thông thường sẽ mất khoảng 7 năm như sau:
- Thời gian làm việc trong lĩnh vực pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức.
- Tham gia khóa đào tạo nghề công chứng kéo dài 12 tháng.
- Hoàn thành thời gian tập sự hành nghề công chứng kéo dài 12 tháng đối với những người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
Thời gian này có thể rút ngắn nếu cử nhân Luật có thể kết hợp thời gian làm việc và học tập, nhưng tối thiểu phải là 05 năm.
Mức lương hiện nay của Công chứng viên
Hiện nay, mức lương của Công chứng viên được quy định như sau dựa trên nơi họ hành nghề:
1. Phòng công chứng: Các công chức sẽ được hưởng mức lương theo quy định của viên chức, được tính bằng công thức:
-
- Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương.
- Theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024, mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng (căn cứ vào Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
2. Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động: Mức lương sẽ tuân thủ quy định về mức lương tối thiểu vùng, theo lương của Công chứng viên sau khi thực hiện cải cách tiền lương ngày 1/7/2024. Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2024, mức lương tối thiểu theo các vùng đã được điều chỉnh như sau so với Nghị định 38/2022/NĐ-CP:
- Vùng I: tăng 280.000 đồng lên 4.960.000 đồng/tháng và từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ.
- Vùng II: tăng 250.000 đồng lên 4.410.000 đồng/tháng và từ 20.000 đồng/giờ lên 21.200 đồng/giờ.
- Vùng III: tăng 220.000 đồng lên 3.860.000 đồng/tháng và từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ.
- Vùng IV: tăng 200.000 đồng lên 3.450.000 đồng/tháng và từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.
Trên đây là thông tin về mức lương của công chứng viên mới nhất hiện nay. Hy vọng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích cho quý độc giả.
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: IMAP tuyển dụng, Novaon tuyển dụng, SotaTek tuyển dụng, Tetra Pak tuyển dụng, VMO tuyển dụng, DatVietVAC tuyển dụng, DIGI-TEXX tuyển dụng và Gameloft tuyển dụng.
Đón đọc các chia sẻ sau:
- Công tố viên là gì?
- Ngành luật kinh tế có gì và cơ hội việc làm tiềm năng
- Bậc lương cao đẳng
- Cách tính lương công chức không phải ai cũng biết
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.