adsads
shutterstock 2171206157 4
Lượt Xem 2 K

Phát triển bản thân liên tục

Việc phát triển bản thân là điều mỗi người cần phải làm, nhưng ở vị trí quản lý, bạn nên không ngừng học hỏi và rèn luyện chuyên môn, các kỹ năng mềm phục vụ cho công việc. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, phân tích, giải quyết vấn đề… để xây dựng và mở rộng mối quan hệ. Người quản lý cần có tầm nhìn và định hướng để vạch ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp, cạnh tranh với đối thủ và đảm bảo việc vận hành tốt phòng ban.

Nhiều người cho rằng việc trở thành người quản lý chính là đích cuối cùng khi còn là nhân viên, nhưng suy nghĩ đó là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì khi họ đạt được điều đó rồi, họ còn phấn đấu làm gì nữa. Thực tế, ở vị trí quản lý, bạn càng phải nỗ lực gấp đôi hơn trước, không được lơ là. Nếu bạn là người thích an nhàn thì việc trở thành một người quản lý không thích hợp cho bạn.

Chịu được áp lực

Áp lực của một người quản lý luôn nặng hơn những người làm nhân viên: họ chịu sự chi phối của các cấp cao hơn, cách quản lý nhân viên của mình, hiệu quả công việc, chỉ tiêu, doanh số và xây dựng mối quan hệ với cấp trên, đối tác, khách hàng.

Khi còn làm nhân viên, bạn chỉ cần phải làm tốt những nhiệm vụ người quản lý giao, chỉ cần làm đủ thời gian và lượng công việc được giao, nhưng ở vị trí lãnh đạo, bạn phải đối mặt với vô số vấn đề xảy ra. Công việc sẽ chiếm hầu hết trong lịch trình của bạn, không còn thời gian dành cho bản thân..

Chính vì vậy, thách thức đặt ra cho các nhà quản lý là làm thế nào để công việc đạt hiệu quả, tạo động lực và hứng khởi cho nhân viên và cân bằng thời gian hợp lý nhất. Nếu muốn trở thành quản lý, bạn phải thực hiện tốt các vấn đề này.

Có khả năng chịu trách nhiệm

Quản lý chính là người “đứng mũi chịu sào” cho cả tập thể hoặc nhóm mình phụ trách. Người làm quản lý sẽ không thể đổ lỗi cho một cá nhân nào khác hay tìm bất kỳ lý do gì biện hộ. Khi công việc thất bại hoặc có vấn đề xảy ra trong phạm vi họ quản lý, họ phải đứng ra chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Vậy bạn đã sẵn sàng tinh thần để đảm đương điều này hay chưa? Nếu muốn trở thành quản lý, bạn nên hiểu rõ thách thức này để rèn luyện bản lĩnh dám làm và dám chịu trách nhiệm.

Khả năng ra quyết định

Nếu bạn thuộc kiểu người thiếu quyết đoán, dễ bị tác động bởi các yếu tố xung quanh thì không nên “mơ tưởng” đến vị trí quản lý. Bởi vì, ở cương vị này, tính cách chủ động, quyết đoán là điều cơ bản nhất cần có. Thường xuyên phải đưa đưa ra quyết định có tính chiến lược cũng như giải quyết các vấn đề nội bộ.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, bạn phải truyền đạt những tin xấu cho cấp trên hay nhân viên của mình như sa thải một ai đó, thông báo một kết quả công việc rất tệ…

Vì vậy, bạn không thể là người hay do dự, chần chừ mà phải khéo léo, chủ động, dứt khoát và hiểu rõ tình hình nhất. Có như vậy mới xứng đáng là người dẫn đầu đáng tin cậy của cả tập thể.

Bạn có chấp nhận “bị ghét”?

Một thách thức nữa mà bạn phải đối đầu khi làm quản lý đó chính là chấp nhận mọi sự “yêu”, “ghét”, thị phi từ người xung quanh. Khi làm nhân viên bạn có thể  dễ dàng kết thân hay được mọi người yêu mến nhưng ở vị trí quản lý thì bạn khó có thể thực hiện được điều này.

Quản lý bị “ghét” không phải là chuyện lạ gì. Ngoài ra, không thể tránh khỏi sự ganh ghét hay chơi xấu từ một vài cá nhân nào đó luôn muốn cạnh tranh với bạn. Khi làm quản lý, bạn phải luôn tỉnh táo để nhìn nhận thấu đáo để phân biệt thật giả – đúng sai, không để cảm tình cá nhân xen vào công việc. Tuy nhiên, đừng quá lo ngại, nếu thật sự bạn có bản lĩnh, có tố chất của người làm quản lý, biết ứng xử khéo léo trong các mối quan hệ công việc thì sẽ được yêu mến và tôn trọng là điều tất nhiên.

Huấn luyện, phát triển và cố vấn

Khi trở thành quản lý, bạn cần phải nắm bắt việc phát triển nhiều kiến thức, kỹ năng và năng lực của cấp dưới. Các kỹ năng cần thiết như: cố vấn, huấn luyện cho các thành viên trong nhóm cho mục tiêu phát triển nghề nghiệp của họ

Giao tiếp

Người quản lý mới phải giao tiếp với mọi người ở nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm: những thành viên trong nhóm, cấp trên, đồng nghiệp hay những người ở bộ phận khác. Các kỹ năng cần thiết bao gồm: cởi mở, thu phục lòng người, truyền đạt các mục tiêu và kỳ vọng với cấp dưới và cấp trên.

Trao quyền và quản lý vi mô

Khi mới bắt đầu làm quản lý, bạn cần xác định được những nhiệm vụ nào bạn phải tự làm những nhiệm vụ nào có thể giao cho cấp dưới. Bạn cần phải biết: khi nào cần can thiệp và hỗ trợ các thành viên trong nhóm mà không phạm phải lỗi quản lý vi mô. Từ bỏ mong muốn nắm quyền kiểm soát cá nhân, tạo điều kiện cho nhân viên tự chủ. Tin tưởng và thoải mái khi để người khác làm công việc mà bạn chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng.

Nâng tầm kỹ năng quản lý của bạn và vượt qua những thử thách  trong công việc. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp.

Xem thêm: Góp ý nhân viên thế nào cho khéo?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers