adsads
ve truoc hay sau 7h khong quan trong quan trong la nang suat lam viec cua ban nhu the nao 3
Lượt Xem 36 K

Dạo gần đây, cộng đồng mạng đang xôn xao với quan điểm cho rằng các bạn trẻ ngoài giờ làm việc cơ bản, thay vì vội vã về nhà lúc 7h tối thì nên ở lại công ty để nghiên cứu và học hỏi thêm nhiều kiến thức nữa. Nhưng liệu có phải mỗi ngày cứ đi sớm về muộn thì chẳng mấy chốc bạn sẽ thành công? Câu trả lời không nằm ở số giờ bạn làm thêm, mà nằm ở cách làm việc hiệu quả khi bạn biết tận dụng quỹ thời gian linh hoạt của mình.

Bạn đang độ tuổi 20-25, là khoảng thời gian căng tràn nhiệt huyết nhất và cũng giàu năng lượng nhất trong cuộc đời. Không phải ngẫu nhiên khi một quan điểm dành những người trẻ tự tin, năng động nên cố gắng học hỏi và tiếp thu nhiều hơn nữa. Đây là thời điểm để bạn tạo một bước đệm kiến thức để sẵn sàng cho những cơ hội tương lai. Nhưng việc học tập có thể bằng cách này hoặc cách khác, tùy vào khả năng tiếp nhận và mức độ hứng thú mà mỗi người có một cách học hiệu quả khác nhau.

 

“Bạn không thể ép mình ngồi một chỗ đọc sách về cách trồng cây khi chính bạn lại muốn tự mình ra ngoài xem cách người ta trồng cây.”

Tương tự như vậy, liệu bạn có tiếp tục ngồi yên một chỗ mà bạn đã “dính” phải hơn 8-9 tiếng một ngày để “cày” thêm kiến thức và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân? Thời gian không phải là thước đo duy nhất để đánh giá thành công trong tương lai của bạn. Cách bạn sắp xếp thời gian để tối ưu hóa công việc mới là thế mạnh giúp bạn làm việc hiệu quả và bật cao hơn những người còn lại.

 

Hãy thử phác họa hai hình mẫu dưới đây, và suy nghĩ xem liệu bạn sẽ là ai trong số họ?

Một nhân viên cần mẫn đi làm vào lúc 8h sáng hoặc thậm chí sớm hơn 8h, anh ta dành thời gian làm việc theo quy định công ty từ 8-9 tiếng đồng hồ để xử lí các công việc bắt buộc hoặc mang tính chất cấp thiết. Sau khi tan làm vào lúc 7h, anh ta tiếp tục lựa chọn ở lại công ty để miệt mài soạn thảo văn bản, tóm tắt cuộc họp buổi chiều, trả lời những e-mail còn sót, đọc thêm tư liệu về công ty, cố gắng hoàn thành nốt việc dang dở hôm nay, nghiên cứu xây dựng bản kế hoạch cho dự án sắp đảm nhận,… Sau mười mấy giờ đồng hồ “vùi đầu” vào máy tính, anh ta cuống cuồng nhận ra mình chỉ còn khoảng nửa tiếng để ăn tối một cách chóng vánh, “chạy nước rút” di chuyển trở về nhà, vệ sinh cá nhân trong vài nốt nhạc để còn mau chóng…lên giường đi ngủ cho kịp giờ thức dậy đi làm vào sáng mai.

Một ngày 24 tiếng, ngoài thời gian nghỉ ngơi thì tất cả quỹ thời gian còn lại (trung bình khoảng trên 12 tiếng đồng hồ!), anh ta “cống hiến” cả cho sự nghiệp của mình! Nhưng mãi đến tận bây giờ, anh chàng vẫn là một nhân viên nhỏ nhặt chẳng ai biết đến…

Và bây giờ, hãy thử gặp gỡ một nhân vật khác biệt. Đây là lãnh đạo trực tiếp của anh nhân viên ở trên, người có khối lượng công việc nhiều hơn, trách nhiệm lớn hơn và nhiều vấn đề đau đầu phải giải quyết hơn anh nhân viên nọ. Chưa bao giờ mọi người trong công ty thấy anh chàng lãnh đạo này ra về muộn sau 7h. Đúng giờ đi làm, anh quẹt thẻ có mặt. Hết giờ làm việc, anh cũng thu dọn về nhà như tất cả nhân viên của mình. Thay vì ở lại công ty để miệt mài làm những công việc một cách thiếu trật tự, anh thường lựa chọn khoảng thời gian buổi tối để nghỉ ngơi thư giãn cùng với bạn bè, gia đình, nạp năng lượng sẵn sàng cho ngày làm việc mới.

 

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Ai cũng thấy người lãnh đạo làm việc ít thời gian hơn, nhưng tại sao lại thành đạt hơn anh nhân viên kia?

Có thể bạn cho rằng, anh chàng nhân viên là người biết tận dụng thời gian rảnh của mình để làm thêm được nhiều việc hơn, làm việc hiệu quả hơn và không để tồn đọng công việc sang ngày mới. Nhưng thực chất người đang lãng phí thời gian lại chính là anh nhân viên ấy. Người thành đạt là người biết làm chủ thời gian của mình. Anh lãnh đạo thường bắt đầu ngày mới của mình bằng cách trả lời cho ba câu hỏi: hôm nay anh cần phải làm gì, việc nào nên được ưu tiên trước và mục tiêu cần đạt được cuối ngày là gì. Dựa trên ba đáp án, anh tiến hành giải quyết bài toán thời gian “hóc búa” của mình. Anh tập trung xử lí những việc quan trọng trong buổi sáng – thời điểm anh nhận thấy mình làm việc hiệu quả nhất. Sau giờ nghỉ trưa, anh bắt đầu tổ chức các cuộc họp hoặc bắt tay vào những việc nhỏ lẻ. Vào giờ tan làm, anh tổng kết lại những gì đã thực hiện được, đánh giá các mục tiêu và điều chỉnh kế hoạch làm việc ngày mai để đảm bảo không có công việc nào tồn đọng hoặc chậm trễ.

Sau giờ làm, anh dành thời gian cho các cuộc hẹn gặp gỡ bạn bè, người quen – thời điểm để anh mở rộng các mối quan hệ của mình hoặc trở về với gia đình, làm những việc mình yêu thích như xem phim, đọc sách,… để thư giãn.

Điển hình của phong thái làm việc linh hoạt trên là Andy Grove – CEO đồng sáng lập tập đoàn Intel. “Cây đại thụ” làng công nghệ này không bao giờ có một khuôn mẫu làm việc trùng lặp và luôn ra về vào lúc 6h30 tối mỗi ngày dù cho bất kỳ chuyện gì xảy ra. Ông cho rằng 8 tiếng đồng hồ làm việc là quá đủ để khiến cơ thể bắt đầu sinh ra phản ứng chậm chạp và mệt mỏi. Mọi vấn đề được tiếp thu và xử lí sau 6h30 tối đều chỉ được đánh giá dưới mức trung bình. Do đó, “ngày làm việc của tôi sẽ kết thúc khi tôi cảm thấy bản thân có dấu hiệu mệt mỏi – và đó là lúc 6h30.” – CEO nổi tiếng chia sẻ.

“Thời gian là vàng là bạc” – Triết lí của người xưa về giá trị của thời gian luôn đúng đắn. Nhưng chỉ những ai thật sự thấu hiểu và quản lí thời gian của mình một cách tối ưu để làm việc hiệu quả mới là người thành công vượt bậc. Nếu chỉ dành thời gian trống để lặp đi lặp lại cùng một công việc, nhiệm vụ mỗi ngày thì bạn vẫn mãi “dậm chân tại chỗ” trong khi người khác đã đi được quãng đường cách bạn rất xa.

Vậy anh nhân viên khuôn mẫu hay nhà lãnh đạo linh hoạt? Bạn chọn ai và sẽ trở thành ai trong tương lai? Hãy nhớ rằng thời gian không phải là thước đo hiệu quả nhất của thành công. Cách bạn điều khiển và nắm giữ 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày của mình mới là yếu tố quyết định tất cả.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Actuary là gì?

Actuary là gì? Khám phá nghề thẩm định đầy tiềm năng

Actuary được coi là xương sống trong ngành tài chính, là động lực để các tập đoàn, doanh nghiệp phát triển mà không mất quá...

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Trong thế giới hiện đại, Hustle đang ngày trở nên phổ biến, nhất là đối với giới trẻ, dân văn phòng. Tuy nhiên, không phải...

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là gì? Giải đáp chi tiết cho người mới bắt đầu

Vốn cố định là một trong những loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần thường xuyên theo dõi và quản...

Khám phá chi tiết về hội chứng cô độc hướng ngoại

Cô độc hướng ngoại và cách để dân văn phòng vượt qua?

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình rất hướng ngoại, dễ hòa nhập với đám đông nhưng đôi khi lại muốn tách biệt ra khỏi...

Khám phá công việc của một kế toán công trình

Kế toán công trình: Cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng cần có

Hầu như tất cả các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có bộ phận kế toán và công ty xây dựng cũng không ngoại...

Bài Viết Liên Quan
Actuary là gì?

Actuary là gì? Khám phá nghề thẩm định đầy tiềm năng

Actuary được coi là xương sống trong ngành tài chính, là động lực để các...

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Trong thế giới hiện đại, Hustle đang ngày trở nên phổ biến, nhất là đối...

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là gì? Giải đáp chi tiết cho người mới bắt đầu

Vốn cố định là một trong những loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp....

Khám phá chi tiết về hội chứng cô độc hướng ngoại

Cô độc hướng ngoại và cách để dân văn phòng vượt qua?

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình rất hướng ngoại, dễ hòa nhập với đám...

Khám phá công việc của một kế toán công trình

Kế toán công trình: Cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng cần có

Hầu như tất cả các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có bộ phận...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers