Lập trình viên là gì?
Lập trình viên (Developer) là người sử dụng ngôn ngữ lập trình và công cụ để thiết kế, xây dựng, bảo trì các chương trình phần mềm, ứng dụng, trang web,… trên thiết bị điện thoại, máy tính,… Người làm công việc này phải biết nhiều kiến thức chuyên môn và ngôn ngữ lập trình như C++, C#, Java, XML, Python,… lập trình viên có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm để hoàn thiện sản phẩm, ứng dụng công nghệ.
Công việc của một lập trình viên
Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ yêu cầu lập trình viên thực hiện nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, một số công việc chính của vị trí này là:
- Phối hợp với bộ phận khác để đưa ra ý tưởng cho mẫu thiết kế phần mềm và ứng dụng mới.
- Xây dựng phần mềm, ứng dụng mới bằng ngôn ngữ lập trình phù hợp.
- Phát triển, xây dựng tính năng mới cho ứng dụng.
- Nâng cấp phần mềm, hệ thống để đảm bảo tính bảo mật cao.
- Phối hợp với Content, Technical Writers để viết tài liệu hỗ trợ người dùng.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì chương trình, ứng dụng định kỳ và tiến hành sửa lỗi nếu có vấn đề xảy ra.
- Nghiên cứu công nghệ, xây dựng, mở rộng mã code của các dự án
- Đảm bảo tiến độ công việc và báo cáo kết quả theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cấp trên
- Thực hiện những công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên.
Phân loại công việc của lập trình viên
Lập trình web
Lập trình web (Web Developer) là vị trí công việc nhận toàn bộ dữ liệu từ bộ phận thiết kế web để xây dựng hệ thống website hoàn chỉnh với cơ sở dữ liệu, có sự tương tác với người sử dụng thông qua ngôn ngữ máy tính. Ngoài ra, vị trí này cũng đảm nhận thêm các nhiệm vụ khác như quản trị website, kiểm tra chỉ số web, thực hiện bảo trì, nâng cấp tính năng của web,… với mục đích giúp website hoạt động tốt hơn.
Lập trình mobile
Lập trình mobile (Mobile Developer) là người xây dựng, phát triển ứng dụng phần mềm trên thiết bị di động dùng hệ điều hành Android và iOS. Họ cũng có trách nhiệm cải thiện, tối ưu hóa ứng dụng nhằm mang đến trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho người dùng.
Lập trình Embedded
Hệ thống nhúng (Embedded System) gồm có phần cứng (hardware), phần mềm (software), phần sụn (firmware) được nhúng trong cùng một hệ thống lớn để thực hiện một chức năng dựa trên bộ vi xử lý, vi điều khiển. Embedded software là phần mềm ghi vào bộ nhớ của thiết bị và các lập trình Embedded có nhiệm vụ xử lý dữ liệu, tương tác với thiết bị khác. Còn Firmware là chương trình hướng dẫn ghi trong bộ nhớ của thiết bị với nhiệm vụ thực hiện chuyển đổi tín hiệu cảm biến.
Nhìn chung, lập trình Embedded có trách nhiệm dùng ngôn ngữ lập trình để tạo ra phần mềm Embedded software, firmware trên thiết bị điện tử, đồ gia dụng, máy công nghiệp, ô tô, máy bay, máy bán hàng,… Người làm vị trí này phải có kiến thức chuyên sâu về phần mềm và hệ thống.
Lập trình viên cơ sở dữ liệu
Lập trình cơ sở dữ liệu (lập trình Database) là một vị trí chuyên về lập trình, vận hành, phát triển hệ thống lưu trữ thông tin của công ty. Số lượng data thường rất lớn và cần phải lưu trữ nên lập trình Database phải thường xuyên bảo trì, nâng cấp để đảm bảo tính an toàn, không xuất hiện lỗi đánh mất thông tin.
Cơ hội và thách thức việc làm lập trình viên
Bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề hay công việc nào cũng có những cơ hội, thách thức nhất định. Trong đó, việc làm lập trình viên cũng không ngoại lệ:
Cơ hội
- Nhu cầu tuyển dụng lớn: Nhu cầu về website, ứng dụng, phần mềm hệ thống đang ngày càng tăng mạnh là lý do khiến các doanh nghiệp cần nguồn nhân lực về lập trình viên để tạo ra sản phẩm đó và đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng. lập trình viên hoàn toàn có sự đa dạng về môi trường làm việc như tập đoàn công nghệ lớn, công ty game, công ty phát triển ứng dụng di động, bộ phận kỹ thuật, bộ phận IT của công ty sản xuất,… Nếu có thời gian, lập trình viên còn có thể tự nhận việc theo dự án, freelance để nâng cao mức thu nhập.
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp: Tính chất công việc luôn phải tiếp xúc với thiết bị, công nghệ hiện đại nên lập trình viên sẽ có cơ hội học hỏi, nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng nghề nghiệp của mình. Môi trường làm việc năng động, không ngừng biến đổi và có nhiều thử thách chính là cơ hội tuyệt vời lập trình viên phát triển.
Thách thức
- Áp lực công việc cao: Như đã đề cập ở phần 2, lập trình viên phải đảm nhận rất nhiều đầu việc. Vì thế, sự căng thẳng và áp lực công việc là điều không thể tránh khỏi yêu cầu người làm phải nỗ lực vượt qua.
- Phải liên tục học hỏi, cập nhật kiến thức: Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, để bắt kịp thì chắc chắn các lập trình viên phải luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức, chuyên môn. Đặc biệt, với nhu cầu tuyển dụng lớn như hiện nay, nếu không bắt kịp xu hướng công nghệ thì chuyện đào thải ra khỏi nghề là điều không thể tránh khỏi cho các lập trình viên.
Khám phá ngay loại hình công việc: việc làm bán thời gian, công việc online, tìm việc làm part time, remote job ….. đa dạng vị trí tuyển dụng từ các thương hiệu, tập đoàn lớn như 7 Eleven tuyển dụng, Bamboo tuyển dụng, …
Tố chất cần có của một lập trình viên
Trình độ chuyên môn
lập trình viên phải nắm rõ các kiến thức chuyên ngành để vận dụng và đạt được kết quả tốt nhất trong công việc. Thuật ngữ lập trình và chuyên môn kỹ thuật là yếu tố quan trọng hàng đầu để bạn ứng tuyển thành công việc làm lập trình viên. Để có được nền tảng này, bạn nên lựa chọn đào tạo tại trường Đại học có chuyên ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính,…
Trình độ tiếng Anh
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tiếng Anh dường như là yếu tố tiên quyết giúp bạn thành công trong nghề nghiệp. Phần lớn các đoạn mã lập trình đều viết bằng tiếng Anh. Do đó, để lập trình thành công thì vốn tiếng Anh rất cần thiết. Tất nhiên, các nhà tuyển dụng thường không yêu cầu trình độ tiếng Anh của ứng viên phải quá cao, nhưng bạn cần rèn luyện ở mức đủ để đọc, hiểu tài liệu IT một cách dễ dàng.
>>> Tham khảo thông tin việc làm mới nhất từ các nhà tuyển dụng lớn hiện nay:
Kỹ năng
Bên cạnh trình độ chuyên môn và tiếng Anh, người làm công việc này cũng phải rèn luyện cho mình những kỹ năng nhất định như:
- Khả năng tập trung: Kỹ năng này rất quan trọng bởi vì lập trình viên luôn phải làm việc trên tinh thần tập trung cao độ và sử dụng nhiều trí não.
- Kỹ năng phân tích: Tư duy và phân tích giúp lập trình viên dễ dàng theo sát tiến độ công việc. Và với kỹ năng phân tích chính xác, bạn sẽ hiểu rõ vấn đề cũng như tìm ra phương án giải quyết một cách nhanh chóng giúp hoàn thành công việc tốt nhất.
- Kỹ năng xử lý sự cố: Khi có vấn đề về máy tính, ứng dụng hay phần mềm xảy ra thì lập trình viên phải đánh giá, nhìn nhận trên nhiều phương diện khác nhau để tìm ra giải pháp tối ưu.
- Kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm: Không chỉ làm việc với các mã code, khi đảm nhận vị trí này, bạn còn phải làm việc với con người nên cần kỹ năng làm việc độc lập lẫn làm việc nhóm. Từng người ở các vị trí khác nhau sẽ trao đổi, lắng nghe, thống nhất ý kiến để giúp dự án đạt kết quả tốt.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Đây cũng là kỹ năng quan trọng cần có. Bạn cần biết cách tổ chức, quản lý thời gian khoa học để đảm bảo mọi đầu việc được giao luôn hoàn thành đúng thời hạn cũng như có thời gian rảnh, giải tỏa căng thẳng cho bản thân.
- Kỹ năng tự học hỏi: Như đã nói, nghề này luôn thay đổi không ngừng nên bạn phải liên tục cập nhật kiến thức chuyên ngành mới. Đó là điều kiện bắt buộc để lập trình viên phát triển tốt nghề nghiệp cũng như không bị đào thải ra khỏi nghề.
- Kỹ năng làm việc trong môi trường áp lực: Bất kì ngành nghề nào cũng có áp lực nhất định và lập trình viên cũng không ngoại lệ. Áp lực gặp từ cấp trên, áp lực từ dự án, tiến độ hoàn thành, quá trình đuổi theo công nghệ mới,… khiến lập trình viên phải thật kiên trì để trụ vững trong nghề.
Thái độ
- Sự cẩn trọng đến từng chi tiết: Tính chất công việc phức tạp yêu cầu đòi hỏi người lập trình phải thật sự cẩn thận, chú ý từng chi tiết nhỏ nhất. Nếu có lỗi nhỏ cũng có thể khiến sản phẩm thất bại, tốn nhiều chi phí, công sức, thời gian,… để xử lý.
- Nhẫn nại: Không nóng vội vì bởi vì điều đó dễ dẫn tới sai sót trong công việc.
- Nhanh nhạy: Sự nhạy bén với cái mới để bắt kịp thời đại và không để bản thân bị bỏ lại ở phía sau trong nghề.
>>> Xem các tin tức việc làm tiềm năng tại khắp các tỉnh thành – khu vực mong muốn của bạn: Tìm Việc Làm Vũng Tàu – Việc Làm Bình Dương – Tìm Việc Làm TạI Đà Nẵng – Tuyển Dụng Hà NộI
Cơ hội việc làm của nghề lập trình viên
Nhu cầu về tuyển dụng lập trình viên hiện nay đang ngày càng tăng cao và có rất nhiều việc làm mới cần nhân sự đáp ứng cho vị trí lập trình viên. Bên cạnh đó, còn có cơ hội việc làm fulltime và rất nhiều doanh nghiệp cần tuyển dụng lập trình viên trẻ cho vị trí freelancer, làm việc từ xa hay thực tập sinh,… Dù là sinh viên mới ra trường, người chưa có kinh nghiệm hay nhiều kinh nghiệm làm việc thì bạn hãy lựa chọn vị trí phù hợp với bản thân.
Mức lương lập trình viên là bao nhiêu?
Thu nhập của công việc này hiện được đánh giá là rất hấp dẫn so với nhiều ngành nghề khác, dao động từ 10 – 25 triệu đồng/tháng. Mức lương sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào năng lực, số năm kinh nghiệm, cấp bạc và quy mô công ty.
Kinh nghiệm tìm việc dành cho lập trình viên
Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm lập trình viên, hãy truy cập ngay danh mục jobs của VietnamWorks.
Nhu cầu tuyển dụng lớn nhưng để tìm kiếm được công việc lập trình viên chất lượng, phù hợp thì bạn cần có bí quyết riêng, tìm đúng chỗ. Khi tìm việc làm, bạn sẽ tìm đến website tuyển dụng trực tuyến, nhưng không phải website nào cũng uy tín. Hiện nay, có khá nhiều website không kiểm duyệt tin tuyển dụng kỹ, đăng bừa bãi khiến ứng viên tìm việc mất thời gian nộp CV ứng tuyển và không nhận được hồi âm.
Để không phải lãng phí thời gian vào các tin tuyển dụng kém chất lượng, bạn hãy tìm việc làm tại trang tuyển dụng uy tín như VietnamWorks.com. Tại đây, tin tuyển dụng luôn được sàng lọc chặt chẽ, nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ thông tin và luôn được cập nhật nhanh chóng nên bạn không mất nhiều thời gian cũng như không bỏ lỡ bất cứ cơ hội việc làm hấp dẫn nào.
Ngoài ra, tại WowCV của VietnamWorks còn hỗ trợ ứng viên tạo CV trực tuyến chuyên nghiệp và tìm việc làm theo tiêu chí của bạn. Với giao diện dễ nhìn, thiết kế khoa học, hiện đại, chắc chắn bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi tìm việc tại kênh tuyển dụng VietnamWorks.
Bên cạnh đó, VietnamWorks.com còn là nơi chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm quý báu về tuyển dụng nhân sự cho nhà tuyển dụng lẫn ứng viên tìm việc. Mọi thông tin chia sẻ đều đến từ chuyên gia tuyển dụng và những người lâu năm trong nghề nhân sự đều được tổng hợp trên hạng mục HR Insider có trên website VietnamWorks.com. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Xem thêm :
- Ngôn ngữ lập trình là gì? 10 ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay
- System admin là gì? Mô tả công việc và yêu cầu System admin
- Giải mã Engineer AI là gì? Mức thu thập hấp dẫn của Engineer AI
- IT support là gì? Mức thu nhập thực tế – HR Insider VietnamWorks
- Thuật toán là gì? Tầm quan trọng và các loại thuật toán cần biết
- Nghề IT là gì? Nghề IT làm những công việc gì và thu nhập bao nhiêu?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh trang tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.