Hiện nay, ngành quản trị nguồn nhân lực được coi là một trong số những ngành nghề mà giới trẻ quan tâm nhất. Nhưng liệu nó có phù hợp với tất cả mọi người? Hãy cùng tìm hiểu các kiến thức cơ bản về ngành này để định hướng nghề nghiệp của bạn chính xác hơn nhé!
1. Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực là tất cả các chính sách, hoạt động, quyết định quản lý. Nó có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và toàn thể cán bộ công nhân viên.
Bộ phận quản trị nhân sự bắt buộc phải có tầm nhìn về các chiến lược. Nắm được các kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, quản trị nhân lực là một nghệ thuật lựa chọn nhân viên mới và sử dụng các nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt ở mức tối đa có thể.
2. Quản trị nguồn nhân lực gồm những công việc gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị nhân sự, các bạn có thể thành công ở một số vị trí sau:
- Chuyên viên tuyển dụng, hỗ trợ các trưởng phòng trong quá trình tuyển dụng
- Nhân viên đào tạo, đánh giá thành tích công tác nhân sự
- Nắm bắt cơ hội lên các chức danh trưởng hoặc phó phòng nhân sự
- Điều hành nhân sự
- Quản lý và hoàn thiện hệ thống đánh giá năng lực của người được tuyển dụng
- Tổ chức định hướng, hội nhập cho người mới được tuyển dụng
- Tham gia thiết lập chế độ lương bổng, phúc lợi
Với ngành học này, bạn có thể công tác tại các cơ quan trung ương và địa phương. Hiện nay, hầu như công ty nào cũng cần bộ phận quản trị nhân sự này.
3. Cần học gì về quản trị nhân sự?
Để làm việc trong ngành này, người nhân viên không chỉ cần nắm rõ về quản trị nhân sự mà còn nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau.
Dưới đây là một số kiến thức cần thiết cho một HR:
- Quản trị nguồn nhân lực
- Kỹ năng tìm kiếm việc làm tuyển dụng
- Tuyển dụng lao động
- Kỹ năng quản trị thời gian
- Tổ chức và định mức lao động
- Kỹ năng quản lý lãnh đạo
- Đánh giá thực hiện công việc
4. Cần những tố chất gì?
Để trở thành một nhà quản trị nguồn nhân lực tốt, bạn cần có những tố chất sau:
- Có tầm nhìn của một nhà quản lý lãnh đạo tận tâm, hết lòng với công việc
- Biết lắng nghe và có tư chất thu phục nhân tâm
- Biết đánh giá đúng và định hướng phát triển khả năng của nhân viên
Ngoài ra, bạn còn cần thiết có thêm một vài kỹ năng mềm cơ bản như:
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Quản lý thời gian
- Giải quyết vấn đề phát sinh trong thời gian ngắn nhất
5. 4 gợi ý cho quản trị nhân sự hiệu quả
- Luôn đặt lợi ích của nhân viên lên hàng đầu
Các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng: Phương pháp tốt nhất để tuyển dụng và giữ được những người có năng lực cao nhất là tạo được một nét văn hóa công ty. Mà nơi đó, nhân viên giỏi nhất đều muốn làm việc. Một nét văn hóa, trong đó, mọi người luôn đối đãi với nhau bằng sự trân trọng và quan tâm.
Chúng ta có thể thấy, đa số các tập đoàn phát triển đều có đãi ngộ vô cùng lớn cho nhân viên. Thậm chí các nhà quản trị, CEO đều rất quan tâm đến nhân viên của mình
- Tạo điều kiện phát triển tối đa năng lực của các nhân viên giỏi
Mặc dù, có khả năng bạn sẽ không thể nào lấp đầy chỗ trống trong công ty ngay cả khi công ty bạn có một văn hóa vững chắc. Nhưng có một cách chắc chắn giúp bạn phát huy tối đa vị trí của nhân viên trong công ty đó là đặt họ vào vị trí có tầm ảnh hưởng lớn.
- Tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho cả nhân viên cũ và nhân viên mới
Người quản lý cần phải biết cách tạo một môi trường năng động, công bằng. Dù là nhân viên mới nhưng nếu có khả năng phát triển thì cần được tận dụng và phát huy.
Cần lắng nghe, chỉ dẫn cho các nhân viên cần làm gì ở mỗi vị trí khác nhau để phát triển nghề nghiệp của mình.
Họ phải đảm bảo một trường làm việc không phân biệt đối xử: văn hóa, giới tính, chủng tộc,… hay bất kỳ yếu tố nào khác.
- Giám sát, thúc đẩy môi trường làm việc đa dạng
Nếu một nhân viên được tuyển dụng tỏ ra là một người có năng lực phù hợp với công ty bạn nhưng lại chưa đạt hiệu quả cho một vị trí nào đó, bạn có thể xem xét sắp xếp công việc cho nhân viên đó ở một vị trí khác phù hợp với sở trường và kinh nghiệm của nhân viên đó. Những nhân viên phù hợp với tổ chức không dễ tìm chút nào.
Nhớ rằng, khó khăn và sai lầm trong việc quản trị nhân sự không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi từ phía nhân viên mà đôi khi chính sự bất ổn từ phía nhà quản trị. Do đó, mọi thứ chỉ có thể ổn, có tổ chức chặt chẽ và ổn định khi và chỉ khi công ty đó xây dựng được một quy trình quản trị chuyên biệt hóa cho riêng mình.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin cơ bản cần thiết cho ngành quản trị nguồn nhân lực. Chúc bạn thành công trong lĩnh vực của mình nhé!
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.