adsads
Untitled design 105
Lượt Xem 1 K

Một trong những kỹ năng mềm then chốt quyết định sự thành công trong sự nghiệp của bạn chính là kỹ năng thuyết trình. Dù cho bạn là người có năng lực giỏi đến đâu, sáng kiến hay thế nào nhưng những gì bạn nói không thể truyền tải đến người khác thì điều đó cũng vô nghĩa. Vậy làm thế nào để có thể thuyết trình tốt hơn? Hãy tránh ngay 6 lỗi sai dưới đây.

 

1/ Kỹ năng thuyết trình: Thiếu chỉn chu về diện mạo bên ngoài

Đừng bao giờ nghĩ rằng vẻ bề ngoài không quan trọng. Tất nhiên, vẻ bề ngoài không có nghĩa là bạn phải xinh đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Mà đó chỉ là sự chỉn chu, gọn gàng và tươm tất trong cách ăn mặc, tóc tai.

Khi bạn thuyết trình, đồng nghĩa với việc bạn sẽ đứng trước rất nhiều người và mọi sự chú ý dường như đều tập trung lên người bạn và những lời bạn nói. Nếu bạn để tóc tai bù xù, quần áo xộc xệch, hay mang một đôi dép bệch…thì liệu rằng mọi người có cảm thấy thoải mái khi khi bạn nói.

Tôn trọng người đối diện cũng chính là cách để người khác tôn trọng bạn. Không cần những bộ quần áo hàng hiệu hay tóc tai, make up quá cầu kỳ. Bạn chỉ cần chọn cho mình những bộ quần áo lịch sự đã được ủi thẳng, chải tóc gọn gàng và mang một đôi giày thoải mái thì bạn đã có thể ghi điểm với người đối diện ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Đối với những cô nàng công sở, việc make up nhẹ nhàng (một ít son môi) thôi cũng đủ để nàng thêm tự tin trình bày trước mọi người.

 

2/ Kỹ năng thuyết trình: Không nắm vững kiến thức trước khi thuyết trình

Bạn nên chuẩn bị tài liệu thuyết trình thật kỹ lưỡng và nghiên cứu nó trước khi bắt đầu buổi thuyết trình. Điều này không chỉ giúp cho bạn tự tin hơn, không bị đứt quãng nội dung khi nói chỉ vì quên, mà còn giúp người nghe cảm thấy bạn có sự đầu tư tốt.

Đặc biệt, trong các cuộc họp tại doanh nghiệp, khi bạn trình bày một ý kiến nào đó, rất có thể đồng nghiệp sẽ không hiểu và cần hỏi lại. Nếu bạn không nắm vững kiến thức, khi bị đặt câu hỏi, bạn sẽ trở nên luống cuống và mất nhiều thời gian. Đây sẽ là một điểm trừ lớn không đáng có.

Vì thế, hãy chuẩn bị đầy đủ thông tin cho mình trước khi thuyết trình và đừng quên note (ghi chú) lại những ý khó hiểu cần được giải đáp.

 

3/ Kỹ năng thuyết trình: Nói quá nhiều, không quản lý tốt thời gian

Thông thường các cuộc họp sẽ có khoảng thời gian quy định cụ thể. Vì thế, bạn nên cân chỉnh thời lượng thuyết trình của mình cho thích hợp, không nên nói quá lâu khiến mất nhiều thời gian của mọi người.

Tâm lý chung của hầu hết chúng ta chính là muốn được nghe những gì ngắn gọn, thú vị nhưng đảm bảo trọng tâm của nội dung. Thế nên hãy chia nhỏ bài thuyết trình của bạn thành những mốc thời gian tương ứng để đảm bảo không bị quá giờ quy định.

Chẳng hạn, phần trình bày của bạn trong vòng 15 phút. Hãy dành 2 phút đầu để mở bài, 10 phút cho phần nội dung và 3 phút còn lại là lời kết và lời cảm ơn vì họ đã lắng nghe bạn. Quản lý thời gian trình bày hiệu quả chính là kỹ năng thuyết trình quan trọng.

 

4/ Phần trình bày thiếu sự sinh động khi bạn không biết tận dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể chính là vũ khí lợi hại giúp bài thuyết trình của bạn trở nên sinh động. Nếu bạn biết tận dụng cử chỉ tay, nụ cười, ánh mắt, gật đầu, lắc đầu nhẹ hoặc vuốt tóc,…thì đảm bảo rằng mọi sự chú ý sẽ đều hướng về bạn. Ngoài ra, ngôn ngữ cơ thể còn quyết định đến 75% sự thành công trong những cuộc giao tiếp. Vì thế hãy tận dụng nó bạn nhé.

 

5/ Thiếu sự tương tác cũng là một thiếu sót lớn

Phần thuyết trình sẽ trở nên sinh động và thú vị hơn khi bạn tạo nên sự tương tác với mọi người xung quanh. Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tương tác, đặt câu hỏi và trả lời cũng là một cách hiệu quả giúp tạo không khí sôi động cho buổi thuyết trình.

Hãy thử đặt những câu hỏi cho đồng nghiệp hoặc đề nghị họ hỏi bạn những gì họ đang thắc mắc trong phần bạn trình bày. Điều này sẽ cho sếp thấy bạn là một người dân chủ, biết lắng nghe ý kiến người khác và là một người có kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp.

Để có được thành công trong sự nghiệp và chỗ đứng trong xã hội, hãy rèn luyện bản thân mỗi ngày và không ngừng trau dồi bản thân. Đặc biệt là đừng quên luyện tập kỹ năng thuyết trình  mỗi ngày. Hãy tránh xa 5 lỗi sai tai hại để biến phần trình bày của bản thân trở nên ấn tượng và chuyên nghiệp trong mắt sếp và đồng nghiệp nhé.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers