adsads
Shutterstock 1627004029
Lượt Xem 35 K

Trải qua nhiều vòng phỏng vấn, cuối cùng bạn đã chọn được một ứng viên vừa ý. Câu chuyện tuyển dụng tưởng như sẽ có một cái kết tuyệt vời cho đến khi bạn phát hiện: ứng viên đó thật ra không phù hợp lắm với yêu cầu công việc! Đã lỡ tuyển rồi, phải làm sao cho hợp lý đây?

Thực tế cho thấy rằng bất kỳ công ty nào dù lớn hay nhỏ đều sẽ phạm sai lầm khi tuyển dụng. Nếu xem phù hợp với văn hoá công ty và yêu cầu công việc là 2 tiêu chuẩn phân loại nhân sự, thì sẽ có 4 nhóm nhân viên như sau:

  • Nhóm thứ nhất: những người đáp ứng cả 2 tiêu chuẩn, đây rõ ràng là nhóm lý tưởng nhất.
  • Nhóm thứ hai: những người không cùng chí hướng với công ty và cũng không đủ khả năng làm việc – đối với nhóm này, chẳng có lý do gì để giữ họ!
  • Nhóm thứ ba: những người tuy không hoà hợp với văn hoá công ty nhưng lại có thành tích làm việc xuất sắc – những người này có thể hợp tác tốt và trong tương lai gần họ sẽ hòa hợp hơn.
  • Và nhóm cuối cùng, chính là một bài toán khó: Những nhân viên cực kỳ phù hợp với văn hoá công ty nhưng không phù hợp lắm với yêu cầu công việc.

Có một điều chắc chắn rằng bất kỳ nhà quản lý nào cũng muốn nhân viên của mình hoà hợp với nhau và làm việc cho công ty thật lâu. Tuy nhiên, doanh nghiệp của bạn cũng cần hoạt động hiệu quả! Thông thường, một số công ty sẽ để những nhân viên này chủ động ra đi, hoặc tìm cách gây khó khăn buộc họ nghỉ việc. Tuy nhiên, một nhà quản lý khôn ngoan sẽ tìm cho họ 1 vị trí khác – phù hợp hơn!

Cách đây vài tháng, công ty truyền thông TheSkimm đã chia sẻ một câu chuyện tương tự: Đứng trước một nhân viên tuy không thể hoàn thành xuất sắc công việc của mình nhưng lại được mọi người quý mến, các nhà lãnh đạo không chọn cách sa thải, họ dành thời gian để kiểm tra các kỹ năng và tìm cho anh ta một vị trí phù hợp hơn. Kết quả: “Sáu tháng sau, người nhân viên ngày trước như “cá gặp nước”, phát huy tối đa năng lực của mình. Anh ta vốn đã có một tinh thần phù hợp với công ty và nay lại được định hướng đúng đắn, anh ta thật sự giúp công ty phát triển”. Như vậy, một tình huống ban đầu không được lý tưởng đã có thể trở thành một lợi thế tuyệt vời!

Là một nhà quản lý, trong tình huống đã tuyển sai người, làm sao bạn biết rằng mình có nên áp dụng cách giải quyết tương tự hay không và sẽ thực hiện như thế nào? Dưới đây là 5 bước để giúp bạn đưa ra quyết định điều chuyển nhân sự đúng đắn:

1. Tìm ngay 2 phẩm chất này

Trước khi quyết định chuyển ai đó đến vị trí mới, bạn cần tự hỏi: “Người này có phù hợp với văn hoá công ty không?” và “Họ có làm việc chăm chỉ không?” Nếu 2 câu trả lời đều là có, bạn hãy thực hiện. Cathy Donahoe – Phó Giám đốc Nhân sự của Domo – chia sẻ: “Nhân viên chăm chỉ rất khó tìm. Tuy nhiên, nhân viên vừa chăm chỉ vừa có thể hòa hợp với văn hóa của công ty lại khó tìm gấp nhiều lần. Vì vậy, nếu có ai đó thỏa được cả 2 tiêu chí, rất đáng để bạn đầu tư thời gian và nguồn lực vào người này, vì sau cùng thì họ sẽ mang lợi ích về cho công ty”.

2. Cân nhắc chi phí

Xét cho cùng, việc giữ được những nhân viên tốt ở lại công ty thật lâu mang lại nhiều lợi ích: “Bạn có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc. Thuê một nhân viên “ngắn hạn” chỉ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng tức thời, không mang lại giá trị lâu dài” – Donahoe giải thích. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, bạn cần đảm bảo việc luân chuyển này mang lại lợi ích tài chính cho công ty.

3. Tư duy nhóm

Theo Donahoe: “Trong tình huống này, điều quan trọng cần nhớ chính là một công ty thành công cũng giống như một đội bóng chiến thắng. Không nên nghĩ nhân viên như những thành viên trong gia đình, vì điều này không thật sự định hướng đúng với văn hóa công ty và có thể ảnh hướng đến kết quả làm việc của họ“. Về cơ bản, nhà quản lý tuyển dụng cần đối xử với nhân viên như những cầu thủ hạng sao – nghĩa là cần suy nghĩ thật kỹ về những kỹ năng và giá trị của họ trước khi chuyển họ sang một nhóm khác. Việc luân chuyển vị trí có thể mang đến kết quả tốt hơn chỉ cần bạn đảm bảo rằng các cầu thủ chủ chốt được đặt đúng vị trí, tiềm năng của họ sẽ được phát huy.

4. Hiểu rõ các kỹ năng của nhân viên.

Theo Carisa Miklusak, Giám đốc điều hành của Tilr: “Mọi người thường được giao nhiệm vụ dựa trên chức danh và số năm kinh nghiệm của mình”. Cách tiếp cận này không phải lúc nào cũng hiệu quả vì nó không dựa trên mức độ phù hợp giữa kỹ năng của nhân viên và yêu cầu công việc. Thêm vào đó: “Thực tế cho thấy rằng nếu nhà quản lý biết tập trung vào các kỹ năng của nhân viên và giao cho họ công việc phù hợp, năng suất làm việc của họ sẽ tăng lên, thành tích được cải thiện, họ yêu thích công việc của mình và dần dần sẽ muốn gắn bó với công ty”.

Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!

Nhân viên IT Việc làm thời vụ TP.HCM Tuyển dụng điều dưỡng
Tuyển dụng giao hàng Tuyển dụng giáo viên mầm non Tuyển dụng shipper

5. Hãy minh bạch về những gì đang xảy ra

Một khi đã quyết định chuyển nhân viên đến vị trí mới, bạn phải cho họ biết tất cả thông tin liên quan đến việc này. “Việc điều chuyển nhân sự sẽ có hiệu quả cao nếu nhà quản lý biết chia sẻ chân thành và cam kết rằng điều mình làm là vì sự phát triển của nhân viên”. Bạn cần để nhân viên của mình hiểu được họ rất có giá trị với công ty và đó là lý do vì sao bạn chuyển họ đến vị trí mới. Miklusak cho rằng: “Mặc dù cách giải quyết này khá tốn thời gian nhưng thường mang lại hiệu quả đáng kể, vì những nhân viên này sẽ được cống hiến cho công ty thay vì bị lãng phí tài năng”. Nói một cách khác, đầu tư thời gian và công sức để tìm cho nhân viên của mình một vị trí mà họ có thể phát huy hết khả năng là một cách đáng thực hiện!

Xem thêm: Trở thành người làm Nhân sự giỏi để thu hút Nhân tài

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers