adsads
loi khuyen dat gia von ven trong 2 cau ve quan ly nhan tai cua steve jobs 3
Lượt Xem 12 K

Steve Jobs đã có thời gian huy hoàng với cương vị lãnh đạo của Apple, và ông hiểu rằng thời thế công nghệ thông tin luôn là một thách thức. Ông cho rằng sẽ vô nghĩa khi tuyển nhân viên thông minh và bảo họ công việc cần làm. Thay vào đó, các công ty nên tuyển những người thông minh và họ tự biết phải làm gì.

Là một nhà lãnh đạo, việc bạn cần làm là hãy tỏ ra mình không phải là người thông minh nhất, như doanh nhân Lee Iococca từng nói “Tôi tuyển người giỏi hơn tôi và nhường sân cho họ.” Và có một thuật ngữ cụ thể hơn về tuýp nhân viên mà Steve Jobs và Iococca đang muốn nhắc tới: lao động trí thức.

Thời đại của lao động trí thức

Được định nghĩa bởi chuyên gia quản lý Peter Drucker, thuật ngữ ‘lao động trí thức’ chỉ những người sở hữu khả năng suy nghĩ để làm việc. Thay vì lao động tay chân, họ làm việc bằng đầu óc để lên kế hoạch, phân tích, tổ chức, kiểm ra, nghiên cứu. Drucker khẳng định việc gia tăng năng suất của lao động trí thức là đóng góp quan trọng nhất của nhà quản lý trong thế kỷ 21.

Điều này dẫn tới câu hỏi ‘đắt giá’: Làm cách nào để quản lý những nhân viên giỏi giang, độc lập, được trả lương cao, thích kiểm soát tình hình, đóng góp cho sự phát triển công ty và không muốn bị giám sát?

Rất đơn giản, hãy đối xử họ như nhân viên tiềm năng. Việc này cần khả năng lãnh đạo tài tình. Và may mắn là, để dẫn dắt nhân viên thông minh, bạn không nhất thiết phải thông minh hơn họ.

3 yếu tố mấu chốt để lãnh đạo lao động trí thức

Như những nhân viên giỏi khác, lao động trí thức tự hào về công việc và muốn phục vụ khách hàng thật tốt, đồng thời phát triển và đạt tầm cao mới trong sự nghiệp. Vậy đâu là 3 yếu tố chủ chốt mà nhà lãnh đạo cần làm để kết nối và truyền cảm hứng cho lao động trí thức?

  1. Tập trung vào việc trao quyền ra quyết định

Cách quản lý theo cấp bậc trên dưới theo kiểu một chiều đã lỗi thời bởi vì nhân viên thường hiểu rõ công việc hơn sếp. Do tiếp xúc thực tế công việc nhiều hơn, nhân viên biết mong muốn, nguyện vọng của khách hàng để giải quyết vấn đề và nâng cao trải nghiệm dịch vụ. Đó là lí do Drucker nói rằng “Lao động trí thức cần tự quản lý họ. Họ phải có khả năng tự quản lý.”

Mặt khác, những công ty tăng trưởng thường trao quyền cho nhân viên. Khi thông tin được chia sẻ rộng rãi, ít cấp bậc báo cáo, nhân viên sẽ dễ dàng ra quyết định.

Hãy xem ví dụ tại chuỗi cửa hàng bán lẻ Nordstrorm. Họ xây dựng văn hóa trao quyền để nhân viên có thể tự do ra quyết định. Họ cho phép và khuyến khích nhân viên đối xử với khách hàng như cách họ muốn được đối xử, luyện tập cách đánh giá việc nên làm để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Cơ cấu công ty cũng được sắp xếp để hỗ trợ nhiệm vụ này. Vì sao? Vì Nordstrom tin mối quan hệ giữa nhân viên và khách hàng là mấu chốt để xây dựng lòng trung thành nơi khách hàng.

  1. Tập trung vào hỗ trợ và dẫn dắt tinh thần làm việc nhóm

Ngày nay, các nhà lãnh đạo xây dựng đội ngũ bằng cách phát triển mối quan hệ bền vững. Điều này nghĩa là dành thời gian tìm hiểu những nhân viên giá trị nhất trong công ty.

Hãy thử nghĩ xem, là một nhà lãnh đạo, bạn hiểu rõ nhân viên thân cận nhất của bạn đến mức nào? Bạn có biết những sự kiện nào trong đời đã khiến họ trở thành như ngày hôm nay? Bạn có biết dự định, ước mơ trong tương lai của họ? Nhà lãnh đạo giỏi sẽ gắn kết mối quan hệ để nuôi dưỡng sự hợp tác.

Nhà lãnh đạo cần đảm bảo sự đồng điệu giữa mục tiêu cá nhân của nhân viên với tầm nhìn công ty. Nếu như có sự khác nhau, bạn cần tìm sự cân bằng cho đôi bên (mà không làm ảnh hưởng đến công ty).

Hỗ trợ và dẫn dắt tinh thần làm việc nhóm còn thể hiện qua việc bạn đánh giá cao chia sẻ từ những nhân viên khác trong những quyết định tuyển dụng và thăng chức. Không những thế, bạn còn tin tưởng giao cho đội nhóm việc dẫn dắt nhân viên mới. Tạo dựng đội ngũ hùng mạnh phụ thuộc vào việc nhà lãnh đạo biết giữ thế trung lập và tin vào tài năng của cả đội ngũ.

Karen Dillon, biên tập viên của cuốn Havard Business Review chia sẻ “Thay vì tự mình làm, tôi thảo luận với đội nhóm của mình cách để giải quyết công việc tốt nhất có thể. Điều đó còn thể hiện tôi xem trọng ý kiến của họ và tôi không làm việc một mình.” Và đội của cô đã giành giải thưởng đứng đầu ngành trong năm kế tiếp – một thành công đạt được từ chính cả đội sau khi cô ấy buông lỏng sự kiểm soát gắt gao.

  1. Tập trung lắng nghe hơn là nói để thể hiện bạn đánh giá cao chuyên môn của nhân viên

Đây là yếu tố cuối cùng để đạt thành công. Tác giả Lee Ellis đã phỏng vấn Tom Crawford. Ông đã truyền tải thông điệp đến nhân viên như sau:

  • Kiến thức là sức mạnh.
  • Kiến thức được chia sẻ còn có sức mạnh lớn hơn.
  • Kiến thức từ những người trong công ty áp dụng là mạnh nhất.

Ellis nói thêm rằng “Càng giữ vị trí cao trong công ty, bạn càng khó ‘cúi thấp’ và lắng nghe ý kiến và tâm tư của nhân viên cấp dưới. Như các tố chất khác, lắng nghe thật sự không tự nhiên mà có, nó đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn, và niềm tin vào khả năng của người khác”.

Đôi lời kết bài

Nếu như bạn đang quản lý những nhân viên thông minh nhất, hãy nhớ rằng, nhu cầu thiết yếu của lao động trí thức không có gì quá khác biệt. Đó là thực hiện công việc có ý nghĩa, được tôn trọng, phối hợp chặt chẽ với những người cùng chí hướng, tạo nên sự khác biệt tốt đẹp trên thế giới. Và động lực lớn nhất của nhà lãnh đạo nằm ngay ở trái tim: đó là giúp nhân viên trở thành những con người tốt đẹp hơn và giỏi hơn.

– HR Insider / VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers