Kỹ năng đàm phán có vai trò như thế nào trong kinh doanh?
Trong thế giới thương mại đầy sôi động hiện nay, nghệ thuật đàm phán đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt tới thành công của mọi bản hợp đồng. Tuy nhiên, không phải nhà đàm phán nào cũng là thiên tài bẩm sinh mà cần phải trải qua rèn luyện và trải nghiệm thực tế. Vậy làm sao để nâng cao kỹ năng đàm phán trong kinh doanh?
Đàm phán là quá trình tiến hành trao đổi, thảo luận giữa 2 hay nhiều bên để đạt được những thỏa thuận. Quá trình đàm phán diễn ra khi có những mâu thuẫn, hoặc những mối quan tâm chung cần giải quyết.
10 bước giúp bạn nâng cao kỹ năng đàm phán
1. Xác định mục tiêu
Giống như trước khi bước vào một cuộc chiến, bạn phải xác định được mục tiêu của mình là gì thì khi bước vào đàm phán bạn cũng cần vạch rõ những điều mình cần đạt được khi kết thúc đàm phán.
2. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng
Một trong những kỹ năng đàm phán trong kinh doanh cực kỳ quan trọng và cần thiết đó là bạn phải thật sự nhạy bén trong việc nhận biết được mục tiêu của đối phương. Bởi lẽ, đối phương cũng sẽ có những điều có thể và không thể nhượng bộ. Nếu biết được những điều này, bạn sẽ có những phương án “tác chiến” phù hợp để giành được kết quả cao nhất.
3. Hướng tới nguyên tắc win – win, hai bên cùng có lợi
WIN – WIN (nguyên tắc 2 bên cùng có lợi) là nguyên tắc cơ bản của nguyên tắc thương lượng, đàm phán hiện đại. WIN – WIN hướng tới kết quả trong đàm phán, kinh doanh, hợp tác với nhau cùng tôn trọng và chấp nhận nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi” (win-win) và/ hoặc “các bên cùng có lợi” (win-win-win).
4. Luôn chủ động
Trong một cuộc đàm phán, bạn hãy làm chủ cuộc giao tiếp, hướng nó đi theo ý của mình. Để làm được điều này không hề dễ dàng, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng đàm phán trong kinh doanh thật tốt, khéo léo, ứng xử phù hợp trong mọi trường hợp. Những kỹ năng này cần phải được rèn luyện qua thời gian, không thể có trong một sớm một chiều được.
5. Lắng nghe đối tác
Hãy lắng nghe bằng cách quan sát đối phương, hỏi thật nhiều những vấn đề mà bạn đang quan tâm, bạn sẽ học được nhiều điều. Đừng ngại ngùng khi bạn có điều chưa sáng tỏ, cũng đừng quên đặt ra các vấn đề xem họ có hiểu đúng ý mình không. Một ánh mắt, một cử chỉ nhỏ đôi khi nói được nhiều hơn cả ngôn từ.
Do đó, việc lắng nghe đối tác sẽ giúp doanh nhân nhận ra được điều đối tác mong muốn, thậm chí cả những điều họ không trực tiếp nói ra.
6. Tìm phương án thỏa hiệp khả thi
Tìm ra phương án thỏa hiệp tối ưu là điều quan trọng cần học trong kỹ năng đàm phán.
Bất cứ lúc nào bạn đưa ra một điểm trong đàm phán ở trên, chẳng hạn như điều khoản thanh toán, nó là hoàn toàn chấp nhận và hy vọng rằng bên kia sẽ điều chỉnh ở một điểm khác khác. Miễn là bạn không chút do dự về mục tiêu đàm phán quan trọng của bạn, bạn có thể tìm thấy sự thỏa hiệp cho phép cả hai bên đến với nhau mà không mất bất cứ điều gì có giá trị quan trọng.
7. Kiểm soát cảm xúc là kỹ năng đàm phán quan trọng
Một trong những sai lầm của các nhà đàm phán là họ bộc lộ rõ cảm xúc quá mức trong các cuộc đàm phán. Hãy giữ bình tĩnh, kiên trì, và thân thiện, kể cả khi người kia bắt đầu mất bình tĩnh, chắc chắn rằng bạn để lòng tự trọng và niềm tự hào của mình ra chỗ khác. Như thế bạn sẽ có khả năng làm việc đó tốt hơn.
8. Sử dụng ngôn ngữ hình thể
Ngôn ngữ hình thể có tác động không nhỏ vào kết quả một cuộc đàm phán. Những cử chỉ không lời có thể khiến bạn trở nên mất lịch sự, thậm chí vô văn hóa nhưng cũng thể hiện sự lịch lãm, chững chạc, tự tin của bạn. Sử dụng ngôn ngữ ánh mắt, cử chỉ, gương mặt biểu cảm, giữ khoảng cách trong giao tiếp, là những kỹ năng thương lượng đàm phán trong kinh doanh cần nâng cao để bạn đạt được thành công.
9. Xây dựng lòng tin rất cần thiết trong kỹ năng đàm phán
Hãy chân thành xây dựng lòng tin ở khách hàng, bạn sẽ có được sự tin tưởng từ khách hàng. Cách tuyệt vời nhất để xây dựng lòng tin là sự thành thật. Thành thật là một cử chỉ thể hiện sự đáng tin cậy, được bộc lộ bằng nhiều cách khác nhau như nói lời dịu dàng, biểu cảm gương mặt và ánh nhìn.
10. Ghi ra văn bản càng sớm càng tốt:
Bạn đã có những gì bạn muốn và do đó, phía bên kia cũng vậy. Hãy xác nhận những điểm đồng thuận ra giấy trước khi bạn và đối tác tiếp tục đàm phán. Tại sao vậy?
Đầu tiên, ngày mai bộ nhớ của bạn có thể nhớ lại một cái gì đó khác nhau. Thứ hai, kinh nghiệm cho thấy nhiều lần trong các cuộc đàm phán diễn ra giữa các nhà lãnh đạo của các tổ chức hoặc những người thực hiện nhưng không không được ghi lại dẫn đến thiếu cơ sở pháp lý. Vậy để giảm thiểu công sức và tránh nhầm lẫn, tranh cãi thì việc ghi ra văn bản là bắt buộc. Điều đó sẽ giúp bạn có nắm chắc những điểm đã đạt được của cả hai bên trong quá trình đàm phán.
Ngày nay trong kinh doanh bạn có thể sẽ không có được những gì bạn yêu cầu – nhưng bạn sẽ có được những gì bạn thương lượng. Bạn thấy đấy, mọi người đều muốn biết “Có gì trong đó cho tôi không?” Để có thể có được tốt hơn những gì bạn muốn, bạn phải đưa ra nhiều hơn những gì mà bạn cần và học cách làm chủ kỹ năng đàm phán. Mong rằng bài viết sẽ mang đến cho bạn thêm những kiến thức mới giúp bạn đạt được thành công trong các cuộc thương lượng kinh doanh.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.