Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm lớn nhất của bạn là truyền cảm hứng để nhân viên trở thành những phiên bản tốt nhất của bản thân họ. Nếu làm tốt việc này, nhân viên của bạn sẽ không chỉ làm việc hiệu quả hơn mà còn hạnh phúc hơn với công việc của họ. Một trong những thách thức khó khăn nhất, đặc biệt là đối với các nhà quản lý mới, là cân bằng tư duy lãnh đạo này (tập trung vào việc giúp đỡ người khác) trong khi vẫn đảm bảo được các kết quả kinh doanh.
Mặc dù ở thời điểm hiện tại không có phương pháp tuyệt đối nào cho một nhà lãnh đạo thành công nhưng vẫn có nhiều kế hoạch hành động mà bạn có thể thực hiện để đảm bảo nhân viên của bạn luôn đi đúng hướng. Dưới đây là 8 chiến thuật để giúp nhân viên của bạn làm việc hiệu quả hơn.
1. Hãy là chính mình
Nếu bạn cố “gồng” để trở thành một phiên bản không phải bạn thì nhân viên sẽ là người cảm nhận điều đó rõ ràng nhất vì họ tiếp xúc với bạn mỗi ngày. Vì vậy, đừng gắng gượng để trở thành một ai đó xa lạ vì nó sẽ làm bạn đánh mất niềm tin ở những người cộng sự của mình.
Bạn không cần phải trở thành “tín đồ” của một phong cách lãnh đạo nhất định nào đó. Hãy cố gắng hành xử theo cách phù hợp với niềm tin và giá trị của bạn vì đây là cách tốt nhất để giúp cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn mỗi ngày và cũng là cách hữu hiệu để gửi thông điệp tới nhân viên của bạn – hãy là chính mình!
2. Tạo một nền văn hóa công ty với 2 yếu tố cốt lõi: minh bạch và tôn trọng các phản hồi
Trong thực tế, nhiều nhà quản lý cảm thấy vô cùng ngần ngại khi thừa nhận mình đã làm sai. Thế nhưng việc dũng cảm và thẳng thắn thừa nhận sai lầm là yếu tố quan trọng để xây dựng một nền văn hóa trung thực và minh bạch, nơi mọi người có thể cảm được tin tưởng và tự do để làm việc tốt nhất. Vì vậy, nếu bạn là CEO hay nắm giữ các vị trí quản lý, hãy học cách thừa nhận khi bạn sai.
Đôi khi, ở vai trò lãnh đạo, bạn nghĩ rằng mình luôn phải chứng tỏ khả năng kiểm soát và luôn luôn hành động đúng. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận được nhiều sự tôn trọng hơn nếu bạn thừa nhận khi bạn không biết câu trả lời hoặc đã phạm sai lầm, cách làm này sẽ giúp nhân viên cảm nhận được sự minh bạch và thúc đẩy tinh thần không ngừng học hỏi. Trong tầm nhìn dài hạn, nó sẽ cho phép mọi người tích cực sáng tạo và không ngừng cải tiến.
3. Gắn bó hơn với từng cá nhân
Quan tâm đến những biến cố vừa xảy ra trong cuộc sống của một ai đó hoặc chia sẻ với nhân viên có thể xây dựng mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa bạn và mọi thành viên trong nhóm. Sự gắn kết này sẽ tạo cơ hội cho bạn thấu hiểu những động lực có thể thúc đẩy nhân viên của bạn, những mảng họ thích làm và những mục đích công việc cũng như cuộc sống của họ. Khi một nhân viên biết rằng ông chủ của họ quan tâm đến thành công của họ, họ sẽ có thêm động lực để làm việc và họ sẽ cảm thấy có nghĩa vụ phải làm việc chăm chỉ cho bạn. Thêm vào đó, nếu bạn cho nhân viên họ được quan tâm, họ sẽ sẵn sàng cho bạn những phản hồi mang tính xây dựng để cải thiện công việc.
4. Công nhận những nỗ lực
Công nhận một kết quả không thực sự xuất sắc có thể tạo ra sự tranh cãi cho những nhân viên cấp dưới. Tuy nhiên nếu bạn phớt lờ nỗ lực của nhân viên, họ sẽ ngày một nhụt chí. Dù ranh giới ở đây rất mong manh, bạn vẫn phải bỏ tâm sức vào việc phát hiện và công nhận chính xác nhất những đóng góp của nhân viên.
Việc công nhận nỗ lực của ai đó không nhất thiết phải là nêu tên họ trong sự kiện hoành tráng của cả công ty. Việc bạn cần làm chỉ là cho họ biết những nỗ lực làm việc hiệu quả của họ vẫn luôn được bạn quan sát và ghi nhận từng ngày.
5. Tiếp thêm năng lượng cho nhân viên bằng cách cập nhật các công nghệ tiên tiến
Tại nhiều công ty, nhân viên đang phải làm những công việc hằng ngày bằng phương thức thủ công đáng ra nên được tự động hóa. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này thì hãy xem xét đầu tư sử dụng máy móc thay cho sức người để cải thiện hiệu suất nơi làm việc.
Hãy xem các nhiệm vụ mà nhân viên đang làm, đặc biệt là những công việc đơn điệu lặp lại nhiều lần. Dành thời gian để tìm các giải pháp có thể tự động hóa hoặc tăng tốc các tác vụ đó sẽ không chỉ đẩy nhanh tiến độ công việc mà còn giúp nhân viên hạnh phúc khi họ làm việc hiệu quả.
6. Khuyến khích việc chấp nhận rủi ro
Thực tế chứng minh, nếu 1 dự án có tỷ lệ thất bại – thành công là 40% – 60% thì nhân viên sẽ quyết định có tham gia dự án khi chỉ nhìn vào % thất bại, và con số 40% có thể làm họ e sợ. Vậy việc bạn cần làm là khuyến khích những người cộng sự của mình nhìn vào mặt khác của vấn đề, giúp họ hiểu rằng họ có đến 60% khả năng thành công và hãy khuyến khích họ chuẩn bị kỹ càng, chấp nhận những rủi ro có thể có.
Việc khuyến khích việc “mạo hiểm” sẽ không chỉ làm cho nhân viên tự tin và tự chủ hơn, mà còn mang lại những kết quả đáng mong đợi hơn.
7. Thúc đẩy mọi người làm những gì họ không nghĩ rằng họ có thể làm
Để nhân viên có sự tự chủ nhất định trong công việc là điều quan trọng, nhưng bạn với tư cách là nhà quản lý luôn phải đưa ra những “kim chỉ nam” để mọi người không đi lạc hướng. Đồng thời bạn cũng cần dành thời gian để tìm hiểu và bứt phá các giới hạn của nhân viên. Hãy dùng các câu hỏi: “Đây liệu có phải là cách tốt nhất?”, “Bạn có còn cải thiện được vấn đề này hơn nữa không?” để thúc đẩy nhân viên tìm ra những giới hạn mới cho bản thân họ và có cách làm việc hiệu quả.
8. Tuyển dụng những người giỏi nhất
Thường thì không phải là trường hợp mọi người trong nhóm của bạn là một ngôi sao sáng, một phần của việc là một người quản lý đang giúp mang những phẩm chất siêu sao này ra khỏi những người bình thường. Nhưng mặt khác, bạn cũng cần nhận ra nhân tố nào là không phù hợp và nên được loại bỏ ra khỏi tổ chức của mình, bởi lẽ bất kể bạn sử dụng chiến thuật nào, có những người nhất định sẽ không bao giờ phù hợp với công việc nhất định.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.