adsads
Shutterstock 2125009808 1
Lượt Xem 7 K

Sếp giao việc ngoài giờ làm, nên nhận hay không?

Cảm giác bị đánh giá thấp thật không dễ chịu chút nào. Nhất là nhân viên mới muốn chứng minh năng lực với sếp, việc chấp nhận làm thêm giờ là điều hiển nhiên xảy ra. Đôi khi sếp giao việc ngoài khả năng, nhưng bạn phải cố xử lý bởi đó là công việc sếp giao. Thực tế, việc làm thêm ngoài giờ mang lại lại nhiều lợi ích đáng kể.

Khi có nhiệm vụ khẩn cấp hoặc công việc cần xử lý gấp, việc chấp nhận làm thêm giờ nhằm đảm bảo công việc được xử lý kịp tiến độ. Hơn thế nữa, việc chủ động làm thêm giờ giải quyết công việc sẽ để lại ấn tượng tốt trong mắt sếp. Sự nhiệt tình và sẵn sàng chịu khó làm việc thể hiện sự chăm chỉ và luôn được cấp trên đánh giá cao. Đây sẽ là bàn đạp để bạn ghi điểm và thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình.

Tuy nhiên, một cấp trên tốt sẽ biết giao việc đúng người – đúng lúc. Nếu bạn liên tục nhận được yêu cầu làm thêm ngoài giờ nhưng không được trả công tương xứng. Đây cũng là lúc bạn nên nhìn nhận lại vấn đề và tìm cách xử lý cho phù hợp. 

Dấu hiệu bạn đang bị bóc lột sức lao động

Thông thường, sếp hay giao việc cho nhân viên tin cậy để giải quyết. Nếu ai đó trong chúng ta trở nên mệt mỏi và cảm thấy quá tải với đống công việc được giao. Điều đó chứng tỏ bạn đang làm việc trong môi trường “độc hại” và đang bị vắt kiệt sức. Hãy dừng lại và kiểm tra xem bạn có đang rơi vào trường hợp sau đây không nhé.

Thường xuyên phải tăng ca ngoài giờ

Như đã nêu trên, hành động chấp nhận làm thêm giờ thể hiện thiện chí cống hiến vì doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi người có cuộc sống và mối bận tâm riêng ngoài công việc. Nếu cứ mãi nhận hàng tá công việc không tên chỉ khiến bạn tự tạo áp lực thêm cho mình. Khi công việc dồn nén lâu ngày sẽ khiến bạn trở nên chán nản và giảm sút khả năng tập trung xử lý vấn đề.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp thiếu nhân lực hoặc muốn tiết kiệm chi phí nên cố gắng giao thêm việc cho nhân viên. Khi bạn rơi vào tình trạng này, im lặng được ví như sự yếu hèn chấp nhận trở thành “nô lệ” công việc. Chúng ta cứ mãi e dè bộc lộ suy nghĩ, sếp liên tiếp không rõ ràng trong thời gian làm việc, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và khả năng tập trung giải quyết công việc.

Gánh thêm việc người khác

Khi bắt đầu nhận việc, bạn luôn nhận được mô tả công việc theo đúng vị trí mong muốn. Nhưng sau thời gian dài cống hiến, những công việc không tên dần được thêm vào danh sách công việc của bạn. Thậm chí, đó còn không phải là công việc đúng chuyên môn nhưng buộc phải xử lý. Trường hợp này, sự “hy sinh” vì công việc của bạn hoàn toàn không mang lại giá trị tương xứng. Bởi những công việc không liên quan đến chuyên môn sẽ không giúp bạn trau dồi thêm kiến thức cần thiết. Lúc này, hãy thẳng thắn trình bày suy nghĩ và nguyện vọng cá nhân cho sếp biết để trở về quỹ đạo đúng công việc ban đầu. 

Cách xử lý yêu cầu làm thêm ngoài giờ

Hầu hết chúng ta đều rất ngại khi từ chối lời đề nghị từ sếp và lo sợ bị ảnh hưởng đến con đường thăng tiến. Nếu va phải lời yêu cầu “làm thêm” khi bản thân không thực sự sẵn sàng, hãy cân nhắc đến những bí quyết sau đây nhé.

Đặt ra giới hạn

Thật khó để từ chối lời giúp đỡ ai đó một cách thẳng thắng. Nhưng khi bạn bị lạm dụng sức lao động quá mức, hãy tự đặt ra giới hạn cho bản thân mình. Đừng cố tìm ra lý do để từ chối họ. Bởi bạn không sai khi “nói không” với lời yêu cầu tăng ca vô lý. Hãy cho sếp thấy ảnh hưởng của việc phải làm thêm ngoài giờ, cụ thể như sau:

“Tôi rất muốn ở lại để giải quyết công việc theo yêu cầu sếp. Nhưng nếu làm thêm nhiều giờ liền, tôi sẽ không còn đủ tỉnh táo để ngày mai tiếp tục công việc.”

Thực tế, bạn không thể nào “làm hết việc” trong cùng một ngày được. Nếu đó là công việc không cần gấp, hãy lịch sự từ chối để cấp trên hiểu được nguyện vọng của bạn.

 Thương lượng thời gian

Khi nhận được công việc ngoài giờ, bạn nên đánh giá lại mức độ thời gian cần hoàn thành của công việc. Đôi khi sếp giao việc trước chỉ vì sợ quên bỏ sót công việc. Vì thế, hãy xác định vấn đề này có cần xử lý gấp hay không để sắp xếp công việc cho hợp lý. Nếu được giao việc vào lúc bận, bạn có thể sử dụng cách thương lượng để đôi bên cùng có lợi.

“Hiện tôi đang bận vài việc cá nhân. Nếu công việc chưa cần xử lý gấp, ngày mai tôi giải quyết được không?”

Nếu không thể đáp ứng được yêu cầu ngay lập tức, việc dời lịch giải quyết công việc là biện pháp hay dành cho bạn. Nên nhớ, hãy thương lượng một cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. Bởi một số trường hợp, sếp đánh vào tâm lý “có lỗi” của nhân viên để áp đảo tinh thần và thuyết phục bạn phải chấp nhận lời yêu cầu làm thêm giờ từ sếp. Thế nên, đừng do dự trong lời nói để dễ dàng bị bắt điểm yếu bạn nhé.

Chuẩn bị trước cho công việc lặp lại

Nếu bạn thường xuyên nhận được cùng một nội dung công việc sau giờ làm, hãy chuẩn bị trước để giải quyết công việc đó. Nhờ vào sự chủ động sắp xếp và ứng phó linh hoạt sẽ giúp bạn lật ngược tình thế. Qua đó, vừa đáp ứng được yêu cầu sếp vừa đảm bảo không phải tăng ca quá nhiều. Sự chuẩn bị trước cho thấy bạn là người biết linh hoạt xử lý công việc, giúp tiết kiệm thời gian trong khi vẫn đảm bảo nhiệm vụ được giao.

Dù tư tưởng làm thêm giờ thể hiện sự cống hiến trong công việc vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng nếu đó là nhiệm vụ gấp đừng trốn tránh giải quyết vấn đề. Hãy xem “làm thêm giờ” là một trải nghiệm mới mẻ. Tuy nhiên, bạn cần biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Chủ động làm thêm giờ giải quyết việc cấp bách và khéo léo “nói không” cho nhiệm vụ không cần thiết nhé.

>> Xem thêm: Top những thứ có trên JD nhưng thực tế thì chưa chắc

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers