adsads
Untitled design 40
Lượt Xem 3 K

Những người có kỹ năng tập trung vào công việc quan trọng nhất mà không bị xao nhãng bất cứ một phút giây nào sẽ hoàn thành công việc tốt nhất và đạt chất lượng nhất. Sự thật, đó chính là những người thành công trong công việc và cuộc sống.

Cá nhân tôi dám khẳng định rằng việc tập trung sâu vào một việc gì đó hàng ngày giúp tôi giảm được ít nhất là 2 giờ làm việc. Thông qua quá trình tập trung, tôi có thể hoàn thành những công việc quan trọng nhất đối với bản thân vừa nhanh hơn nhiều mà vừa đạt được chất lượng cao hơn nhiều. Đơn giản bởi vì tôi có thể điều hướng tất cả mọi nguồn lực tinh thần của mình vào công việc mà không bị phân tâm.

 

Dịch bệnh “Phân tâm”

Như tôi đã nói, khả năng tập trung sâu trong thời gian dài là một vấn đề lớn đối với nhiều người trong chúng ta. Dưới đây là những số liệu thống kê cực kỳ đáng lo ngại thể hiện vấn đề thực sự là như thế nào:

Một nghiên cứu do Đại học Harvard tổ chức chỉ ra rằng trung bình một người lao động trí thức mất khoảng 47% thời gian trong ngày trong trạng thái (bán) phân tâm. Nói cách khác, khi bạn học cách tập trung vào một việc, bạn có thể hoàn thành cùng một nhiệm vụ nào đó nhanh gấp đôi.

RescueTime đã nghiên cứu được rằng trung bình một người lao động trí thức kiểm tra email 55 lần một ngày (trung bình cứ mỗi 8.5 phút là kiểm tra 1 lần trên tổng số giờ làm việc là 8 tiếng) và kiểm tra các ứng dụng nhắn tin khoảng 77 lần mỗi ngày (trung bình cứ mỗi 6 phút là kiểm tra 1 lần trên tổng số giờ làm việc là 8 tiếng)

Nếu bạn vẫn chưa thấy đủ, thì một nghiên cứu của Gloria Mark đã chỉ ra rằng trung bình mỗi nhân viên trí thức trong cuộc nghiên cứu đã chỉ dành 11 phút cho những dự án đã được giao trước khi làm việc khác.

Nói chung, những nghiên cứu này chính là bằng chứng để chứng minh những gì chúng ta nghĩ bằng trực giác đã đúng: hầu hết chúng ta rất tệ trong việc tập trung sâu trong thời gian dài, và chính điều đó đã làm ảnh hưởng đến năng suất công việc của chúng ta.

Bản thân những con số này đã nói lên vấn đề nhưng nếu bạn so sánh chúng với một số nghiên cứu khác, bạn sẽ thực sự thấy hầu hết chúng ta không bao giờ dùng hết tiềm năng tập trung của mình.

Nó chỉ ra rằng, bất cứ khi nào bạn bị phân tâm hoặc làm một việc khác, bạn phải mất trung bình 25 phút (theo kết quả nghiên cứu) để tập trung lại. Điều này xảy ra vì có một thứ được gọi là “dư lượng chú ý”. Có nghĩa là một phần của sự tập trung vẫn còn “vương vấn” cái nhiệm vụ trước đó hoặc bị “cuốn vào” cái điều mà đang làm bạn mất tập trung.

Tuy nhiên, khi xem xét thực tế lại có một sự thật này, hầu hết tất cả chúng ta đã từng làm nhiều việc một lúc (vì chúng ta nghiện cái gọi là đa-tác-vụ) hoặc chúng ta bị phân tâm bởi email, mạng xã hội hoặc những tin nhắn, và vì thế sự chú ý của ta tiếp tục bị phân ra và không bao giờ trọn vẹn tập trung 100% cho nhiệm vụ quan trọng nhất chúng ta phải hoàn thành. Đó chính xác là lý do vì sao mọi người thường phải đau đầu với năng suất hoặc là luôn phải đau đầu tìm cách để hoàn thành công việc quan trọng hàng ngày.

 

Tập trung: kỹ năng quý giá nhất trong thế kỷ 21

Mặc dù thời gian tập trung trung bình của chúng ta đang giảm đi nhưng tập trung là khả năng được yêu cầu nhiều hơn bao giờ hết. Trên thực tế, nó cho phép chúng ta tạo ra những công việc chất lượng cao với một tốc độ làm việc nhanh – đây là một kỹ năng rất có giá trị để làm chủ ngày nay.

Đây là kỹ năng quan trọng nhất thế kỷ 21, bất cứ ai làm chủ được đều thành công cả trong công việc và cuộc sống

Ví dụ:

– Một lập trình viên cần sự tập trung của mình để giải quyết vấn đề và để code một cách hiệu quả.

– Một CEO cần tập trung để đưa ra những quyết định chiến lược và để nghĩ sâu về những kế hoạch tốt nhất cho công ty.

– Một nhà văn nhà báo cần tập trung để viết những suy nghĩ ra giấy và thực hiện đúng tiến độ viết sách.

– Một học sinh phải thật tập trung để học hành thật tốt, luôn chuẩn bị đối phó với những bài kiểm tra không báo trước.

– Một nhà bán hàng cần tập trung cao độ để lắng nghe thật kỹ những từ ngữ tiềm năng để có được thỏa thuận.

Và còn rất nhiều những ví dụ cho thấy vì sao tập trung lại quan trọng một cách phi thường.

Trên thực tế, bất kỳ một loại công việc tri thức nào cũng cần chúng ta có khả năng ngồi tĩnh và tập trung sâu trong một thời gian dài. Không có khả năng này, chúng ta làm việc chậm hơn rất nhiều, mắc nhiều lỗi phải trả giá hơn và để phí năng suất tiềm năng của bản thân.

Đó cũng chính xác là lý do tại sao CEO của Microsofts, Satya Nadella nói rằng: “Hàng hóa thực sự khan hiếm trong tương lai gần chính là sự tập trung của con người.”

Kỹ năng tập trung của con người sẽ khan hiếm đơn giản vì một mặt, khả năng tập trung đang giảm ở mức đáng lo ngại, mặt khác, đây lại là một kỹ năng quan trọng nhất cần phải có để tạo ra chất lượng sản phẩm.

Và, theo các quy luật cung cầu cổ điển, người ta càng có nhu cầu về một cái gì đó nhưng nó rất hiếm thì giá trị của nó hiển nhiên sẽ tăng lên nhiều. Những người đã học được cách duy trì và phát huy sự tập trung của mình sẽ nổi bật giữa đám đông hay bị phân tâm, vì họ có thể làm được những gì người khác không thể. Và chắc chắn người có khả năng tập trung sâu sẽ được nhiều hơn người không có.

 

Loại bỏ tất cả những gì có thể gây phiền nhiễu ra khỏi tầm tay

Sự phiền nhiễu là kẻ thù số một của tập trung. Đặc biệt là những phiền nhiễu dưới dạng điện thoại thông minh, mạng xã hội, email, trang web tin tức, nhưng cũng có những dạng phiền nhiễu như tiếng nói nội tâm hoặc gián đoạn từ đồng nghiệp.

Vấn đề là, những loại phiền nhiễu này thú vị hơn, kích thích và vui hơn nhiều so với cái công việc mà chúng ta đang làm. Đồng thời, những loại phiền nhiễu ngày nay dễ dàng truy cập hơn bao giờ hết. Do đó, chúng rất hấp dẫn và khó cưỡng.

Bản chất của con người là tìm kiếm cách dễ dàng nhất để được kích thích nhất. Nó hoàn toàn đúng theo quan điểm tiến hoá. Chúng ta được đồng hóa để tìm cách hưởng thụ nhiều nhất và tiêu hao năng lượng ít nhất có thể, và đây chính là thứ chúng ta áp dụng để sống sót qua hàng ngàn năm về trước.

Đó chính là lý do vì sao sự hài lòng tức thời như một loại thức ăn nhanh, khiêu dâm, ma tuý, chất cồn và mạng xã hội chính là thứ rất khó để cưỡng lại. Chúng mang đến cho chúng ta một liều lượng dư thừa dopamine (vốn là một hóc môn có ích) và ngay lập tức chúng ta cảm thấy dễ chịu mà không cần nỗ lực.

Đây là kỹ năng quan trọng nhất thế kỷ 21, bất cứ ai làm chủ được đều thành công cả trong công việc và cuộc sống

Và khi chúng ta đã cảm thấy dễ chịu vì hầu như không cần tốn một chút sức lực hay năng lượng nào, tại sao chúng ta lại phải bận tâm làm cái việc mà tốn nhiều thời gian, năng lượng và công sức của chúng ta, đúng không? (hay còn gọi là công việc của chúng ta).

Về cơ bản, chúng ta đã nhận được những gì tương xứng với hành vi của mình, và hành vi đó không dẫn chúng ta đến một cuộc sống đầy đủ. Thật tệ, đúng không?

Hơn nữa, những việc như kiểm tra email, làm mới bảng tin hoặc thống kê kinh doanh, xem Youtube, kiểm tra tin nhắn hoặc lướt Instagram, Twitter hay Facebook cũng giải phóng rất nhiều dopamine trong não. Ở mức độ thần kinh, não bộ bị kích thích một cách đáng kinh ngạc và đó là lý do vì sao những thứ này dễ gây nghiện.

Trên thực tế, hầu hết những cái ứng dụng, trang web và thiết bị được thiết kế để khiến bạn bị nghiện, do đó, bạn cảm thấy một sự thôi thúc mạnh mẽ và bạn phải kiểm tra nó hàng ngày ngày giờ. Đó là lý do vì sao chúng đánh cắp thời gian, năng lượng và sự chú ý của bạn (Tôi khuyên bạn nên đọc cuốn “Hooked” của Nir Eyal để biết thêm về điều này.)

Tuy nhiên, hầu hết tất cả các công việc của chúng ta không tạo ra nhiều dopamine. Hầu hết công việc của chúng ta đều đem lại lợi nhuận (về tài chính, sự nghiệp, tình cảm, tinh thần hoặc sức khoẻ, hoặc cũng có thể là mối quan hệ) ở một thời điểm nào đó trong tương lai.

Nói cách khác, công việc của chúng ta không mang lại một sự hài lòng tức thời, cho dù là nó trễ chỉ 2 tiếng hay là 2 tháng. Mặc dù phần thưởng cho công việc của chúng ta thường có ý nghĩa nhiều hơn và tác động lớn hơn bất kỳ sự hài lòng tức thời nào, thì vấn đề của nó cũng là một sự hài lòng đâu đó trong tương lai, không phải ngay bây giờ.

Não của chúng ta thích được khen thưởng và kích thích ngay lập tức – đặc biệt là khi nó không phải tốn nhiều năng lượng – còn hơn là một sự hài lòng không chắc chắn ở đâu đó trong tương lai.

Chỉ cần một cú vuốt, một cú click chuột cũng có thể làm bạn hài lòng nhưng bạn phải chiến đấu trong một trận chiến khó khăn hơn. Chống lại Mike Tyson.

Cách tốt nhất để chiến thắng cuộc chiến này là đừng vội bắt tay vào công việc ngay từ lúc bắt đầu. Đó là lý do bạn nên quan tâm đến những phiền nhiễu trước khi bạn bắt tay vào công việc cần làm. Bạn cần tạo ra một môi trường hoàn toàn không có phiền nhiễu, cho phép bạn tập trung hoàn toàn vào công việc trong thời gian dài.

 

Bây giờ bắt tay vào làm

Tôi khuyên bạn nên quyết tâm thực hiện kỹ năng tập trung bằng cách làm việc ít nhất trong vòng 2 giờ đồng hồ liền mà không có bất kỳ gián đoạn nào mỗi ngày, cho phép bạn tập trung sâu vào công việc của mình.

Vì vậy, hãy đặt chiếc điện thoại thông minh của bạn ở một góc phòng khác hoặc bật chế độ máy bay. Tắt hết tất cả các chuông, thông báo để bạn không phải bị làm phiền. Đóng hết tất cả các tab không cần thiết cho công việc của bạn (đặc biệt là các tab email, tin tức, mạng xã hội)

Đeo tai nghe và bật một số bài nhạc cổ điển, hoặc lặp đi lặp lại chỉ một loại nhạc để bạn không bị làm phiền bởi những tiếng ồn và những cuộc hội thoại bên ngoài. Hoặc thậm chí bạn có thể đi đến một góc làm việc khác để đồng nghiệp không phá vỡ cái mạch cảm xúc làm việc của bạn.

Hãy làm bất cứ điều gì để ngăn không cho những phiền nhiễu tiếp cận bạn trước khi bắt tay vào công việc. Bằng cách này, bạn sẽ không phải chống lại những cám dỗ (đó là trận chiến mà dần dần bạn sẽ thua).

 

— HR Insider / Theo cafebiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers