adsads
lap trinh huong doi tuong la gi
Lượt Xem 551

Lập trình hướng đối tượng (OOP) là gì?

Lập trình hướng đối tượng (OOP) là một kỹ thuật lập trình cho phép lập trình viên tạo ra các đối tượng với các thuộc tính và phương thức riêng biệt, giúp tăng tính tái sử dụng và dễ bảo trì của code.

Định nghĩa theo đối tượng

Mỗi đối tượng trong OOP bao gồm hai thành phần chính là thuộc tính và phương thức.

  • Thuộc tính là các thông tin, đặc điểm mô tả đối tượng đó. Ví dụ, đối tượng “con người” có thể có các thuộc tính như chiều cao, cân nặng, màu da, tên, tuổi…
  • Trong khi đó, phương thức là những hành động, thao tác mà đối tượng đó có thể thực hiện. Ví dụ, đối tượng “con người” có thể có các phương thức như “ăn”, “ngủ”, “học”, “làm việc”…

Định nghĩa theo lớp

Trong lập trình hướng đối tượng, một lớp là một khuôn mẫu định nghĩa các thuộc tính và phương thức cho một nhóm các đối tượng có tính chất tương tự. Lớp là sự trừu tượng hóa của đối tượng, bao gồm các phương thức và thuộc tính được định nghĩa trước.

Khác với kiểu dữ liệu thông thường, lớp là một đơn vị trừu tượng bao gồm sự kết hợp giữa các phương thức và thuộc tính. Nó cho phép tạo ra nhiều đối tượng có cấu trúc giống nhau, từ đó giảm thiểu việc lặp lại code và tăng tính tái sử dụng của chương trình.

Sự khác nhau giữa Đối tượng (Object) và Lớp (Class) trong OOP

Lớp là một khuôn mẫu được định nghĩa trước, còn đối tượng là một thực thể được tạo ra dựa trên khuôn mẫu đó.

Ví dụ, nếu ta lấy lớp “chó” làm ví dụ, thì lớp này có các thuộc tính như số chân, số mắt, chiều cao, cân nặng, màu lông, đuôi… và các phương thức như sủa, đi, ăn, ngủ… Trong khi đó, đối tượng “Phú Quốc” là một thực thể mang đặc tính của lớp “chó”, có số chân, số mắt, chiều cao, cân nặng, màu lông, đuôi… tương tự như các đối tượng khác thuộc lớp “chó”.

Xem thêm:

Vai trò của lập trình hướng đối tượng

Sau khi tìm đã hiểu khái niệm lập trình hướng đối tượng là gì, ta cùng đi tìm hiểu vai trò của nó ngay sau đây.

OOP được sử dụng để quản lý source code một cách tối ưu, tăng tính tái sử dụng và tiết kiệm tài nguyên cho hệ thống. Bên cạnh đó, OOP còn giúp tóm gọn các tính chất của thủ tục đã biết trước thông qua việc sử dụng đối tượng. Việc sử dụng OOP giúp lập trình viên tác động vào các chủ thể giống như trong thực tế, giúp cho việc sửa lỗi phần mềm, bảo trì và duy trì hệ thống trở nên chủ động hơn. OOP là một phương pháp lập trình hiệu quả, giúp tăng năng suất và đẩy nhanh tiến độ công việc. Hiện nay, lập trình hướng đối tượng là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến, cho phép các đối tượng tương tác, truyền thông và xử lý dữ liệu một cách linh hoạt.

Vai trò của lập trình hướng đối tượng

Lập trình hướng đối tượng cho phép các đối tượng tương tác, truyền thông và xử lý dữ liệu một cách linh hoạt.

Ưu điểm, nhược điểm của lập trình hướng đối tượng

Ưu điểm

  • Mô hình hóa những thứ phức tạp thành dạng cấu trúc đơn giản hơn.
  • Khả năng tái sử dụng code OOP, giúp tiết kiệm tài nguyên.
  • Quản lý code dễ dàng mỗi khi có những sự thay đổi từ chương trình.
  • Việc sửa lỗi trở nên dễ dàng và nhanh chóng nhờ tìm lỗi trong các lớp (được cấu trúc từ trước) đơn giản hơn.
  • Tính bảo mật cao, bảo vệ thông tin an toàn thông qua việc đóng gói.
  • Có thể dễ dàng mở rộng và phát triển dự án theo nhu cầu.
  • Khả năng bảo trì và điều chỉnh chương trình nhanh chóng và hiệu quả.
  • Tăng năng suất và đơn giản hóa độ phức tạp mỗi khi bảo trì cũng như mở rộng phần mềm.

Nhược điểm

  • Dữ liệu được xử lý tách rời đồng nghĩa với việc khi cấu trúc dữ liệu thay đổi sẽ khiến thuật toán thay đổi theo.
  • Không tự động khởi tạo và giải phóng dữ liệu động.
  • Không mô tả được hệ thống trong thực tế một cách đầy đủ và chân thật.

Đặc tính cơ bản của OOP

Tính đóng gói (Encapsulation)

Trong lập trình hướng đối tượng, mọi dữ liệu và phương thức có liên quan sẽ được đóng gói thành các lớp để quản lý và sử dụng thuận tiện hơn. Mỗi lớp được xây dựng để thực hiện một nhóm chức năng đặc trưng riêng của lớp đó. Việc đóng gói giúp che dấu một số thông tin và chi tiết cài đặt nội bộ để bên ngoài không thể truy cập trực tiếp.

Tuy nhiên, nếu trạng thái đối tượng không hợp lệ, có thể do chưa được kiểm tra tính hợp lệ hoặc các bước thực hiện không đúng quy trình hay đã bị bỏ qua. Điều này có thể được tránh bằng cách tuân thủ nguyên tắc trong OOP là khai báo trạng thái bên trong của đối tượng là private và chỉ cho phép truy cập qua public/protected method/property.

Tính kế thừa (Inheritance)

Kế thừa là tính năng cho phép xây dựng một lớp mới dựa trên các định nghĩa đã có của lớp cha. Việc này cho phép lớp con kế thừa dữ liệu và phương thức từ lớp cha, giúp giảm thiểu việc định nghĩa lại các thành phần đã có và đồng thời có thể mở rộng thành phần kế thừa để bổ sung thêm các thành phần mới.

Kế thừa trong OOP có nhiều loại, bao gồm đơn kế thừa, kế thừa đa cấp, đa kế thừa và kế thừa thứ bậc. Khi xây dựng, thường bắt đầu với thiết kế định nghĩa của các lớp, và các lớp này thường có quan hệ với một số lớp khác, nên chúng có đặc tính giống nhau.

Tính đa hình (Polymorphism)

Đa hình là một tính chất quan trọng của lập trình hướng đối tượng. Nó cho phép thực hiện cùng một hành động bằng nhiều cách khác nhau. Nói cách khác, đa hình là khái niệm mà hai hoặc nhiều lớp có thể có những phương thức tương đối giống nhau, nhưng lại có thể thực thi theo nhiều cách khác nhau. Việc này cho phép tối ưu hóa mã nguồn và giảm thiểu sự trùng lặp trong việc định nghĩa các phương thức, đồng thời tăng tính linh hoạt trong việc sử dụng chúng.

Tính trừu tượng (Abstraction)

Trong OOP, tính trừu tượng được thể hiện bằng cách chọn ra các phương thức và thuộc tính của đối tượng cần thiết để giải quyết bài toán lập trình, mà không cần quan tâm đến tất cả các thuộc tính và phương thức có sẵn của đối tượng. Việc này giúp tối ưu hóa mã nguồn và giảm thiểu sự phức tạp trong việc quản lý đối tượng, đồng thời giúp tăng tính linh hoạt và dễ bảo trì trong lập trình OOP.

Các ngôn ngữ được sử dụng trong OOP

1. Ngôn ngữ Java

Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đa nền tảng, có thể hoạt động độc lập với mục đích sử dụng. Người dùng không cần phải biên dịch mã nguồn thành mã máy cho từng nền tảng cụ thể, vì Java sử dụng bytecode để biên dịch code.

 Ngôn ngữ Java

Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đa nền tảng, có thể hoạt động độc lập với mục đích sử dụng

Bytecode có thể chạy trên nhiều môi trường thực thi khác nhau, giúp code Java có thể chạy trên mọi phần mềm và ứng dụng một cách dễ dàng. Nhờ tính năng đa nền tảng, người dùng chỉ cần viết code Java một lần duy nhất và sử dụng nó trên nhiều nền tảng khác nhau mà không cần phải viết lại từ đầu.

2. Ngôn ngữ C++

C++ là một ngôn ngữ lập trình đa phong cách, vận hành và phát triển theo hai phong cách chính: lập trình hướng cấu trúc tương tự C và lập trình hướng đối tượng với nhiều phong cách khác nhau. Đây là một trong những ngôn ngữ lập trình đa năng nhất hiện nay, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như phát triển game, phần mềm, hệ thống, và nhiều hơn nữa.

3. Ngôn ngữ PHP

Ngôn ngữ PHP giúp người dùng có thể tạo ra các ứng dụng web đa dạng bằng cách sử dụng nhiều ngôn ngữ kịch bản mã nguồn mở chạy trên phía máy chủ.

PHP cũng được sử dụng rộng rãi trong các dự án mã nguồn mở và các dự án thương mại, đồng thời cung cấp nhiều thư viện và framework hữu ích để giúp lập trình viên phát triển ứng dụng web một cách nhanh chóng và hiệu quả.

4. Ngôn ngữ Python

Python là một ngôn ngữ lập trình bậc cao được sử dụng rộng rãi để phát triển nhiều loại ứng dụng, bao gồm cả ứng dụng web và phần mềm. Với cú pháp đơn giản, Python được xem là một trong những ngôn ngữ lập trình dễ học và dễ tiếp cận, phù hợp cho cả những lập trình viên mới bắt đầu.

5. Ngôn ngữ Javascript

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình phổ biến được sử dụng rộng rãi để tạo ra các trang web tương tác và các ứng dụng web động. Với tính tương thích cao và mức độ phổ biến rộng lớn, JavaScript đã trở thành một trong những công nghệ quan trọng nhất cho phát triển web.

Bài viết trên của HR Insider đã giải thích chi tiết về khái niệm lập trình hướng đối tượng là gì và những đặc tính của nghề. Dù là kiến thức cơ bản, nhưng đó là những điều mà hầu hết các lập trình viên cần phải học khi mới bắt đầu. Nếu bạn đang mong muốn chinh phục vị trí lập trình viên, hãy nhanh chóng vào WowCV để tạo cho mình một chiếc CV xin việc thật ấn tượng. Sau đó ứng tuyển ngay tại VietnamWorks hoặc tìm kiếm cho mình những cơ hội việc làm với những nhà tuyển dụng uy tín ngay trên đây. Hy vọng trong tương lai, bạn sẽ xây dựng một sự nghiệp vững chắc thông qua niềm đam mê công nghệ của mình.

adsads
Bài Viết Liên Quan
Mức lương cơ bản là gì?

Tìm hiểu về mức lương cơ bản và cách tính hiện nay

Mức lương cơ bản là mức lương người lao động nhận được theo thỏa thuận với doanh nghiệp hoặc tính theo vùng.

Bảng lương theo vị trí việc làm là gì?

Khám phá bảng lương theo vị trí việc làm mới nhất 2024

Từ 1/7/2024 sẽ tiến hành cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. 5 bảng lương...

Lương 5 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?

Giải đáp: Lương 5 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?

Bạn đang làm việc với mức lương 5 triệu đồng/tháng và băn khoăn về việc tham gia bảo hiểm xã hội? Bài viết này sẽ...

Chi tiết mức lương cơ sở

Giải đáp mọi thắc mắc về mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở là một mức lương cố định được sử dụng làm cơ sở để tính toán và áp dụng các khoản lương,...

Lap trinh game developer là gì

Game developer là gì? Bí quyết chinh phục nghề Game Developer

Nghề Game Developer là một nghề nghiệp đầy tiềm năng với mức lương cao và cơ hội thăng tiến rộng mở. Nếu bạn có đam...

Bài Viết Liên Quan
Mức lương cơ bản là gì?

Tìm hiểu về mức lương cơ bản và cách tính hiện nay

Mức lương cơ bản là mức lương người lao động nhận được theo thỏa thuận...

Bảng lương theo vị trí việc làm là gì?

Khám phá bảng lương theo vị trí việc làm mới nhất 2024

Từ 1/7/2024 sẽ tiến hành cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức,...

Lương 5 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?

Giải đáp: Lương 5 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?

Bạn đang làm việc với mức lương 5 triệu đồng/tháng và băn khoăn về việc...

Chi tiết mức lương cơ sở

Giải đáp mọi thắc mắc về mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở là một mức lương cố định được sử dụng làm cơ...

Lap trinh game developer là gì

Game developer là gì? Bí quyết chinh phục nghề Game Developer

Nghề Game Developer là một nghề nghiệp đầy tiềm năng với mức lương cao và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers