Trong kinh doanh, không có một định mức, một chuẩn mực nào cho người quản trị doanh nghiệp giỏi. Tuy nhiên, để có thể chèo lái doanh nghiệp phát triển hơn nữa, nhà quản trị không chỉ dừng lại ở việc có tố chất lãnh đạo, mà còn là việc phát huy tố chất và cần sở hữu những kỹ năng cần thiết.
Ngoài những vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức thì kỹ năng nhà quản trị luôn cần được trau dồi là những kỹ năng không thể bỏ qua giúp doanh nghiệp thành công.
Người có kỹ năng nhà quản trị là người biết lãnh đạo
Người có kỹ năng lãnh đạo giỏi là người có tầm nhìn xa, có khả năng chiến lược, dự đoán trước được những thay đổi, cơ hội lớn trong tương lai.
Lãnh đạo tạo được dấu ấn trong lòng nhân viên có nhiều kỹ năng bổ trợ mà một người bình thường không thể có được. Vậy đó là những kỹ năng gì và những nhà lãnh đạo tài ba đã áp dụng kỹ năng đó như thế nào để đạt được mục tiêu của mình?
Kỹ năng đưa ra quyết định là cốt yếu của kỹ năng nhà quản trị
Ra quyết định là việc quan trọng trong cách quản lý, đó là lúc họ phải lựa chọn giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề hoặc quyết định một công việc cụ thể, quan trọng. Việc ra quyết định một cách kịp thời, tối ưu sẽ quyết định kết quả của kế hoạch, công việc. Đó chính là kim chỉ nam của kỹ năng nhà quản trị.
Vì vậy, khi ra quyết định người lãnh đạo luôn phải cân nhắc đến tất cả những lợi thế và rủi ro gặp phải, việc ra quyết định thể hiện năng lực, trình độ của nhà lãnh đạo. Do đó, để có thể làm tốt kỹ năng này, người lãnh đạo phải có kiến thức sâu rộng, lý luận sắc bén và những kinh nghiệm, trải nghiệm trong cuộc sống và công việc.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Là người lãnh đạo giỏi bạn cũng cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh và chính xác. Người lãnh đạo là người có trách nhiệm với công việc của mình và công việc giao cho người khác khi có những vấn đề hóc búa hoặc những vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp, tổ chức của mình.
Để làm được điều này, người lãnh đạo cần phải là người thật sự nhanh nhạy, linh hoạt trong xử lý và giải quyết vấn đề. Từ đó thấy rằng giải quyết vấn đề thực sự quan trọng trong những kỹ năng nhà quản trị.
Có tư duy chiến lược trong kỹ năng nhà quản trị
Tư duy chiến lược là điều vô cùng quan trọng đối với người lãnh đạo, nó thể hiện được tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo và của cả công ty. Tư duy chiến lược chính là nghệ thuật phân tích và vượt qua đối thủ, đề ra được những chiến lược cụ thể để cạnh tranh.
Tư duy chiến lược cho những đường hướng phát triển của cty, tổ chức để có thể đi đúng hướng, đúng tiềm năng và cơ hội phát triển. Nếu chiến lược đúng đắn sẽ giúp cho công ty có những bước phát triển vượt bậc, ngược lại bạn sẽ đẩy công ty rơi vào khó khăn.
Tự tin và quyết đoán trong kỹ năng nhà quản trị
Tự tin và quyết đoán là hai kỹ năng lãnh đạo cần trau dồi thường xuyên qua cách xử lý công việc. Khi đứng trước khó khăn, thử thách của công ty người lãnh đạo chính là thuyền trưởng chèo lái con thuyền, con thuyền có cập bến an toàn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người thuyền trưởng đó.
Do vậy, nếu không tự tin và quyết đoán trước những cơ hội có thể con thuyền sẽ bị nhấn chìm hay đúng hơn là công ty sẽ bị đẩy xuống vực thẳm.
Thấu hiểu chính mình và thấu hiểu đối tác
Thấu hiểu chính mình sẽ giúp cho người lãnh đạo quản trị và làm chủ được bản thân, biết được mục tiêu của công ty, tổ chức từ đó sẽ có kế hoạch, chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu.
Tuy nhiên, việc hiểu được đối tác hợp tác cũng vô cùng quan trọng, người lãnh đạo sẽ không thể phát triển tổ chức không hiểu được đối tác đang giúp mình phát triển bởi hợp tác là sự trao đổi lợi ích qua lại giữa các bên.
Vì vậy việc thấu hiểu đối tác cũng là nghệ thuật của những nhà lãnh đạo giỏi. Một nhà lãnh đạo hiểu được mình, hiểu được người thì làm việc gì cũng thuận lợi và thành công.
Phân chia công việc cho cấp dưới của kỹ năng nhà quản trị
Người lãnh đạo nghĩa là bạn phải có kỹ năng quản lý và phân chia công việc của nhân viên một cách hợp lý. Cần phải quản lý được một cách linh hoạt công việc của nhân viên cấp dưới để có thể kiểm soát được hiệu quả công việc.
Nhưng làm thế nào để giao đúng người, đúng việc không phải dễ, điều đó đòi hỏi bạn phải có kỹ năng, đó là kỹ năng giao việc.
Để làm được điều này bạn phải thật sự là một lãnh đạo luôn sâu sát với nhân viên của mình, biết được năng lực, sở trường của họ. Khi đó bạn sẽ dễ dàng phân chia công việc mà không lo sợ về hiệu quả công việc người được giao.
Kỹ năng tạo động lực
Không ai có thể tránh được những áp lực với công việc, nhất là khi xảy ra những biến số, kết quả công việc không như ý muốn. Những lúc thế này nhà quản trị phải biết cách tạo động lực, giúp nhân viên vượt qua áp lực, và tạo ra chất xúc-tác cho nhân viên.
Tuy nhiên, là một người lãnh đạo bạn không nên trách mắng nhân viên của mình trước người khác, hãy gặp riêng và nhắc nhở họ, bên cạnh đó hãy có những lời động viên để họ thoát khỏi tình trạng không tốt lúc đó. Có như vậy bạn mới thật sự là lãnh đạo tốt và hiểu tâm lý nhân viên.
Có thể thấy, việc trở thành một nhà quản trị giỏi không nhất định phải là người có tố chất mà điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được nếu chúng ta nắm bắt được những kỹ năng nhà quản trị đồng thời hiểu rõ một doanh nghiệp, một tổ chức cần gì cũng như vị trí quản trị cần được định hướng như thế nào.
Không chỉ vậy, nếu có nỗ lực và mục tiêu, nhìn nhận được những kỹ năng cần trau dồi, duy trì thì việc trở thành nhà quản trị giỏi, mở rộng con đường sự nghiệp sẽ không còn là quá xa vời.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.