Phỏng vấn không phải là viêc dễ dàng vì bạn phải luôn nhớ để áp dụng những quy tắc NÊN và KHÔNG NÊN của các kỹ năng phỏng vấn trong lúc đặt câu hỏi nhằm xác định được ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí đang tuyển.
Công việc sẽ khó khăn hơn nếu như bạn phỏng vấn ứng viên cho vị trí quản lý tương lai của mình. Kỹ năng phỏng vấn thế nào để đánh giá một vị sếp tiềm năng thật chuẩn xác?
Chúng ta ít khi có cơ hội được gặp người quản lý mới trước khi họ được tuyển dụng. Thậm chí khi có cơ hội, bạn cũng không hào hứng gặp gỡ vì tự thấy vị trí của mình không phù hợp để đặt câu hỏi cho sếp tương lai.
Hãy suy nghĩ lại sếp mới sẽ có ảnh hưởng lớn như thế nào đến sự nghiệp của bạn, do đó, không bao giờ quá muộn để bắt đầu tham gia nhiều hơn vào quá trình tuyển dụng để tích lũy cho mình kỹ năng phỏng vấn, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây trước khi bước vào phòng phỏng vấn sếp:
Yêu cầu được tham gia
Ngoài các chuyên viên phỏng vấn, ít có ai đó thích tham gia phỏng vấn. Vì thế các cuộc phỏng vấn thường chỉ gồm những người có quyền quyết định – thường là cấp trên của vị trí đang tuyển và bộ phận phụ trách tuyển dụng.
Là một nhân viên dưới quyền trực tiếp, cùng với những hiểu biết đáng giá về tình hình phòng ban, bạn hoàn toàn có lý khi yêu cầu được tham gia vào quá trình phỏng vấn.
Ngay sau khi bạn biết quá trình tuyển dụng sếp tương lai đã bắt đầu, hãy cho người phụ trách tuyển dụng biết bạn muốn gặp các ứng viên tiềm năng nhất, (nếu được). Hãy để trưởng bộ phận tuyển dụng quyết định thời điểm tốt nhất mà bạn nên tham gia.
Nghiên cứu hồ sơ
Khi xem xét hồ sơ cấp quản lý, bạn cần chú ý đến hai yếu tố quan trọng: (1) những thành tựu lớn nhất của ứng viên; (2) nơi mà họ đã trải qua phần lớn thời gian làm quản lý của mình. Cách họ tự nhìn nhận về mình và nơi họ đã “trở thành” nhà quản lý sẽ quyết định phong cách lãnh đạo của họ.
Kỹ năng phỏng vấn cần bạn ghi chú cẩn thận và hỏi trong buổi phỏng vấn khi có bất kỳ thắc mắc nào về thông tin trong hồ sơ. Ví dụ: Bạn làm việc tại một công ty đang trong giai đoạn khởi nghiệp, và bạn phải phỏng vấn một ứng viên đã có nhiều thời gian làm quản lý cấp trung tại một tập đoàn lớn. Hãy hỏi cô ấy sẽ điều chỉnh thế nào để phong cách quản lý của mình phù hợp với văn hóa của công ty bạn.
Đừng ngại đào sâu vào kinh nghiệm làm việc trước đây của họ vì điều đó giúp bạn đánh giá khả năng hợp tác cùng nhau nếu người ấy được chọn.
Tham gia ứng tuyển giao dịch viên tuyển dụng hoặc tuyển dụng kế hoạch sản xuất tiềm năng ngay hôm nay.
Chia sẻ mong muốn của bạn
Một trong những sai lầm thường mắc phải trong cách phỏng vấn sếp của mình khi được trao cơ hội, đó là: không nói với họ những gì bạn mong đợi từ họ. Vì vậy, khi vào việc, họ sẽ hiểu là họ có thể bắt đầu công việc theo cách riêng của mình và không có sự chuẩn bị đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của cả nhóm – những điều nằm ngoài mô tả công việc.
Lời khuyên dành cho bạn là: nếu có cơ hội gặp sếp tương lai của mình trong một cuộc phỏng vấn, hãy dành thời gian để viết trước những điều bạn mong muốn từ sếp, hãy suy nghĩ về những phẩm chất mà người sếp tốt cần có cho đội nhóm của bạn, việc hình dung sếp lý tưởng sẽ giúp bạn có một cuộc trò chuyện mang tính chia sẻ và cởi mở hơn với từng ứng viên.
Đừng bỏ lỡ cơ hội phát triển với việc làm kế toán kho & việc làm IT Hà Nội tại đây!
Phản hồi mang tính xây dựng
Gặp gỡ ứng viên là điều cần thiết, nhưng cách bạn phản hồi với người ra quyết định tuyển dụng mới là yếu tố quan trọng giúp thông tin của bạn được cân nhắc hay không.
Hãy nhanh chóng chia sẻ những ấn tượng và linh cảm của bạn càng nhanh càng tốt ngay sau buổi phỏng vấn. Nếu có thể, hãy làm điều đó trực tiếp hoặc qua điện thoại. Hãy chắc chắn rằng chia sẻ của bạn luôn mang tính xây dựng, và tránh đưa ra những nhận xét vụn vặt, không chuyên nghiệp (chẳng hạn như bình luận về kiểu tóc, cà vạt của ứng viên…). Thay vào đó, hãy liệt kê một số câu hỏi mà bạn đã sử dụng đồng thời chia sẻ những gì bạn quan sát được khi ứng viên trả lời. Khi trưởng bộ phận tuyển dụng nhận thấy bạn đã đề cập đến một số góc độ mà những người phỏng vấn còn lại không nhìn thấy, khả năng cao là họ sẽ xem xét ý kiến phản hồi của bạn một cách nghiêm túc.
Điều này cũng chứng tỏ cho các quản lý cấp cao thấy được sự cẩn trọng và chuyên nghiệp của bạn trong cách phỏng vấn, họ sẽ không chỉ cân nhắc ý kiến của bạn khi ra quyết định cuối cùng, mà còn đánh giá cao năng lực của bạn. Khi ấy, đừng ngạc nhiên nếu như bạn được mời phỏng vấn cho vị trí “quản lý” một ngày không xa!
Tham gia ứng tuyển việc làm tiềm năng: tìm việc làm ngành dược, tuyển dụng java developer và tuyển dụng graphic designer tại VietnamWorks ngay hôm nay!
– HR Insider –
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.