adsads
Shutterstock 2053356788 1
Lượt Xem 2 K

Vì sao cần hòa hợp với Sếp?

Theo Linda Hill, giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard và là đồng tác giả của cuốn sách Being the Boss: The 3 Imperatives for Become a Great Leader, chia sẻ khi một người có mối quan hệ tích cực, hiệu quả và lành mạnh với sếp của họ thì sự thành công trong nghề nghiệp sẽ đạt được dễ dàng hơn. 

Cô ấy nói rằng, khi bạn có mối quan hệ tốt với người quản lý, bạn sẽ có cơ hội để trở thành người phù hợp với các ưu tiên của tổ chức. Cùng với đó, bạn sẽ được biết nhiều hơn về những hạn chế của tổ chức và có quyền truy cập vào các tài nguyên để hoàn thành công việc.

Giáo sư thực hành quản lý tại INSEAD – Jean-François Manzoni, cho biết: “Công việc không phải là một cuộc thi về sự nổi tiếng”, nhưng thực tế khi đi làm “ý kiến” của sếp về bạn rất quan trọng. Nó quan trọng vì sếp là người trực tiếp đánh giá hiệu suất công việc của bạn mỗi năm, mỗi tháng. Bên cạnh đó, họ có sự tác động trực tiếp đến các phần thưởng cũng như cơ hội đảm nhận những công việc quan trọng của bạn. Một lý do khác liên quan đến tâm lý, “nếu sếp của bạn không hòa hợp được với bạn, điều đó thật đau đớn.” 

Dưới đây là một số giải pháp giúp bạn tương tác với người quản lý tốt hơn nhằm đạt được điều bạn cần, giúp bạn hoàn thành xuất sắc công việc và hỗ trợ thành công của sếp.

Xác định nguyên nhân – nếu có

Theo Manzoni, nếu bạn có cảm giác rằng sếp đang không thích bạn, thì câu hỏi đầu tiên bạn cần đặt ra là “ Liệu vấn đề có phải xuất phát từ phía bạn hay không?”. Đôi khi có những người sếp sở hữu tính cách lạnh lùng, muốn giữ khoảng cách hoặc anh ấy/chị ấy thích sống khép kín và không truyền đạt nhiều ảnh hưởng tích cực.

Do đó, bạn cần cố gắng xác định xem liệu có sự khó chịu cụ thể nào nhằm vào bạn hay không. Nếu sếp của bạn tương tác với các đồng nghiệp thoải mái hơn khi nói chuyện với bạn, thì vâng, “có lẽ nguyên nhân xuất phát từ chính bạn.” 

Trong trường hợp này, bạn cần soi xét kỹ hơn về bản thân: Liệu bạn đã giải quyết các công việc được giao theo chỉ dẫn của sếp hay chưa? Bạn có bỏ qua phản hồi nào của họ hay không? Điều gì khiến bạn không còn được nhận sự tin tưởng từ sếp?

Nhận lấy trách nhiệm

Nếu bạn đã làm điều gì đó khiến sếp thất vọng hoặc mất lòng tin của họ, bạn nên có tinh thần chịu trách nhiệm. Hãy can đảm trao đổi với sếp và thừa nhận rằng bạn có lỗi và xin lỗi. Và ngay cả những mối quan hệ nghề nghiệp đôi khi căng thẳng cũng có thể được giải quyết  bằng cách trên. 

Một điều quan trọng là  bạn nên đảm bảo với sếp rằng mình thực sự muốn làm việc và hoàn thành tốt nó và yêu cầu trợ giúp từ anh ấy để mọi việc trở lại đúng hướng. Có thể bạn sẽ mất thời gian để bạn minh chứng và khôi phục niềm tin từ sếp nên hãy kiên nhẫn. 

Theo các chuyên gia, hầu hết các nhà quản lý đều đánh giá cao những nhân viên làm việc chăm chỉ, có ý tốt, biết nhờ giúp đỡ và kiên trì đến cùng. Chỉ những cá nhân có năng lực nhưng không cố gắng hết sức mới là nhân viên tệ.

Điều chỉnh mục tiêu 

Sau khi xác định được vấn đề, bây giờ bạn cần tìm ra giải pháp. Nếu bạn đang không chắc về những gì sếp kỳ vọng, thì cần phải làm rõ điều đó. 

Hầu hết các nhân viên đều muốn các nhà quản lý chủ động, nhưng trách nhiệm của bạn là xây dựng một cuộc trò chuyện hai chiều, để xác định nhưng mong đợi của họ và mục tiêu của bạn. 

Bất đồng sẽ xảy ra khi bạn cho rằng mong đợi của họ là vô lý. Nhiều nhân viên không thích mục tiêu mà các quản lý đưa ra nếu họ cảm giác điều đó không khả thi. Tuy nhiên, thay vì tập trung vào việc chứng minh họ chưa thực tế, bạn nên cố gắng nhìn mọi thứ từ dựa vào góc nhìn của một người quản lý. Hãy nghĩ về “ vị trí mà sếp của bạn đang đảm nhận, vì sao những mục tiêu này có ý nghĩa.” Điều chỉnh mục tiêu của bản thân để phù hợp với mục tiêu chung của sếp và tập thể là điều cần thiết để bạn được nhận nhiều sự giúp đỡ hơn.

Sau khi thông suốt và hiểu rõ định hướng của sếp, hãy báo hiệu với họ rằng bạn đang bắt đầu để hoàn thành mọi thứ.

Tập trung vào mặt tích cực

Khi bạn quyết định điều chỉnh mục tiêu để phù hợp với cách làm việc của sếp, đòi hỏi bạn cũng cần điều chỉnh cả thái độ. Nhiều nhân viên không thể che giấu “những cảm xúc tiêu cực” của mình. Và chắc chắn các nhà quản lý biết ai trong nhóm đang không thích mình. Có thể không phải mức độ coi thường nhưng anh ấy biết điều đó. Vậy nên, khi bạn càng giữ những thói quen tiêu cực và tỏ thái độ khó chịu với sếp thì mối quan hệ càng khó hòa hợp hơn. 

Manzoni khuyên bạn nên cố ý thay đổi suy nghĩ của mình bằng cách “cố gắng tìm ra điều tích cực”. Bạn nên tập trung vào những điểm mạnh mà sếp của bạn có, chứ không phải đánh giá những điểm yếu của họ. Ngoài ra, hãy cố gắng hết sức để giảm sự khó chịu hoặc chống đối của bạn với sếp trong công việc.

Một điều cực kỳ quan trọng, hãy thử đặt mình vào vị trí của sếp và nhìn mọi việc theo qua điểm của họ. Sẽ thật tuyệt, nếu bạn hiểu những ưu tiên và yêu cầu mà sếp bạn phải đối mặt. Điều đó giúp bạn và họ trở nên hiểu nhau và phối hợp ăn ý hơn trong công việc.

Chủ động kết nối không chỉ có công việc

Một cách khác để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp của bạn là kết nối và trao đổi với họ như một người bạn. 

Hãy thử nói chuyện với người quản lý của mình về các chủ đề ngoài công việc. Đơn giản, bạn hãy thử tìm một chủ đề chúng giữa bạn và sếp để có thể tạo ra sự gắn kết. Hoặc cố gắng tìm hiểu xem sếp của bạn quan tâm đến điều gì. Tốt nhất bạn không nên giả vờ quan tâm nếu bạn thực sự không hứng thú, để tránh bị đánh giá là “thảo mai”.

Nhưng vẫn nên tìm hiểu xem sếp của bạn là người như thế nào và tìm ra những điểm trùng lặp thực sự về sở thích sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về họ.

Sự gắn kết có thể xuất phát từ việc bạn mời sếp đi uống cà phê hoặc mời họ đi ăn trưa, những lúc này bạn có thể thân thiết hơn với họ không chỉ vì công việc.

Tìm kiếm lời khuyên từ sếp của bạn

Xin lời khuyên là một cách hay để cải thiện quan điểm của một người về bạn. Điều đó cho thấy bạn tôn trọng khả năng phán đoán và tài năng của họ.Việc làm này cũng làm tăng sự chú ý của họ dành cho bạn.

Tuy nhiên, xin lời khuyên hoặc giúp đỡ từ sếp của bạn vẫn cần sự chuẩn bị khéo léo. Chắc chắn, bạn không muốn sếp của mình nghĩ rằng bạn đang ủy quyền lại hoặc đặt lại vấn đề cho họ. Hãy thể hiện rằng bạn vẫn luôn chú ý đến những áp lực mà sếp đang phải chịu. Cách để diễn đạt việc bạn đang muốn tìm kiếm lời khuyên từ họ, “mục đích bạn muốn được họ hướng dẫn là để bạn có thể suy nghĩ thấu đáo mọi việc hơn”. Làm vậy sẽ cho thấy rằng bạn vẫn sẵn sàng thực hiện công việc. 

Tuy nhiên bạn vẫn cần chuẩn bị trước phương án của mình để nhờ họ cố vấn thêm. Ví dụ, đây là cách em đang chuẩn bị cho việc này và một số hướng em đang cân nhắc, hi vọng anh cho em thêm góp ý . 

Cuối cùng hãy nhớ rằng một khi xin lời khuyên, bạn phải làm theo lời khuyên đó vì đây là cách bạn tôn trọng sếp mình.

Dành những lời cảm ơn chân thành

Phần lớn, cách tốt nhất để có mối quan hệ bền chặt với sếp là hoàn thành công việc của bạn thật tốt, nhưng điều đó có thể là chưa đủ. Bạn có thể thực hiện các dự đoán về công việc của sếp và đưa ra giải pháp cho các vấn đề. Điều này sẽ làm cho môi quan hệ giữ bạn và sếp được tốt hơn. 

Mặc dù không nên tâng bốc quá mức nhưng việc bạn làm cho sếp mình cảm thấy sự giúp đỡ của anh ấy rất hữu ích là cách làm thông minh. Hãy có lời khen chân thành đối với sếp của bạn trước mặt đồng nghiệp. Hãy thể hiện lòng trung thành với tầm nhìn của sếp bạn. Đừng là kẻ nịnh nọt và thiếu trung thực. 

Cân nhắc tiếp tục…hoặc không

Tuy nhiên, nếu bạn đã thử mọi cách để gây dựng lại mối quan hệ tốt đẹp với sếp nhưng không có kết quả, bạn nên cân nhắc một số quyết định khác. Làm việc cho người sếp mà bạn không thích sẽ đánh mất động lực và năng lượng cho công việc. Đó là một trải nghiệm khó khăn và mệt mỏi với hầu hết mọi người .

Khi mối quan hệ của bạn với sếp dường như không thể hòa hợp như ban đầu được và bạn đã làm mọi thứ trong khả năng của mình để cải thiện mối quan hệ đó, hãy cân nhắc tìm một công việc mới – hoặc ít nhất là một người quản lý mới. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu bạn không thể tin tưởng sếp của mình, có lẽ đã đến lúc bạn nên thoát khỏi người đó.Tuy nhiên, điều đó không nhất thiết là bạn phải rời khỏi công ty, đôi khi bạn có thể xin chuyển bộ phận. Ngoài ra, bạn có thể tiếp tục công việc với đúng trách nhiệm và yêu cầu được giao, đó là cách giúp bạn rèn luyện kỹ năng làm việc  với một người khó tính. 

Manzoni nói: “Bạn sẽ tìm ra cách làm việc hiệu quả nhất bất chấp mối quan hệ không hòa hợp với sếp của mình, từ đó bạn sẽ phát triển khả năng phục hồi.”

Nguyên tắc cần nhớ

Nên Làm

  • Đồng cảm với sếp của bạn để hiểu rõ hơn về những ưu tiên của họ và những áp lực mà họ phải chịu
  • Xây dựng mối quan hệ cá nhân với sếp của bạn bằng cách trao đổi với họ về các chủ đề trò chuyện ngoài công việc
  • Yêu cầu sếp của bạn hướng dẫn và tư vấn; điều này cho thấy bạn tôn trọng sự phán đoán và trí tuệ của họ

Không nên làm

  • Giả sử thái độ của sếp đối với bạn là cá nhân. Phân bì mức độ mà sếp cư xử với bạn khác và các đồng nghiệp khác.
  • Tập trung vào những đặc điểm tiêu cực của sếp bạn
  • Bỏ cuộc và tìm kiếm một công việc mới quá sớm. Làm việc với người khó tính giúp bạn xây dựng khả năng phục hồi.

Không có mối quan hệ hòa hợp với sếp là vấn đề khó khăn trong quá trình làm việc. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã biết cách để khôi phục lại mối quan hệ tốt đẹp với sếp và có hướng giải quyết các vấn đề tương tự để làm việc tốt hơn trong thời gian tới.

Xem thêm: Đâu là những việc sếp không nên ép nhân viên làm?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers