adsads
kỹ năng xác định mục tiêu
Lượt Xem 644

Trong cuộc sống hay công việc, dù ở bất cứ lĩnh vực nào thì việc xác định được mục tiêu có vai trò thực sự rất quan trọng. Đây chính là kim chỉ nam cho chúng ta có thể hoàn thành công việc có hiệu quả nhất và đạt được những điều mình mong muốn. Tuy nhiên, để có thể xác định được mục tiêu chúng ta cũng cần có kỹ năng. Vậy kỹ năng xác định mục tiêu là gì? và các bước tạo mục tiêu cho bản thân. Hãy cùng HR Insider tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây. 

1. Kỹ năng xác định mục tiêu là gì? 

Kỹ năng xác định mục tiêu chính là khả năng định hướng về những gì chúng ta muốn đạt được, các bước được vạch ra rõ ràng trong từng giai đoạn. Đồng thời nhận thức được nguồn lực thực tế của bản thân và những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện để để đạt được mục tiêu cuối cùng.

Mỗi người sẽ có cho mình những mục tiêu khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của mình. Việc xác định mục tiêu là cách mà chúng ta tạo động lực để phấn đấu vì những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống và  tương lai. Việc đó cũng sẽ làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. 

2. Ý nghĩa và mục đích của việc xác định mục tiêu 

Nếu bạn muốn đạt được sự thành công trong cuộc sống, bạn cần phải đặt mục tiêu cho chính bản thân mình. Nếu không có mục tiêu rõ ràng thì chắc chắn bạn sẽ bị mất tập trung và mông lung trong những quyết định của mình. 

Việc xác định được mục tiêu có thể giúp bạn kiểm soát được hướng đi cũng như vấn đề nhỏ đến lớn. Đây chính là quy chuẩn để khi nhìn lại bạn có thể tự đánh giá được bản thân có thực sự thành công hay không. Từ đó rút ra cho mình kinh nghiệm cũng như có sự bứt phá hơn cho những mục tiêu tiếp theo. 

Ví dụ: Mục tiêu dài hạn của bạn vào năm 30 tuổi sẽ là: “Có một tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng”. Lúc này, mốc thời gian và số tiền mà bạn đạt được chính là thước đo cho mục tiêu làm giàu trong tương lai này của bạn. Bạn sẽ vạch ra mục tiêu và cố gắng thực hiện để có thể đạt được kết quả đó. Nếu như đến độ tuổi đó mà bạn thực sự có được kết quả như mong muốn thì bạn đã thành công việc mục tiêu mà mình đề ra.  có thể nhanh chóng loại bỏ các việc làm không thật sự quan trọng và cần thiết. Chúng sẽ tiêu tốn quá nhiều thời gian của bạn nhưng không giúp ích được gì cho mục tiêu công việc tương lai bạn hướng tới. Một người khi đạt được mục tiêu cụ thể ngắn hạn đã đề ra thì chắc chắn họ sẽ có động lực để hoàn thành tiếp những mục tiêu dài hạn và quan trọng hơn.

Tóm lại, kỹ năng xác định mục tiêu chính là khả năng vô cùng cần thiết để mỗi chúng ta có thể trở thành người thành công trong tương lai như mong muốn. 

3. 5 Tiêu chí xác định mục tiêu 

Trong khi xây dựng các mục tiêu cả ngắn hạn và dài hạn, bạn cần xác định được các tiêu chí quan trọng. Những tiêu chí này chính là SMART và được chi tiết như sau: 

  • S (Specific): Bạn hãy cố gắng đưa ra những mục tiêu cụ thể nhất có thể cho mình. Việc này sẽ giúp hỗ trợ bạn có được hướng đi đúng đắn nhất, đồng thời xác định được các công việc cần làm một cách cụ thể nhất.
  • M (Measurable): Measurable có nghĩa là đo lường được. Ý là những mục tiêu của bạn cần phải đo lường được. Bạn nên đưa ra các con số kèm theo cho mục tiêu đề ra của mình, càng chi tiết càng tốt. Như vậy sẽ có lộ trình hoàn thành mục tiêu một cách rõ ràng và chi tiết hơn cũng như dễ mang lại hiệu quả hơn. 
  • A (Achievable): Đây chính là tiêu chí về sự có thể đạt được hay không. Vì thế bạn hãy cân nhắc đến việc mục tiêu của bạn có thể đạt được hay không? Việc mục tiêu cần thực tế, mục tiêu có tính thách thức với viển vông là hai điều hoàn toàn khác nhau đấy. 
  • R (Realistic): Realistic – có nghĩa là thực tế. Khi bạn xây dựng mục tiêu cần phải xem xét thật kỹ hoàn cảnh thực tế của chính mình, những điều kiện sẵn có để có thể xây dựng được mục tiêu phù hợp với thực tế.
  • T (Timely): Các mốc thời gian cũng là tiêu chí cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng các mục tiêu của bạn. Hãy đảm bảo thời gian mà bạn đề ra đúng với thực tế và không câu giờ.

4. 7 bước thiết lập mục tiêu cho bản thân

Bước 1: Xác định điều mong muốn đạt được 

Hãy đảm bảo đích đến mà bạn muốn đạt được thật cụ thể và được xác định một cách thật nghiêm túc. Khi đã xác định được điều mà mình mong muốn thì hãy dành toàn bộ sức lực và tâm huyết để thực hiện bằng được điều đó. Dù đó là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn, bạn cũng nên xác định một cách nghiêm túc và cố hết mình để có thể hoàn thành được điều đó.

Việc xác định điều mình mong muốn chắc chắn sẽ thôi thúc bạn hơn trong việc hoàn thành mục tiêu mà mình đề ra ở bước sau đây. 

Bước 2: Đề ra mục tiêu ngắn hạn, dài hạn 

Bạn cần xác định được mục tiêu mà mình muốn thiết lập bao gồm những gì, và mục tiêu càng cụ thể càng tốt. Nếu như bạn có quá nhiều mục tiêu thì nên chọn ra cho mình những mục tiêu thực sự có giá trị và bao quát nhất trong đó. 

Để đánh giá mức độ quan trọng của mục tiêu đối với bản thân, bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau đây để rõ hơn: 

  • Tại sao bạn cần đạt được mục tiêu này? 
  • Những lợi ích gì khi bạn đạt được nó?
  •  Điều gì xảy ra nếu mục tiêu đó không được hiện thực hóa?

Bước 3: Xác lập thời gian hoàn thành 

Đây chính là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng mục tiêu và hoàn thành nó. Bởi thời gian sẽ giúp bạn cụ thể hóa mục tiêu cũng như có thể là thước đo về sự thành công của bạn sau đó. 

Hãy đặt ra thời hạn và thực hiện đúng hoặc trước thời hạn mà chính mình đã đặt ra. Thời hạn cũng chính là động lực thúc đẩy bạn mạnh mẽ để có thể hoàn thành các mục tiêu của chính bản thân mình.

Bước 4: Xem xét nguồn lực và rủi ro 

Sau khi bạn đã xác định mục tiêu của mình, bước tiếp theo bạn cần làm chính là xem xét các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện cũng như kết quả của việc đạt được mục tiêu đó. Nó có thể bao gồm cả những lợi ích và cả một số bất lợi không mong muốn. 

Khi bạn nhìn nhận được những yếu tố này thì sẽ giúp bạn có thêm phương hướng giảm thiểu rủi ro và tận dụng các nguồn lực mà mình sẵn có để quá trình thực hiện mục tiêu được diễn ra dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. 

Bước 5: Lên danh sách công việc 

Bạn cần theo dõi việc thực hiện mục tiêu một cách sát sao với một bản danh sách công việc chi tiết nhất có thể. Nó sẽ bao gồm các nội dung như sau: 

  • Mục tiêu
  • Ngày bắt đầu và hoàn thành mục tiêu
  • Các hoạt động cụ thể
  • Các nguồn lực sẵn có và những yếu tố được hỗ trợ từ người khác như người thân, bạn bè, thầy cô,…

Để hướng đến một mục tiêu sẽ có nhiều con đường khác nhau, việc lên danh sách công việc cụ thể sẽ giúp bạn xác định con đường rõ ràng và nhanh hơn. Bạn sẽ dễ dàng xem xét những điều cần thay đổi những điểm nhỏ gì để việc thực hiện mục tiêu hiệu quả và dễ dàng hơn.

Bước 6: Xác định tầm quan trọng của mục tiêu

Đây là bước bạn xác định những mục tiêu nào quan trọng nhất, cụ thể như: Bạn cần xác định những điều gì cần phải thực hiện trước; sức ảnh hưởng của điều bạn cho là quan trọng đến với mục tiêu cuối cùng của bạn; điều nào quan trọng và ít quan trọng hơn. 

Việc đánh và và xác định được tầm quan trọng của mục tiêu chính là động lực giúp bạn có thể hoàn thành mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Bạn sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành mục tiêu quan trọng mà mình đã đề ra. Điều đó thực sự mang đến ý nghĩa cho bạn và cuộc sống, con đường thành công của bạn,… 

Bước 7: Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh

Đây chính là bước cuối cùng trong tất cả các bước khi xác định mục tiêu cho bản thân mình. Bạn đừng nên chỉ “lao đầu” vào việc thực hiện kế hoạch một cách mù quáng mà cần phải liên tục xem lại và đánh giá kết quả các công việc mà mình đã làm được. 

Đứng ở góc độ khách quan thì chắc chắn sẽ không có kế hoạch nào hoàn hảo ngay từ đầu cả. Chắc chắn sẽ có những điều bất cập và rắc rối khi thực hiện nó. Tuy nhiên, bằng việc đánh giá khách quan sẽ có thể giúp bạn điều chỉnh được các định hướng để có thể hiện thực hóa mục tiêu của mình. 

Biết cách đánh giá và điều chỉnh, chính là bạn đã biết nhìn nhận các vấn đề, sự hạn chế để có thể phấn đấu và giúp mục tiêu của mình hoàn thành một cách tốt hơn và có hiệu quả. 

Kỹ năng xác định mục tiêu là yếu tố cực quan trọng mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần đến. Đóng vai trò then chốt trong việc định hướng và mang lại kết quả tốt nhất cho công việc cũng như sự thăng tiến của chúng ta trong tương lai. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn đọc hiểu rõ hơn về kỹ năng này cũng như biết cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch nhanh chóng hiệu quả hơn. Đây chính là chìa khóa cho mọi thành công của bạn trong công việc cũng như cuộc sống. Theo dõi HR Insider để theo dõi thêm những bài viết thú vị khác nhé!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Lemonade tuyển dụng, McDonald tuyển dụng, Satra Food tuyển dụng, Coca-Cola tuyển dụng, Jollibee tuyển dụng, Viva Star Coffee tuyển dụng, Paris Baguette tuyển dụngNosafood tuyển dụng.

Xem thêm: 11 kỹ năng mềm cho sinh viên cực cần thiết giúp hoàn thiện bản thân

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Nhưng đây không phải là dấu chấm hết cho cơ hội nghề nghiệp của bạn. 

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu. Đồng thời, công cụ này còn cung cấp những thông tin cần thiết để bạn dự toán và quản lý tiến độ dự án hiệu quả. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về BOQ là gì, nội dung bài viết dưới đây, VietnamWorks HR Insider sẽ tổng hợp tất tần tật thông tin liên quan đến bảng tính đặc biệt này, đừng bỏ lỡ nhé!

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Vậy RSM là gì và làm cách nào để trở thành một giám đốc kinh doanh vùng thực thụ? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu thêm chi tiết nhé!

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính là lý do mà công việc tổng đài viên ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về vị trí này, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Nhưng đây không phải là dấu chấm hết cho cơ hội nghề nghiệp của bạn. 

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu. Đồng thời, công cụ này còn cung cấp những thông tin cần thiết để bạn dự toán và quản lý tiến độ dự án hiệu quả. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về BOQ là gì, nội dung bài viết dưới đây, VietnamWorks HR Insider sẽ tổng hợp tất tần tật thông tin liên quan đến bảng tính đặc biệt này, đừng bỏ lỡ nhé!

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Vậy RSM là gì và làm cách nào để trở thành một giám đốc kinh doanh vùng thực thụ? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu thêm chi tiết nhé!

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính là lý do mà công việc tổng đài viên ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về vị trí này, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers