Nghĩ đến cạnh tranh, chúng ta thường nghĩ đến những khía cạnh tiêu cực của nó, ví dụ như áp lực hay việc biến đồng đội trở thành đối thủ. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có thể thúc đẩy nhân viên của bạn có động lực để trau dồi chuyên môn, hay chú tâm làm cho công việc đạt hiệu quả tốt hơn. Vậy thì trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu lợi và hại của vấn đề cạnh tranh chốn công sở, để xem rằng liệu cạnh tranh có phải là điều mà doanh nghiệp của bạn cần.
Ưu điểm: Khuyến khích đội ngũ
Người ta sẽ nghĩ rằng mọi người được thúc đẩy bởi tiền, và một khoản tiền lương tốt là đủ động lực để làm tốt công việc. Mặc dù tiền lương là một yếu tố quan trọng trong việc tìm kiếm và giữ nhân tài giỏi, nhưng các nhà quản lý nguồn nhân lực đã học được rằng mọi người thường có động lực để chuyển sang giai đoạn tiếp theo với các ưu đãi khác.
Ví dụ về khuyến khích là một cuộc thi bán hàng để có số lượng bán hàng lớn nhất trong một tháng hoặc một quý cho một sản phẩm cụ thể. Khuyến khích có thể là một bảng vinh danh nhân viên của tháng với tên và hình ảnh của nhân viên có thành tích tốt trong tháng. Đó cũng có thể là một động lực khuyến khích đồng đội, chẳng hạn như một bữa tiệc hoặc sự kiện ngoài văn phòng. Tìm hiểu điều gì thúc đẩy nhân viên đi xa hơn và sau đó phát triển các biện pháp khuyến khích mang lại niềm vui và xoay quanh mong muốn của nhân viên.
Bất lợi: Lo lắng
Công việc có thể căng thẳng. Đối với một nhân viên không nổi bật so với nhóm, một nơi làm việc cạnh tranh có thể làm tăng cảm giác lo lắng ở nơi làm việc. Các bộ phận bán hàng thường chứa đầy những cá nhân rất cạnh tranh, sẽ tồn tại những người rất vui khi cố gắng loại người giỏi hơn ra khỏi đội nhóm của họ. Tuy nhiên, một số bộ phận khác có thể không tồn tại nhiều đối thủ cạnh tranh tự nhiên như bộ phận bán hàng. Để tránh sự lo lắng ngày càng gia tăng, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên nhắc nhở mọi người trong bộ phận rằng làm việc nhóm là mục tiêu chính của toàn bộ bộ phận.
Ưu điểm: Chất lượng công việc
Môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự sáng tạo và năng suất, tạo ra chất lượng công việc cao hơn. Khi ai đó muốn chiến thắng, người ta sẽ có nhiều khả năng xem xét nhiều giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào. Nhân viên đó sẽ có thể vượt qua ranh giới và thử nghiệm với các giải pháp khác nhau. Điều này thường mang lại các hệ thống và quy trình tốt hơn và tạo ra một cách thức làm việc hiệu quả hơn, trong đó nhân viên không muốn lãng phí thời gian của mình vào những thứ không giúp ích cho mục tiêu cuối cùng của họ: chiến thắng. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần cho nhân viên đủ tự do sử dụng bản năng và giải quyết vấn đề để tận dụng hiệu quả nhất lợi ích cạnh tranh tại nơi làm việc này.
Nhược điểm: Tinh thần đồng đội kém
Với các đội vốn đang gặp khó khăn trong việc làm việc theo nhóm và giao tiếp tốt, một nơi làm việc cạnh tranh có thể làm giảm tinh thần đồng đội. Điều này cũng đúng nếu một người là nhân viên nổi bật và mọi động lực và giải thưởng đều thuộc về nhân vật này. Các nhà quản lý không thể chỉ sử dụng cạnh tranh để thúc đẩy năng suất cao hơn, bởi vì các nhóm có mối quan hệ kém sẽ sử dụng các hành vi chống lưng và phá hoại để ngăn những người khác giành được lợi thế. Khi một đội mất tinh thần, năng suất của cả đội cũng đi xuống. Môi trường cạnh tranh phải được thúc đẩy bằng truyền thông nội bộ và các buổi họp hoặc hoạt động xây dựng đội ngũ khác.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc duy trì tính cạnh tranh nơi làm việc vừa có ưu điểm, cũng vừa có nhược điểm. Quan trọng là ở người lãnh đạo và bộ phận Nhân sự khi xây dựng văn hoá công ty, xem xét liệu cạnh tranh có phải là điều mà tập thể doanh nghiệp đang cần, hay việc duy trì tính cạnh tranh chỉ đang làm mọi người cảm thấy mệt mỏi, áp lực hơn, làm giảm đi tính gắn kết trong nội bộ đội ngũ nhân viên.
>> Xem thêm: Đâu là cách để tìm ra tố chất lãnh đạo của ứng viên khi phỏng vấn
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.