adsads
1303.18.1
Lượt Xem 3 K

Sau bài viết Nghỉ làm vì dịch COVID-19, có được trả lương không? trên báo Tuổi Trẻ, ông Phạm Anh Thắng – thạc  sĩ luật kinh tế, trưởng đại diện Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH tại TP.HCM, đã trao đổi thêm với Tuổi Trẻ Online về vấn đề này.

* Thưa ông, trước việc hàng loạt công ty lớn thông báo cắt, giảm tiền lương của người lao động do sản xuất bị thu hẹp hoặc không đảm bảo việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người sử dụng lao động phải thực hiện quy định gì để đảm bảo quyền lợi cho người lao động?

– Trước hết, tôi xin chia sẻ những khó khăn đối với các doanh nghiệp và người lao động đang phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19. Có thể nói đây là tình huống bất khả kháng, là sự việc phát sinh không ai mong muốn. Tuy nhiên, pháp luật lao động cũng đã có quy định khá đầy đủ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia quan hệ lao động.

Theo đó, Điều 31 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định khi gặp khó khăn đột xuất do hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh… người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động. Và phải báo trước cho người lao động biết trước ít nhất 3 ngày làm việc.

Về tiền lương, nếu tiền lương của công việc mới mà thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

* Trường hợp doanh nghiệp khó khăn khiến người lao động phải ngừng việc hoặc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý thế nào, thưa ông?

– Theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động năm 2012, nếu sự cố xảy ra vì các nguyên nhân khách quan, trong đó có dịch bệnh mà người lao động phải ngừng việc thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì phải áp dụng theo đúng quy định tại Khoản 1, Điều 38 của Bộ luật lao động năm 2012. Đó là phải báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn; ít nhất 3 ngày làm việc đối với hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì mức trợ cấp thôi việc cho người lao động là mỗi năm ½ tháng lương đối với người lao động làm việc thường xuyên đủ 12 tháng trở lên.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 liền kề trước khi người lao động thôi việc.

* Nhằm chia sẻ với doanh nghiệp và mong muốn giữ việc làm, nhiều người lao động đã tình nguyện xin giảm lương. Vậy doanh nghiệp và người lao động phải thực hiện thế nào cho đúng luật?

– Quan hệ giao dịch dân sự nói chung và quan hệ lao động nói riêng đều tôn trọng nguyên tắc tự thỏa thuận của các bên trên tinh thần tự nguyện. Trường hợp người lao động có thiện chí chia sẻ, tự nguyện giảm lương để san sẻ gánh nặng với người sử dụng lao động trong lúc khó khăn là việc làm thể hiện tính nhân văn, đồng thời là cơ hội để duy trì việc làm khi dịch bệnh được ngăn chặn, đẩy lùi.

Tuy vậy, để đảm bảo tính hợp pháp trong giao kết hợp đồng và đảm bảo nguyên tắc trong quan hệ lao động, giữa người sử dụng lao động và người lao động vẫn phải ký với nhau phụ lục hợp đồng, trong đó nêu rõ mức tiền lương mà người lao động được hưởng và mức này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

 

— HR Insider/ Theo Tuoitre —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

VietnamWorks hỗ trợ Quý Khách Hàng trong đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 hiện nay đã tạo ra những tác động to lớn đến mọi mặt trong cuộc sống, trong đó, những người lao động và sử dụng lao động là những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề do hậu quả của dịch bệnh gây ra. Với những công ty vẫn đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong thời điểm này, nhằm giúp Quý Khách phần nào tận dụng được thời cơ, gia tăng hiệu quả tuyển dụng trong hiện tại, VietnamWorks mong muốn mang đến những gói hỗ trợ như sau:

  • 1 bài viết quảng bá thương hiệu tuyển dụng trên HR Insider (Cổng thông tin sự nghiệp – nhân sự dành cho người đi làm do VietnamWorks vận hành) thu hút gần 300,000 lượt truy cập mỗi tháng.
  • 1 banner quảng bá thương hiệu tuyển dụng trên HR Insider.
  • 1 ảnh bìa trên trang Facebook của VietnamWorks, hiện đang có trên 560,000 người theo dõi.
  • 1 banner trên trang Kết Quả Tìm Kiếm trên VietnamWorks.com, nơi thu hút xấp xỉ 4 triệu lượt xem trang mỗi tháng.

Ngoài ra, bên cạnh gói hỗ trợ quảng bá thương hiệu tuyển dụng nêu trên, tuỳ vào điều kiện đơn hàng mà VietnamWorks còn đề xuất thêm các giải pháp khác, nhằm hỗ trợ Quý Khách Hàng tốt nhất trong giai đoạn này. Để nhận thêm thông tin chi tiết, Quý Khách Hàng vui lòng gửi mail về marketing@vietnamworks.com hoặc liên hệ qua số hotline: TP.HCM – (8428) 39258456; Hà Nội – (8424) 39440568; Đà Nẵng – (84236) 7308181. Vì để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho việc quảng bá thương hiệu tuyển dụng của Quý Khách, số lượng các hỗ trợ sẽ có giới hạn nhất định nên chúng tôi sẽ ưu tiên cho những Khách Hàng đầu tiên liên hệ với chúng tôi và thỏa mãn các điều kiện về đơn hàng.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers