Onboarding là gì?
Có thể hiểu đơn giản Onboarding là hoạt động đào tạo giúp nhân viên mới hòa nhập với môi trường. Đây là quá trình giúp đỡ nhân viên mới làm quen với văn hóa của công ty, từ đó có thể dễ dàng hòa nhập với môi trường mới. Khi nhân viên hòa nhập nhanh chóng thì hiệu quả công việc họ mang lại sẽ tăng lên, và hiệu quả công việc càng cao thì cả nhân viên và doanh nghiệp cùng có lợi.
Onboarding không chỉ giúp nhân viên mới tự tin hơn khi bắt đầu làm việc, mà còn giúp thể hiện sự chuyên nghiệp và nâng tầm giá trị của chính doanh nghiệp đó. Trải qua quá trình Onboarding, nhân viên sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng và tiêu chuẩn cho cách giao tiếp trong công ty của họ. Đồng thời, mối gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp cũng được gây dựng trong quá trình đào tạo.
- Outsource là gì? Điểm danh ưu và nhược của outsource
- EVP là gì? Các bước xây dựng EVP hiệu quả
- Talent Acquisition là gì? 3 Vai trò quan trọng của Talent Acquisition
- Recruiter là gì? Công việc và tố chất cần có của một Recruiter
- Mô hình ASK là gì? Khám phá 3 yếu tố quan trọng đánh giá năng lực nhân sự
Lợi ích khi doanh nghiệp triển khai quy trình Onboarding
Cải thiện trải nghiệm của nhân viên
Hiện nay, trên thị trường lao động luôn có tính cạnh tranh lớn nên người lao động có nhiều cơ hội việc làm mới mẻ. Họ cảm thấy không hài lòng với môi trường làm việc hiện tại, họ vẫn có thể tìm kiếm những cơ hội khác. Đồng thời, đây trở thành một bài toán nan giải của doanh nghiệp khi họ phải đào tạo nhân viên mới trong khoảng thời gian ngắn.
Quy trình Onboarding sẽ tạo ra một khoảng thời gian vừa đủ để nhân viên mới có cơ hội được trải nghiệm công việc và làm quen với văn hóa doanh nghiệp. Để từ đó, họ có thể thấy được những giá trị của công ty, tạo động lực và mục tiêu để cống hiến hết mình cho công việc.
Tạo mức độ gắn kết của nhân viên
Onboarding là cầu nối để xóa bỏ những bỡ ngỡ và ngại ngùng của nhân viên mới. Giúp nhân viên mới làm quen với những nhân viên cũ ở trong công ty. Doanh nghiệp cần thấu hiểu tâm lý của người lao động để xây dựng quy trình hội nhập gắn kết hai kiểu nhân viên này. Có thể bằng các hoạt động chung để nhân viên mới – cũ có thể làm quen, gắn kết với nhau và chia sẻ những kinh nghiệm để đoàn kết để doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
Giảm tỷ lệ nghỉ việc
Việc nhân viên mới nghỉ việc ngay sau khi được tuyển dụng là trường hợp không còn hiếm gặp. Những con số này rất đáng báo động và có nhiều nguyên nhân tạo nên thực trạng như vậy.
Việc áp dụng quy trình Onboarding vào việc đào tạo nhân viên là điều vô cùng cần thiết nếu doanh nghiệp muốn giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc. Quy trình này sẽ hỗ trợ định hướng và tạo điều kiện để nhân viên mới có thể làm việc và phát triển. Từ đó, doanh nghiệp sẽ giúp họ xây dựng được lòng tin, gắn kết sâu sắc hơn với tổ chức.
Thu hút nhân tài
Một quy trình Onboarding ấn tượng sẽ mang lại những trải nghiệm tốt cho nhân viên. Thông qua Onboarding, doanh nghiệp không chỉ gia tăng cơ hội giữ chân nhân tài mà còn giúp doanh nghiệp thu hút những ứng viên có tiềm năng mạnh mẽ.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc các chương trình đề xuất hoặc giới thiệu ứng viên, vì nhân viên chính là một nguồn tuyển dụng dồi dào và uy tín. Phương pháp giới thiệu nhân viên được biết tới là một phương pháp tìm kiếm nhân tài nhân tài nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả hơn khi bạn sử dụng các dịch vụ tuyển dụng bên ngoài. Chính vì thế, đây cũng là một kênh tuyển dụng quan trọng giúp bạn tìm được những ứng viên chất lượng.
Cải thiện văn hóa tổ chức
Onboarding không chỉ giúp thu hút ứng viên và làm giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc, doanh nghiệp cũng cần chú trọng tới vấn đề tuyển dụng đúng người, phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp của bạn. Việc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh và truyền đạt nó trong suốt quá trình tuyển dụng có thể giúp bạn thu hút và giữ chân được nhân tài phù hợp. Bởi vì, có rất nhiều ứng viên có năng lực phù hợp nhưng chưa chắc có thể thích ứng được với văn hóa doanh nghiệp của bạn.
Việc tổ chức hoạt động hội nhập chính là cách để doanh nghiệp truyền tải những thông điệp và những giá trị tích cực của tổ chức tới người mới. Qua các hoạt động này, nhân viên mới được tuyển dụng sẽ cảm thấy thân thuộc với môi trường và có những đánh giá khách quan để nhận biết bản thân có phù hợp làm việc tại công ty hay không.
Tiết kiệm tối ưu chi phí, thời gian đào tạo
Quy trình Onboarding được triển khai bài bản ngay từ đầu sẽ giúp nhân viên làm quen nhanh chóng. Thông qua hoạt động, quy trình Onboarding sẽ giúp nhân viên quen với những khối lượng công việc, văn hóa, quy định của công ty.
Do đó, doanh nghiệp không cần tốn nhiều thời gian và chi phí vào việc tuyển dụng hay tổ chức các buổi đào tạo liên tục tại từng bộ phận phòng ban. Nhờ đó, đây cũng là cách tốt giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Quy trình Onboarding mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và cả nhân viên. Một mặt, quy trình rõ ràng này giúp thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp và tận tâm của doanh nghiệp. Mặt khác, nhân viên sẽ cảm thấy được chào đón ở môi trường mới, hiểu rõ hơn về quy trình và văn hóa ngay những ngày đầu nên tránh được cảm giác bỡ ngỡ và làm việc hiệu quả hơn.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.