Tại sao lại như vậy? Nếu mỗi ứng dụng đều yêu cầu bạn cứ mỗi phút phải báo cáo các hoạt động của bạn để theo dõi, đo lường, và tối ưu hóa, thì việc theo đuổi một ý tưởng sẽ trở nên có hệ thống hơn rất nhiều. Thật ra, năng suất không phải là kẻ thù của sự sáng tạo. Thay vì biến công việc trở nên mệt mỏi như chú chuột hamster không ngừng chạy trên vòng xe của nó, tại sao không biến nó trở nên tuyệt vời như một buổi sáng đẹp trời bạn lái xe dạo vòng quanh thành phố? 5 bước dưới đây sẽ giúp bạn lấy lại cảm hứng trong công việc mà vẫn đảm bảo năng suất hiệu quả.
#1. Hãy cho bản thân chút thời gian
Sáng tạo là một việc khó để định lượng. Chúng ta không thể đo được trong 8 giờ làm việc một ngày ta đã có được bao nhiêu ý tưởng mới. Sáng tạo đôi khi còn là sự ảnh hưởng không chỉ đến kết quả công việc, mà còn là ảnh hưởng lên bạn và cách bạn cảm nhận về công việc của mình. Khi bạn đang trong dòng cảm hứng, bạn sẽ quên đi mọi khái niệm về thời gian. Khi bạn bước lên chuyến tàu của suy nghĩ, bạn sẽ chẳng còn bận tâm đến việc nhìn đồng hồ. Và deadline cũng chẳng còn ý nghĩa gì với bạn!
Những người làm việc năng suất thường thực hiện các nhiệm vụ họ cần hoàn thành theo một cách có hệ thống nhất. Việc giải quyết các vấn đề sáng tạo có thể mất một khoảng thời gian để nghiên cứu. Nó đòi hỏi nhiều yêu cầu đầu vào hơn là đầu ra. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thời gian đã bỏ ra trở nên kém hiệu quả.
Nguyên tắc 1: Hãy dừng việc tìm kiếm các cách hiệu quả hơn chỉ để giải quyết một công việc lặp đi lặp lại. Dành ra một giờ mỗi tuần để bắt đầu nghiên cứu về dự án mới. Khoảng thời gian này sẽ được dùng cho việc bạn muốn làm, thay vì việc bạn được yêu cầu làm. Bạn sẽ thấy tuyệt vời hơn khi sống trong một ý tưởng mới thay vì chỉ tìm cách giải quyết nó. Chắc chắn rằng, bạn sẽ cảm giác một giờ đồng hồ ấy trôi qua còn nhanh hơn cuộc họp mỗi tuần!
#2. Suy nghĩ vượt ra ngoài giới hạn công việc
Ngay cả vào trong những ngày năng suất nhất, bạn vẫn có cảm giác như bạn chỉ thêm vào đường đua thành tích của mình một khối lượng việc nhưng bản thân vẫn chẳng tiến xa hơn được bao nhiêu. Điều đó đúng trong trường hợp bạn dành cả ngày chỉ để hoàn thành càng nhiều càng tốt những công việc dễ làm. Và bạn không phải chú chuột hamster, công việc của bạn cũng không phải là vòng xe đó! Nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người muốn làm một công việc ý nghĩa hơn là việc thông thường. Nếu bạn đang mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn của những công việc không có hồi kết, sẽ rất khó để bạn có thể nhìn thấy bức tranh tổng thể công việc mà bạn đang làm.
Nguyên tắc 2: Hãy tạm thời dừng các công việc lặp đi lặp lại và dành ra một ngày để tập trung vào các ý tưởng lớn với cái nhìn dài hạn.
#3. Ưu tiên chất lượng hơn là số lượng
Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta giảm thiểu số lượng của các việc lặt vặt và tập trung nhiều hơn vào những việc có ý nghĩa? Việc chuyển đổi trọng tâm từ số lượng sang chất lượng có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn. Nhưng những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, công ty có truyền thống đổi mới sẽ nhận được sự tăng trưởng và lợi nhuận xứng đáng.
Sự thúc đẩy năng suất dường như không kết khúc ngay cả khi giờ làm việc đã hết. Bạn có thể thấy được cả những ảnh hưởng của nó lên các mối quan hệ và nhu cầu giải trí của bạn. Nghiên cứu tiếp theo còn cho thấy, chúng ta thường cố gắng biến cả những khoảng thời gian chết của mình trở nên ý nghĩa hơn. Bạn có thể xem phim nhiều hơn và nghe nhạc nhiều hơn so với khi còn nhỏ. Nhưng liệu bạn có cảm thấy giải trí hơn? Hay bạn cảm thấy áp lực vì lo lắng mình sẽ bỏ lỡ một bộ phim, hay bản nhạc nào đó đang hot?
Nguyên tắc 3: Thay vì cố gắng ép bản thân đọc lướt qua 25 tiêu đề trên một bài báo, hãy thử đào sâu chỉ 2 bài viết dài là đủ. Hoặc thay vì phải xem vội xem vàng 10 video trên mạng, hãy chọn ra 1 bộ phim ý nghĩa để thưởng thức. Tập trung khai thác 1 câu chuyện sâu hơn sẽ đem đến cho bạn sự thỏa mãn và hài lòng hơn.
#4. Thay đổi cách đánh giá về hiệu quả công việc
Thời gian là nguồn lực có hạn. Nhưng cả sáng tạo và năng suất không cần phải cạnh tranh lẫn nhau để tìm kiếm sự chú ý ở bạn. Đó là vấn đề của việc cân bằng và cách bạn đánh giá những giá trị của cả hai. Học cách khơi nguồn sáng tạo là khoảng thời gian hữu ích khi những nhân viên đánh giá tầm ảnh hưởng của các ý tưởng sáng tạo này, cũng quan trọng như khoảng thời gian họ làm việc.
Nhiều công ty thường bị “ám ảnh” bởi cái gọi là năng suất, nên luôn thúc ép việc sản xuất không ngừng nghỉ. Nhưng khối lượng công việc quá tải thường sẽ dẫn đến sự kiệt sức của nhân viên, từ đó làm chậm tiến độ tăng trưởng của công ty. Liệu họ có thể giữ chân nhân viên của mình bằng cách thay đổi cách đánh giá về hiệu quả công việc? Và liệu các nhân viên có cảm thấy bớt đi sự mệt mỏi khi họ biết họ đang làm những việc ý nghĩa?
Nguyên tắc 4: Hãy nghĩ ra một tiêu chí mới để đánh giá công việc của bạn. Ngừng việc theo dõi số lượng công việc bạn làm được, và bắt đầu khai thác ý tưởng để làm mới những công việc cũ. Tạo ra một bảng tính để thu thập các ý tưởng cho dự án. Hãy cho bản thân một vài phút mộng mơ mỗi tuần để thúc đẩy sự sáng tạo.
#5. Hãy để tâm trí tự do đi dạo
Khi bạn đang cố gắng vật lộn với một vấn đề, bạn thường sẽ có thói quen không ngừng tìm kiếm các trường hợp, các ví dụ mẫu sẵn có trước đây hoặc tương tự thế. Nhưng đôi khi, sự tập trung lại đem đến kết quả ngược lại những gì bạn muốn. Nghiên cứu chứng minh rằng việc để tâm trí đi lang thang sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Do đó, tốt hơn là bạn hãy tập cách hạn chế việc tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài, mà lắng nghe những gì tâm trí mách bảo. Có thể chức vụ của bạn chẳng liên quan gì đến sự sáng tạo, nhưng bất kỳ thời điểm nào bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình để giải quyết vấn đề, đó là lúc bạn đang thực hành sự sáng tạo.
Nguyên tắc 5: Lần tới khi bạn đang soạn thảo văn bản và cảm thấy bế tắc trong việc chọn từ phù hợp, hãy ngưng việc ngồi xuống và dạo một vòng trên mạng để tìm kiếm. Thay vào đó, hãy đứng dậy, đi ra ngoài để hít thở không khí. Thay vì cố gắng tìm một từ hoàn hảo, hãy xóa mọi ý nghĩ và tập trung vào giác quan của mình. Tạm quên vấn đề đi một vài phút sẽ giúp bạn trở lại và giải quyết vấn đề một cách tự nhiên và dễ dàng hơn.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.