adsads
Untitled design
Lượt Xem 6 K

Đối diện với ứng viên lớn tuổi hơn, bạn sẽ chịu áp lực phỏng vấn không nhỏ. Bạn nên có những kỹ năng phỏng vấn như thế nào trong tình huống này?

Đôi khi không chỉ có ứng viên mà ngay cả nhà tuyển dụng cũng thấy căng thẳng trong buổi phỏng vấn. Bạn lo lắng liệu mình có tạo ấn tượng và thiện cảm với ứng viên về công ty? Liệu mình có đang đặt những câu hỏi phù hợp để ra quyết định tuyển dụng đúng đắn?

Ngoài ra, bạn sẽ chịu áp lực phỏng vấn cao hơn nếu phải gặp ứng viên lớn tuổi hơn. Bạn muốn được tôn trọng nhưng cũng không muốn khiến mình trông già dặn hơn. Vậy bạn nên ứng xử như thế nào? Hãy tham khảo 3 kỹ năng phỏng vấn sau:

 

1. Học hỏi kỹ năng phỏng vấn từ tiền bối

Điều đáng sợ nhất khi bước vào phòng phỏng vấn là xuất hiện với dáng vẻ non nớt. Bạn sẽ cảm thấy như đang bị ứng viên hoài nghi về năng lực của mình. Một trong những cách dễ nhất để vượt qua nỗi sợ này chính là học theo cách của một nhà phỏng vấn chuyên nghiệp hay đơn giản là học từ người có khả năng giao tiếp tốt.

Hãy tự hỏi bản thân: Cô ấy sẽ chào và nói chuyện với ứng viên bằng ngữ điệu như thế nào? Sẽ làm gì để tạo bầu không khí thoải mái? Những câu hỏi này sẽ giúp bạn suy nghĩ như một nhà tuyển dụng thực thụ và bỏ qua nỗi sợ vô hình ban đầu.

Hoặc đơn giản hơn, hãy nhớ lại những buổi phỏng vấn ấn tượng bạn từng trải qua. Họ đã hỏi bạn những câu hỏi gì? Họ đã làm bạn cảm thấy thế nào? Dựa vào trải nghiệm chính bản thân, bạn sẽ hiểu nên làm gì để buổi phỏng vấn diễn ra tốt hơn.

 

2. Hãy biến tuổi trẻ thành lợi thế

Tiến hành phỏng vấn khi bạn là người nhỏ tuổi hơn sẽ là yếu tố thuận lợi để bạn: tạo bầu không khí thân mật. Thông thường, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái và thích trò chuyện với một người nhỏ tuổi hơn là với một người lớn tuổi hơn.

Đương nhiên, bạn vẫn cần thực hiện điều số (1) bằng sự chuyên nghiệp, nhưng sự nhỏ tuổi sẽ giúp bạn không quá cao ngạo hay có khoảng cách khi nói chuyện.

Tôi đã từng phỏng vấn ứng viên cho một vị trí cấp cao. Trước khi phỏng vấn, tôi đã tán gẫu một chút về chương trình TV yêu thích, nhưng vẫn giữ sự chuyên nghiệp trong suốt cuộc trò chuyện. Cả hai chúng tôi đều cảm thấy “dễ thở” hơn rất nhiều.

 

3. Đừng nhắc đến tuổi hay kinh nghiệm của bạn

Có thể bạn cảm thấy mâu thuẫn giữa việc trở nên thân mật khi phỏng vấn với việc tự hạ thấp mình vì tuổi tác. Hãy nhớ một điều: hầu hết những ứng viên bạn phỏng vấn không hề biết tuổi của bạn. Thậm chí ngay cả khi họ nghĩ là bạn quá trẻ, họ vẫn tôn trọng bạn vì điều họ quan tâm chính là vị trí mà họ đang ứng tuyển.

Tôi đã được phỏng vấn cho vị trí thực tập bởi một nhân viên chỉ lớn hơn tôi hai tuổi. Cô ta cứ mãi e ngại về việc cô ta còn rất trẻ và chưa làm ở công ty được bao lâu cả. Ấn tượng ban đầu của tôi đã hoàn toàn đã sụp đổ. Tôi cảm thấy như cô ta không đủ kỹ năng phỏng vấn tôi và từ đó, bầu không khí trở nên khó xử (Bạn sẽ không biết phải nói gì khi đối phương thừa nhận họ không đủ năng lực để phỏng vấn bạn).

Nói cách khác, nhận thức rõ tuổi của bạn, nhưng đừng biến nó thành vấn đề của buổi phỏng vấn. Đừng quên rằng, bạn được giao trách nhiệm đi phỏng vấn bởi vì sếp tin rằng bạn có khả năng làm tốt vai trò này.

Tóm lại, tiến hành phỏng vấn khi bạn nhỏ tuổi hơn giống như cơ hội trải nghiệm song song một bên là sự đồng cảm với ứng viên và một bên là vượt qua sự e ngại về tuổi tác của bạn.

Đừng quá lo, tuổi tác chỉ là con số mà thôi.

 

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers