• .
adsads
Thiết kế không tên 38 1
Lượt Xem 14 K

Có nhiều lí do để một ứng viên từ chối một offer hấp dẫn từ công ty dù đã mất nhiều công sức nộp đơn ứng tuyển, phỏng vấn nhưng vẫn quyết định tạm biệt. Có thể trong quá trình phỏng vấn, ứng viên nhận ra rằng đây không phải là công việc trong mơ như mong đợi, hoặc vị trí tuyển dụng này chỉ nằm ở thứ tự ưu tiên sau những công ty khác. Hoặc có thể bầu không khí và môi trường xung quanh khi phỏng vấn khiến ứng viên có cảm giác khó hòa nhập và thích nghi. Thế nhưng, không phải lúc nào bạn cũng có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình một nơi lý tưởng 10/10 đáp ứng mọi nguyện vọng và tiêu chí của bạn.

Tôi nhận được offer từ công ty A. Mức lương hấp dẫn, đãi ngộ tuyệt vời, môi trường và văn hóa công ty đều thật sự phù hợp với tôi. Thế nhưng, tôi lại cân nhắc thêm những chi tiết nhỏ nhặt như vị trí công ty tương đối xa, cường độ công việc lớn, đòi hỏi công tác thường xuyên. Tôi bắt đầu mong chờ ở những công ty phỏng vấn sau. Biết đâu sẽ có công ty với đãi ngộ hấp dẫn như công ty A nhưng lại thỏa mọi tiêu chí của tôi? Vậy là tôi vội vã từ chối offer hấp dẫn này để hăng hái bước vào các cuộc phỏng vấn tiếp theo. Nhưng đời không như là mơ. Hàng loạt các công ty B, C sau đó đều chẳng như tôi mong đợi. Sau cùng, tôi lại bàng hoàng chợt nhận ra rằng, công ty A mới thật sự là bến đỗ phù hợp cho bản thân.

Điều tôi lo lắng bấy lâu cuối cùng cũng xảy ra. Tôi đã vội vàng từ chối lời đề nghị làm việc của công ty A trước khi thật sự cân nhắc kĩ lưỡng tình huống của mình. Công ty cũng đã xác nhận lời từ chối của tôi. Liệu bây giờ có kịp và có nên nếu tôi trở lại và xin nhận offer mình đã từ chối? Sau khi xem xét và nghiên cứu mọi vấn đề, tôi vẫn quyết định sẽ viết mail xin nhận lại offer từ công ty A. May mắn thay, công ty A vẫn chưa tìm được ứng viên phù hợp cho vị trí tuyển dụng và lời đề nghị chân thành, khéo léo đã giúp tôi một lần nữa lấy lại lòng tin từ phía nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang trong trường hợp như tôi, hãy thử cân nhắc những điểm dưới đây trước khi đưa ra quyết định liệu có nên xin nhận lại offer đã từ chối hay không:

 

Cân nhắc thời gian xin nhận lại offer

Lỡ từ chối offer, liệu tôi có nên đề nghị được nhận lại?

Thời gian bạn từ chối offer cho đến hiện tại là đã bao lâu? Liệu vị trí tuyển dụng của công ty có còn đang mở hay đã đóng trên các trang tuyển dụng? Hãy chắc rằng nếu bạn muốn “quay đầu”, thời gian không quá lâu, tốt nhất là nên dưới 01 tháng. Không có công ty nào có thể chờ đợi bạn hoặc chấp nhận để bạn xin lại offer mà bạn đã từ chối trong khoảng thời gian quá lâu. Do đó, điều đầu tiên bạn nên cân nhắc đó là vấn đề về thời gian.

 

Xem lại cách bạn từ chối offer trước đây

Cách bạn từ chối một offer cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc liệu bạn có “đường lui” sau này. Nếu trong email, bạn từ chối một cách thẳng thừng hoặc chỉ rõ nguyên nhân bạn không phù hợp với công ty, mà nguyên nhân này mang tính chất dài hạn khó thay đổi nhất thời, thì bạn đã tự đặt dấu chấm hết cho cửa vào công ty của mình. Nếu trong email bạn từ chối một cách khéo léo và chừa lại “đất diễn” cho bản thân phòng trường hợp muốn quay lại sau này, bạn có thể nhẹ nhõm đi bước tiếp theo vì nhà tuyển dụng sẽ không “ghim” bạn quá lâu.

 

Lý do nào khiến bạn muốn xin nhận lại offer?

Lỡ từ chối offer, liệu tôi có nên đề nghị được nhận lại?

Sau khi xem xét vấn đề thời gian, hãy cân nhắc xem đâu là lí do khiến bạn muốn quay lại xin nhận offer bạn đã từ chối của công ty. Nguyên nhân này có thật sự đủ quan trọng với bạn? Công ty này là lựa chọn tốt nhất của bạn chưa? Bạn có thật sự mong muốn được tuyển dụng vào công ty này? Hay chỉ đơn thuần bạn đi một vòng và cảm thấy không nơi nào bằng nơi đây? Nếu nguyên nhân bạn muốn quay trở lại xin nhận offer rõ ràng và hợp lí, đủ sức thuyết phục nhà tuyển dụng thì bạn mới có thể can đảm đi đến bước tiếp theo.

 

Tham khảo lời khuyên từ người xung quanh

Bạn có thể hỏi ý kiến từ những chuyên gia, những seniors có kinh nghiệm trong ngành lâu năm hoặc nếu tuyệt vời hơn, hãy tham khảo từ những nhân viên hay bạn bè làm việc trong chính công ty bạn muốn xin nhận lại offer. Họ sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn thấu đáo hơn về tính cách của nhà tuyển dụng, đặc trưng của công ty và liệu đây có phải là thời điểm phù hợp để bạn làm điều này. Nhiều cố vấn bao giờ cũng tốt hơn một mình. Hãy tận dụng các mối quan hệ xung quanh bạn để nhờ họ cho bạn những lời khuyên hữu ích trước khi ra quyết định.

Trình bày lý lẽ lịch sự và khéo léo với nhà tuyển dụng

Đừng vội chủ quan về email xin nhận lại offer bạn đã từ chối. Nếu bạn may mắn khi vị trí ứng tuyển này vẫn còn mở, hãy chủ động tiếp cận lại nhà tuyển dụng một cách khéo léo và lịch sự. Hãy bắt đầu bằng một lời xin lỗi chân thành vì sự tiếp cận đường đột của bạn, hỏi thăm khéo léo liệu nhà tuyển dụng có còn hứng thú với bạn. Sau đó, bạn hãy trình bày rõ ràng, mạch lạc nguyên nhân bạn từ chối offer và vì sao bạn muốn xin nhận lại. Đây là phần quan trọng nhất của email. Do đó, bạn nên đầu tư thật kĩ lưỡng trước khi bấm nút gửi cho nhà tuyển dụng. Lí do của bạn phải thật sự đủ thuyết phục, cho thấy thiện chí và nhiệt huyết rằng bạn vô cùng cần công ty thay vì công ty đang cần bạn. Khi bạn tiếp cận với một thái độ cởi mở và chân thành, nhà tuyển dụng cũng sẽ thấu hiểu để cho bạn một tấm vé thứ hai.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers