“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là câu nói nằm lòng mà bạn cần ghi nhớ trong bất cứ cuộc tranh luận nào, đặc biệt là khi tranh luận với sếp. Bởi sự khéo léo trong kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn vừa nói lên được điều muốn nói, vừa không làm “phật lòng” cấp trên.
Chân thành khi trình bày quan điểm
Điều đầu tiên cần có khi muốn đề xuất ý kiến lên cấp trên chính là sự chân thành. Bởi, “Những điều chân thành thường chạm đến trái tim”, cấp trên sẽ dễ dàng tiếp nhận ý kiến của bạn hơn khi bạn thể hiện nó một cách khéo léo và tinh tế với thái độ chân thành.
Sự chân thành này chủ yếu thể hiện ở thái độ khi nói. Khi bạn xảy ra tranh cải với cấp trên, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tránh để “giận quá mất khôn”. Không nên tỏ ra kiêu căng, tự cao khi trình bày quan điểm cá nhân. Hãy thể hiện sự mong muốn được đóng góp ý kiến nhằm tạo ra lợi ích cho công ty với thái độ thiện chí.
Nắm bắt thời cơ để tỏa sáng
Nối tiếp sự chân thành chính là bạn phải biết nắm bắt thời cơ cho bản thân. Khi đã khiến nhà tuyển dụng dần chấp nhận quan điểm của bạn bằng thái độ chân thành thì thời cơ đã đến.
Quan sát và nắm bắt tâm lý của cấp trên, xem họ có đồng tình với quan điểm mà bạn đang đề cập đến, tiếp tục triển khai ý mà sếp đang muốn biết. Tránh việc sếp muốn biết điều A nhưng bạn lại nói điều C,E,F.
Nắm bắt thời cơ và tâm lý của người đối diện chính là một trong 7 kỹ năng giao tiếp cơ bản mà bạn cần ghi nhớ.
Chú ý thời gian trong giao tiếp
Đừng bao giờ để bản thân “chiếm thế thượng phong” khi đang tranh luận với sếp. Điều này sẽ khiến bạn bị mất điểm với họ ngay đấy.
Chú ý thời gian được nói trong cuộc tranh luận để nó diễn ra thật suôn sẻ và không để bản thân nói quá nhiều.
- 60s là khoảng thời gian hợp lý để bạn cô đọng lại phần quan điểm cá nhâ/ thông tin/ nội dung cần trình bày thân.
- 30s còn lại là thời gian để bạn chứng minh những thông tin mình vừa nói là đúng và tính khả thi trong nội dung đề cập.
- Còn lại thời gian, hãy để nhà tuyển dụng nói và bạn sẽ là người lắng nghe – đáp trả trong không khí thoải mái, dễ gần.
Đừng giành nói quá nhiều, vì như vậy sẽ khiến thông tin bị loãng và nhà tuyển dụng không thể ghi nhớ hết nội dung bạn vừa nói.
Ngoài ra, đối với giao tiếp trong kinh doanh thì việc quản lý những gì bạn nói trong một khoảng thời gian nhất định là điều rất quan trọng.
Chú ý nội dung trong khi tranh luận
Kỹ năng giao tiếp cần thiết khi “đấu khẩu” với sếp chính là kỹ năng thiết lập nội dung cần nói trong cuộc tranh luận.
Trước diễn ra buổi tranh luận vấn đề nào đó, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu về nguyên nhân, lý do và hệ quả của vấn đề. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp và sự chân thành muốn đóng góp ý kiến cho công ty.
Thay vì trình bày nội dung suôn chỉ toàn lý thuyết, bạn nên kèm theo số liệu và kết quả cụ thể để tăng tính thuyết phục với cấp trên.
Bên cạnh đó, nội dung cần được cô đọng, trình bày gãy gọn, súc tích và dễ hiểu.
Chú ý trang phục
Khi chuẩn bị cho buổi tranh luận về 1 vấn đề nào đó, việc ăn mặc không quyết định tất cả phần trăm bạn thắng hay thua. Tuy nhiên, nó sẽ góp phần giúp bạn thêm tự tin hơn khi đứng trước mọi người.
Lưu ý: Hãy mặc bộ trang phục nào mà bạn cảm thấy tự tin nhất. Không nên ăn mặc quá lòe loẹt hay quá sexy khi đến văn phòng công ty.
Chọn một bộ quần áo gọn gàng, đã được ủi thẳng sẽ là chiếc chìa khóa giúp bạn thêm tự tin hơn trước mắt người đối diện.
Nụ cười là vũ khí lợi hại trong giao tiếp
Kỹ năng để có một nụ cười đẹp là một trong những kỹ năng giao tiếp mà không phải ai cũng vận dụng hiệu quả.
Một nụ cười dịu dàng và trang nhã khi tranh luận với sếp sẽ khiến họ dễ dàng chấp nhận ý kiến của bạn hơn, thay vì cứ cau có và gắt gỏng.
Nụ cười cũng là một trong những yếu tố thể hiện sự chân thành của bạn trong giao tiếp.
Nụ cười đẹp chính là nụ cười đúng thời điểm. Thời điểm đẹp nhất để cười chính là khi bạn vừa kết thúc phần trình bày và kèm theo câu nói “Trên đây là toàn bộ ý kiến và quan điểm của cá nhân tôi, tôi đã rất tâm huyết với đề xuất này. Mong rằng sếp sẽ cân nhắc…Cảm ơn mọi người đã lắng nghe”.
Tránh cười vào những lúc cấp trên đang nói về một vấn đề nghiêm túc hay đang đề cập đến một việc không vui.
“Khéo ăn nói, chẳng phải sợ đói” – Nắm được 6 kỹ năng giao tiếp thần thánh này, bạn sẽ có thể tự tin hơn trong bất cứ cuộc tranh luận nào tại công sở. Hãy trở thành nhân viên có kỹ năng tranh luận chuyên nghiệp bạn nhé.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.