• .
adsads
shutterstock 1856570953 2
Lượt Xem 8 K

Tôi may mắn được làm công việc mình yêu thích. 

Được làm việc đúng với sở thích là điều mà bất cứ ai cũng mong ước. Tốt nghiệp ra trường, tôi xin được công việc tại một công ty tương đối lớn, chế độ đãi ngộ tốt và quan trọng là công việc đúng với định hướng mà tôi đang theo đuổi. Vì thế, trong quá trình làm việc tôi luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao. Một phần giúp tôi phát triển bản thân, mặc khác tôi muốn được cấp trên công nhận. Thế nhưng, trải qua 2 năm làm việc tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình.

Nhưng tôi không được công nhận xứng đáng

Công việc ngày càng nhiều, mặt dù có những kết quả tốt nhưng tôi vẫn chưa hài lòng về mức lương của mình. Mức lương là một yếu tố quan trọng để tôi có thêm động lực làm việc. Nó giúp tôi trang trải cuộc sống của bản thân và một phụ giúp gia đình. Dẫu biết làm việc đúng đam mê là điều không phải ai cũng có được, tuy nhiên trong cuộc sống thực tế này “nếu không có tiền thì cạp đất mà ăn”.

Nếu bỏ công việc hiện tại thì xem như tôi từ bỏ đam mê của mình và mất đi đồng nghiệp đã gắn bó rất lâu. Còn nếu tiếp tục thì tôi e rằng mình không có đủ động lực để làm việc vì công sức của mình bỏ ra thì nhiều mà nhận lại thì chẳng được bao nhiêu.

Mỗi lần gặp sếp tôi luôn muốn trình bày nguyện vọng của mình nhưng nghĩ đến những lần sếp từ chối tăng lương những đồng nghiệp trước làm tôi mất tự tin. Cứ thế, tôi để nguyện vọng của mình trôi vào quên lãng.

Theo mọi người, tôi nên làm gì? Cùng tham khảo một vài bí kíp từ HrInsider nhé!

Tiếp tục kiên trì

Để có thể nhận được một mức lương tương xứng với mình, bạn sẽ phải vượt qua rất nhiều trở ngại, bên cạnh những yếu tố chủ quan như năng lực của bản thân, kinh nghiệm làm việc, đòi hỏi bạn còn phải có một sự nhạy bén và sự kiên trì. Bởi vì: lương không chỉ là thước đo cho giá trị của bạn mà còn là cơ sở đánh giá cho sự thăng tiến của bạn.

Tìm ra người có thể quyết định tăng lương cho mình

Nếu sếp trả lời bạn rằng “Tôi không có quyền nâng lương cho bạn”, vậy hãy đặt câu hỏi tiếp theo “Ai mới là người có quyền quyết định việc này?”.

Sau khi biết được câu trả lời của sếp, bạn phải tiếp tục bám sát tình hình để biết mọi việc diễn tiến như thế nào. Nếu người có thể quyết định tăng lương cho bạn là người bạn có thể trao đổi thì bạn nên sắp xếp một buổi để nói chuyện trực tiếp với họ. Nhưng phải thật khéo léo vì tăng lương là vấn đề tế nhị và là cả một quá trình, không phải là việc ngày một ngày hai.

Chuyển việc

Đây là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra khi bạn không thể tiếp tục gắn bó với công ty lâu dài. Đôi khi, cách duy nhất để được nâng lương chính là chuyển sang làm việc ở một nơi khác. Hãy xem xét thật kỹ càng mọi khía cạnh khi chuyển việc, vì sang một môi trường mới, ngoài mức lương ra ta còn phải xem xét đến chế độ đãi ngộ và nhiều phúc lợi khác nữa. Chúc bạn thật tỉnh táo để đưa ra quyết định thật chính xác!

>> Xem thêm: Ước gì tôi biết điều này sớm hơn trước khi nhảy việc

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt qua muôn vàn khó khăn để phát triển thành một...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình...

Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers