adsads
shutterstock 1172930443
Lượt Xem 5 K

Một cuộc khảo sát gần đây của McCrindle Research cho thấy nhiều người Úc mong muốn được giành lại quyền tự do trong việc làm tại nhà hoặc làm việc từ xa:

Hơn 78% người đồng ý việc làm ở nhà và cho biết họ sẽ gắn bó lâu hơn với công ty nếu được cung cấp các điều kiện làm việc từ xa hoặc môi trường làm việc linh hoạt hơn.

Tuy nhiên sau khi chúng ta đã quen với cảm giác làm việc tại nhà, nó thường không lý tưởng như chúng ta tưởng tượng. Ngồi trước máy tính cả ngày trong khi cuộc sống gia đình vẫn diễn ra hoặc ở một mình và bị cô lập với đồng nghiệp, phải kiểm tra tin nhắn và email vào ban đêm, phải quản lý các mối quan hệ với đồng nghiệp và khách hàng thông qua các cuộc họp thông qua ứng dụng Zoom vào mỗi thứ Hai, đã góp phần khiến nhiều người trong chúng ta cảm thấy kiệt sức và chán nản.

Cố vấn lâm sàng hàng đầu của Beyond Blue, tiến sĩ Grant Blashki nói rằng: “Đó là một trường hợp, hãy cẩn thận với những gì bạn mong muốn”. Rủi ro lớn nhất là công việc ngấm vào cuộc sống cá nhân của chúng ta và các ranh giới ngày càng trở nên mờ nhạt, sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng như chăm sóc gia đình. Vậy đâu là hai mặt của vấn đề này?

Chúng ta đã đánh mất bản thân!

Trước khi COVID diễn ra, chúng ta dành một ngày tại văn phòng, hầu hết chúng tôi không nghĩ nhiều đến việc rời khỏi bàn làm việc của mình để nghỉ giải lao hoặc trò chuyện với mọi người xung quanh.

Quá tải trong trạng thái làm việc

Giờ đây, với công nghệ cho phép liên lạc 24 giờ một ngày, nhiều người trong chúng ta cảm thấy liên tục bị giám sát và theo dõi. Theo Blashki, chính sự tiện lợi này này đang khiến chúng ta bỏ qua những khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thiết cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Đồng thời đặt việc chăm sóc bản thân vào vị trí cuối cùng trong danh sách ưu tiên.

Ông nói rằng sự xâm nhập của công nghệ có nghĩa là các đồng nghiệp có nhiều quyền truy cập vào cuộc sống làm việc của chúng ta hơn bao giờ hết. Thật không may, nhiều người trong chúng ta đã biến ngôi nhà của mình thành nơi làm việc với đầy sự căng thẳng của khối lượng công việc ngày càng tăng lên. Chuyên gia về phục hồi hiệu suất tại nơi làm việc và lãnh đạo con người Michelle Bihary tin rằng những gì chúng ta đã mất chính là những khoảnh khắc “chuyển đổi” đó. Giờ đây, chúng tôi đang làm việc hoặc quản lý các trách nhiệm tại nhà, và luôn phải chịu áp lực trên tất cả các cương vị như đối tác, phụ huynh, hay người chăm sóc hoặc nhân viên.

Suy giảm khả năng kết nối con người

Bihary, tác giả của cuốn sách Leading Above the Line, nói rằng đó là những khoảnh khắc rất quan trọng để kết nối với chính chúng ta. Đối với nhiều người trong chúng ta, chẳng hạn, thời gian đi làm có thể thay bằng thời gian nghe podcast, phản ánh hoặc kết nối với mọi người.

Đối với các nhà lãnh đạo, thời gian tán gẫu tại văn phòng cũng là cơ hội để có được cảm nhận thực tế về vị trí của nhân viên và những gì họ đang cần. Giờ đây, các nhà lãnh đạo cần chuyển một số kỹ năng quản lý của họ sang một môi trường làm việc trực tuyến này. Điều này có thể là một áp lực vô hình nhưng lại mang tác động vô cùng to lớn.

Vậy chúng ta nên làm gì?

Bihary nói rằng bây giờ là lúc để những người giám sát các nhóm xem xét cách họ có thể kết nối với nhân viên và vai trò của họ trong việc truyền cảm hứng cho năng suất, khuyến khích phát triển kỹ năng và đưa ra phản hồi tích cực. Các nhà lãnh đạo cần cung cấp bệ phóng hỗ trợ khuôn khổ làm việc tại nhà, về mặt tích cực, đã tạo ra những cơ hội đáng kinh ngạc, quyền tự chủ và tự quyết.

Phân định ranh giới rõ ràng

Blashki nhận định rằng ở một nơi làm việc lành mạnh về tinh thần, mọi người cần có bản mô tả công việc rõ ràng, khối lượng công việc có thể quản lý và khung thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Mối quan tâm của nhà tuyển dụng là phải thiết lập tốt những khía cạnh này, nếu không, sự kiệt sức trong mỗi nhân viên sẽ là một rủi ro thực sự.

Mặt khác, những nhân viên đang cảm thấy căng thẳng vì thiếu sự minh bạch trong ranh giới làm việc sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận và vai trò của họ. Blashki cho biết, họ cũng cần phải chịu trách nhiệm cho những công việc thường xuyên của mình và điều đó bao gồm cả việc quản lý kỳ vọng thông qua giao tiếp.

Nếu bạn trả lời các cuộc điện thoại từ khách hàng mọi lúc, nó sẽ dần trở thành tiêu chuẩn hay thói quen. Bạn nên thiết lập các trạng thái cho thấy chúng ta đang ở chế độ làm việc – mặc quần áo chuyên nghiệp để đi làm, kiểm soát ai có thể nhắn tin và gọi điện cho chúng ta và vào thời điểm nào, đồng thời xác định nghiêm ngặt thời điểm chúng ta đang không làm việc, hoặc nghỉ ngơi.

Khoảng lặng cho việc nghỉ ngơi

Một khoảng lặng vào cuối ngày, chẳng hạn như đi bộ, hay một buổi thiền hoặc thậm chí là một ly rượu, có thể rất có lợi cho tinh thần. Đây là báo hiệu đã đến lúc bạn cần được thư giãn, tắt đi máy tính làm việc và tạm thời khóa cánh cửa văn phòng tại nhà của bạn.

Blashki nói, lập kế hoạch cho việc nghỉ trưa và gặp gỡ hoặc các kỳ nghỉ cũng là điều cần thiết, vì nếu không, công việc sẽ mở rộng để lấp đầy khoảng trống này. Chúng ta không nên khuyến khích việc ăn ngay tại bàn làm việc. Hãy dành thời gian giải lao thường xuyên và thời gian giải trí một cách chủ động để hạn chế hiện trạng quá tải công việc.

Bihary, cho biết sống sót trong môi trường làm việc mới đòi hỏi phải phát triển một số kỹ năng tinh thần, thay vì chỉ tập trung vào kỹ năng multi-tasking. Hãy chú ý đến những gì đang diễn ra ngay bây giờ. Bạn cần học cách quản lý tâm trí và rèn luyện bản thân để thích nghi với thực tế. Kỹ năng này hiện tại đang trở thành xu hướng và rất cần thiết đối với bất cứ ai làm việc tại nhà quá lâu. 

Một vấn đề bao giờ cũng tồn tại cả hai mặt tốt và xấu. Điều duy nhất chúng ta có thể làm đó là hãy sáng suốt để nhìn nhận đâu là điều bản thân cần nhất. HR Insider muốn khuyên bạn hãy hướng tới những gì tích cực, đồng thời hạn chế tối đa mặt còn lại sẽ giúp chúng ta sống và làm việc có ý nghĩa hơn.

>>> Xem thêm: Đã là sếp, thì nên là một người sếp tốt!

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers