Vào tuần trước tôi đã tham dự một buổi đối thoại với Quản lý Thương hiệu Nhà tuyển dụng Số Alexander Onish từ L’Oréal, và nghe ông trình bày về cách mà thương hiệu mỹ phẩm này đã sử dụng mạng xã hội để chứng tỏ của bản thân cũng như gắn kết nhân viên công ty như thế nào. Bạn có thể định nghĩa sự gắn kết của nhân viên theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản đó là mức độ nhân viên của bạn thật sự quan tâm đến công việc và công ty là bao nhiêu.
Trên thực tế, tỉ lệ gắn kết càng cao, nhân viên sẽ càng có động lực và làm việc năng suất hơn. Thêm vào đó, họ cũng sẽ có xu hướng đề cao và giới thiệu công ty một cách tích cực hơn đến với những người khác. Và cuối cùng, văn hóa doanh nghiệp sẽ trở nên tốt đẹp hơn, mặc dù xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp từ bước đầu cũng có thể dẫn đến việc gia tăng tỉ lệ gắn kết của nhân viên mình.
Nhân viên chính là nhà phát ngôn tuyệt vời nhất cho thương hiệu
L’Oréal theo truyền thống thường tặng quà cho nhân viên nhằm thu hút nhân tài, nhưng họ nhận ra rằng phương pháp này thật sự không đem lại nhiều hiệu quả. Trong một nghiên cứu từ Nielsen đã tìm ra rằng, mặc dù sự tin tưởng của khách hàng dành cho thương hiệu đang giảm dần; nhưng họ lại tuyệt đối tin vào những gì mà bạn bè hay gia đình của họ truyền bá.
Đây chính là nền tảng cho chiến lược của L’Oréal: Lấy ý tưởng từ việc mọi người sẽ tin tưởng vào bạn bè của mình trên mạng xã hội rằng L’Oréal chính là một nơi tuyệt vời để làm việc.
“Mọi người sẽ nhắc đến bạn mỗi ngày”, Onish cho hay. “Nếu lướt mạng xã hội, bạn sẽ thấy rằng mọi người đang đăng status nói về một buổi họp thành công vang dội của họ ra sao, hay sử dụng Instagram trong khi vẫn còn đang làm việc tại văn phòng.
Chúng tôi muốn ủng hộ điều này, và tạo điều kiện để mọi người có thể truyền thông điệp về công việc và sự nghiệp của họ đến với thế giới bên ngoài được biết”.
Sử dụng Hashtag để xây dựng cộng đồng
Hashtag là sự kết hợp của những cụm từ theo sau dấu # trên mạng xã hội. L’Oréal tạo ra hai hashtag nhằm giúp nhân viên thảo luận về công việc của họ trên Instagram.
#LifeatLoreal ban đầu được sử dụng cho truyền thông doanh nghiệp nhằm nhận biết điều gì đang diễn ra trên tất cả các văn phòng trên toàn nước Mỹ: Những sự kiện vui nhộn nào đang được tổ chức, văn hóa công ty ra sao, và còn nhiều hơn thế nữa. Điều gây bất ngờ cho L’Oréal, chính là việc sử dụng hashtag này đã lộ diện ra rất nhiều khía cạnh khác bên ngoài công việc hàng ngày của nhân sự.
“Bỗng dưng chúng tôi nhận thấy một cơ hội tiềm năng”, Onish cho hay.
Một chiến dịch lớn được nổ ra nhằm khuyến khích các nhân viên chia sẻ về những trải nghiệm của chính họ. Kèm theo đó là những phần thưởng hấp dẫn như iPad, GoPro hay cơ hội để được xuất hiện trên các kênh xã hội chính thức từ L’Oréal chẳng hạn.
Hashtag thứ hai với tên gọi #LorealCommunity giúp mọi người chia sẻ về các mối tương tác xã hội thường ngày với đồng nghiệp trong và ngoài công việc.
“Đây là một cách hay để mọi người cho thấy rằng họ không chỉ là đồng nghiệp, mà còn là bạn bè bên ngoài công việc nữa”, Onish nói. “Người khác có thể thấy được văn hóa công ty của chúng tôi như thế nào, và sẽ ra sao nếu được làm việc ở L’Oréal nữa đấy”.
“Khi người ngoài comment vào những bài đăng, cũng đồng nghĩa với việc họ đang góp phần vào thành công chung của toàn công ty”.
Kết quả của chiến dịch hashtag này là gì? Hơn 200.000 người đã có những ấn tượng vô cùng sâu sắc đối với công ty thông qua Instagram. Onish cho hay: “Chúng tôi đã có thể làm quen với những người mà chúng tôi chưa thể liên lạc tới trước đây. Và điều này cũng giúp chúng tôi có thể kết nối với những người mà cần phải thuyết phục mềm mỏng rất nhiều mới chấp nhận lời mời làm việc tại L’Oréal”.
Tại sao chính sách sử dụng mạng xã hội một cách hợp lí lại quan trọng đến vậy?
Onish tin rằng chìa khóa của sự thành công trong lĩnh vực này chính là việc đầu tiên, bạn phải có một chính sách hợp tình hợp lí. Vấn đề mà nhiều nhãn hàng đang vướng phải, chính là việc họ nghĩ rằng chính sách mạng xã hội là một loại hợp đồng giấy tờ gì đó vô cùng khô khan và cứng nhắc. Tuy nhiên, theo Onish, đây lại là một quan niệm sai lầm.
“Chính sách mạng xã hội không phải là việc bạn cấm nhân viên sử dụng Facebook khi làm việc”, ông cho biết. “Mà đó là việc bạn giúp nhân viên hiểu về tầm quan trọng của mạng xã hội là như thế nào, tại sao lại như vậy, và có những công cụ hỗ trợ ban đầu nhằm giúp nhân viên sử dụng mạng xã hội đúng cách hơn”. “Đừng nói ra những thứ mà nhân viên không được làm. Thay vào đó, hãy liệt kê những điều mà bạn muốn nhân viên sẻ chia, đồng thời chỉ cho họ những cách đúng và an toàn để thực hiện được điều đó”.
Kết quả của tất cả những việc này, theo Onish, chính là làm cho văn hóa của L’Oréal ngày càng nổi bật hơn, và lan truyền các thông điệp mạnh mẽ mà nhãn hàng có thể đem lại.
“Hạnh phúc nằm trong tầm tay”, ông nói. “Vì thế trước khi tìm kiếm những chiến dịch bên ngoài, hãy xem xét xem mình có thể làm được điều gì ngay tại chính nơi đây nhằm truyền bá rộng rãi hơn tiếng nói thương hiệu của bạn nhé!”.
— HR Insider/Theo Econsultancy—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.