adsads
lam guong cong cu lanh dao hieu qua nhat 1
Lượt Xem 11 K

Nghệ thuật lãnh đạo là gì?.Liệu chức danh, số lượng nhân viên dưới quyền hay còn yếu tố nào khác sẽ tạo nên một nhà lãnh đạo? Làm thế nào để cải thiện khả năng này? Đáp án cho những câu hỏi trên luôn là điều mà bất kỳ một nhà quản lý nào cũng mong muốn có được.

Tôi đã lắng nghe ý kiến từ những người xung quanh và thông qua mạng truyền thông để xem mọi người nghĩ gì về lãnh đạo. Có một câu nói phổ biến mà tôi thường được nghe: “Công cụ lãnh đạo tốt nhất mà bạn có là chính bạn”. Điều này khiến tôi suy nghĩ về sức mạnh của việc làm gương và cách bạn quản lý thông qua đó.

Nếu bạn chưa đủ khéo léo trong các mối quan hệ và cách giao tiếp với mọi người, tấm gương từ bạn sẽ khó được noi theo. Thay vào đó, việc lãnh đạo qua hành động đòi hỏi bạn phải tự nhận thức và hướng đến một hình mẫu mà nhân viên của bạn (và thậm chí cả bạn bè hoặc đối thủ cạnh tranh) hào hứng làm theo.

Minh họa từ chính bản thân là công cụ lãnh đạo mạnh mẽ nhất mà bạn có. Nếu bạn muốn tăng cường công cụ đó, bạn có thể làm theo năm điều sau đây:

1. Tham gia vào công việc của nhân viên (nhưng không quá ôm đồm).

Khi còn trẻ, một trong những câu chuyện kinh doanh yêu thích nhất của tôi là về Sam Walton, ông đã giúp đỡ nhân viên của mình bằng cách làm việc ở vai trò của họ, đeo tạp dề và đóng gói hàng hóa. Thật kỳ lạ là câu chuyện này đã đi sâu vào nhận thức của tôi trong suốt khoảng thời gian ấy.

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, nếu bạn đặt mình vào vị trí của người khác, có hai điều quan trọng sẽ xảy ra: Bạn thực sự làm tốt công việc của mình vì bạn đã nhớ chúng, và nhân viên sẽ thấy được là bạn đã hiểu và quan tâm đến những gì họ làm cho công ty. Tôi không khuyến khích các nhà lãnh đạo bị bủa vây trong mớ công việc của nhân viên mình, nhưng khi bạn nhìn thấy cơ hội để hướng dẫn nhân viên từ chính công việc của họ, hãy đảm nhận nó.

2. Loại bỏ các rào cản của sự ưu tiên.

Khi tôi còn là một thực tập sinh 20 tuổi, các nhà quản lý của tôi luôn chọn những việc tốt nhất cho mình và để phần còn lại cho chúng tôi. Việc này không những làm mất đi cảm hứng mà còn phá hủy tinh thần làm việc của nhân viên.

Vì vậy, khi tôi và các nhà đồng sáng lập của mình bắt đầu gây dựng Influence & Co., chúng tôi muốn loại bỏ rào cản giữa lãnh đạo và nhân viên. Khi phác thảo bàn làm việc mới, nhân viên sẽ được lựa chọn trước và chúng tôi ngồi vào những bàn còn lại hoặc những góc ít được để mắt đến. Phá bỏ ranh giới giữa quản lý và nhân viên là cách thể hiện rằng tất cả mọi người đều được tham gia và được đánh giá cao, không chỉ riêng cấp quản lý.

3. Quên đi cảm giác không an toàn.

Hầu hết chúng ta đều muốn mang đến sự hài lòng cho những người xung quanh, làm họ hạnh phúc và yêu thích mình. Ngay cả những nhà lãnh đạo lạnh lùng nhất từng nói “Tôi không quan tâm có ai thích mình hay không” cũng sẽ thừa nhận (có thể theo cách riêng tư) rằng họ thấy buồn nếu có ai đó không quý mến mình.

Một nhà lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải được lòng tất cả mọi người. Thậm chí nếu có ai đó không thích bạn cũng chẳng sao. Bạn phải buông bỏ sự tự ti đó và tự hỏi mình “hành động và quyết định của tôi có phải vì những điều tốt nhất cho công ty?” Nếu câu trả lời là “có”, đừng để mình bị mắc kẹt trong sự mong muốn được yêu quý từ tất cả mọi người.

4. Thách thức bản thân và những người xung quanh trở nên tốt hơn.

Làm gương không có nghĩa là mọi thứ bạn làm đều đúng. Đôi khi thành công của công ty đến từ cách mà nhân viên của bạn thấy họ được dẫn dắt thế nào, các quyết định được triển khai ra sao và ý tưởng của họ được hỗ trợ những gì.

Bạn cần tự đánh giá bản thân và tiếp thu ý kiến từ người khác trong hành trình trở thành một nhà lãnh đạo giỏi và là một tấm gương sáng. Hãy khuyến khích mọi người suy nghĩ về những điều tốt nhất cần làm cho công ty, không phải chỉ chăm chăm đi theo dấu chân của bạn vì như thế sẽ cản trở sự đổi mới. Có thể những gì bạn làm là tốt, nhưng bạn vẫn cần cởi mở với những ý tưởng mới lạ và khuyến khích nhân viên của mình làm tốt hơn mỗi ngày.

5. Chứng minh điều không thể là có thể.

Luôn nâng cao kỹ năng làm việc, sáng tạo không ngừng và đánh bại các mục tiêu to lớn hơn là những thử thách cần vượt qua – nhưng chúng sẽ trở nên khó khăn hơn nếu nhân viên của bạn không có hình mẫu để noi theo từ đội ngũ lãnh đạo của họ. Bạn không thể mong chờ sự cải tiến từ nhân viên nếu bạn không phải là tấm gương của sự sáng tạo và đổi mới.

Để khuyến khích nhân viên thử nghiệm những điều mới và đạt được những mục tiêu lớn, bạn cũng cần phải tự mình vượt qua những thách thức tưởng chừng như không thể thực hiện được. Đưa ra thử thách (và đạt được chúng) là minh chứng rằng công việc vất vả sẽ được đền bù một cách xứng đáng.

Cho dù bạn là một nhà quản lý có kinh nghiệm, hay người vừa được bổ nhiệm, hoặc chỉ kế thừa đường lối lãnh đạo từ những người đi trước, tôi chắc chắn bạn có thể nhìn thấy mình trong những câu chuyện trên. Bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc một nhà lãnh đạo biết làm gương đối với sự thành công của công ty và sự gắn kết của nhân viên như thế nào. Vì vậy, hãy áp dụng công cụ này ngay hôm nay, cải tiến không ngừng vì sự phát triển của công ty, của phòng ban và vì chính bản thân bạn.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers