Tình hình kinh tế sau đại dịch vẫn biến động một cách nghiêm trọng, thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi lập đỉnh vào đầu năm 2022 theo đó đã bắt đầu vào chuỗi những ngày trượt dài, lao dốc mang đến tâm lý hoang mang cho những nhà đầu tư, hay cả những người lao động trẻ.
Đối diện với những bất ổn trong kinh tế xã hội như vậy, những nhà lãnh đạo cần tăng thêm tính kết nối, thấu hiểu kì vọng của nhân viên để có thể xây dựng một tập thể gắn kết, tạo nên sức bứt phá trong năm 2022 đầy hy vọng.
Đảm bảo nguồn thu nhập ổn định
Đối diện với đại dịch vừa qua đã đặt ra rất nhiều những thử thách, đồng thời nêu bật nên rất nhiều những thực tại tồn đọng trong cơ chế vận hành của các doanh nghiệp. Những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đã làm giảm đi nhiều chất lượng, điều kiện làm việc của nhân viên. Những tình trạng mất việc, trễ lương hay cắt giảm mức thu nhập đã xảy ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động.
Muốn đáp ứng kỳ vọng của nhân viên, trước tiên hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần đảm bảo cho họ một chế độ làm việc ổn định, trấn an tinh thần của nhân viên cũng như những cam kết nâng cao chất lượng công việc.
Cơ hội phát triển cho những ngành nghề mới
Đối với những ngành nghề truyền thống sau ảnh hưởng của đại dịch, cần đưa ra những giải pháp tối ưu hóa điều kiện, cơ chế làm việc. Những ngành nghề mới của thời đại số, thương mại điện tử, chuỗi cung ứng công nghệ cao được chú tâm và công nhận hơn trong những hiệu quả đối với kinh tế. Điều đó đặt ra những hướng phát triển hiệu quả mà doanh nghiệp có thể xem xét để nâng tầm định hướng doanh nghiệp, đáp ứng được kì vọng của nhân viên về mục tiêu phát triển nghề nghiệp của họ.
Bên cạnh đó, sự đa dạng hóa những ngành nghề mới giúp nhân viên có thêm cơ hội trau dồi, hoàn thiện kỹ năng của bản thân. Điều đó giúp họ có thêm những biện pháp dự phòng cho những biến động khác từ xã hội, đời sống hằng ngày.
Sự bứt phá của nền kinh tế
Không thể phủ nhận rằng sau những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đến nền kinh tế, đời sống xã hội, những cơ hội bứt phá nền kinh tế theo đó cũng được xem xét đến. Những người lao động trẻ, đóng vai trò chủ chốt trong guồng quay của kinh tế thị trường hiện nay rất quan tâm đến điều này.
Họ kỳ vọng vào cơ hội phát triển của không chỉ bản thân mà còn là dấu hiệu chung của nền kinh tế, bởi khi doanh nghiệp thực sự bứt phá, nhân viên mới có thể tăng thêm thu nhập cũng như đạt được bước tiến cao hơn trong sự nghiệp.
Sự cân bằng giữa công việc và đời sống
Những ngày giãn cách xã hội đã khiến chúng ta sống chậm lại, từng bước nhẹ nhàng trôi qua trên thước phim cuộc đời, bỗng chốc rất nhiều trong chúng ta chợt nhận ra rằng bấy lâu mải mê theo guồng quay lao động mà ta quên mất việc chăm sóc những giá trị tinh thần. Chưa bao giờ vấn đề cân đối giữa công việc và sức khỏe lại được quan tâm nhiều đến vậy. Phần vì những ảnh hưởng của dịch bệnh đến với sức khỏe, phần vì thời gian nhàn rỗi cho những thói quen chăm sóc bản thân đã giúp cho trào lưu này lan tỏa đến nhiều người.
Bước sang năm 2022, rất nhiều người lao động trẻ bên cạnh mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bản thân, họ dành nhiều sự quan tâm đến cơ chế của doanh nghiệp trong việc cung cấp một môi trường làm việc lành mạnh, cân bằng giữa công việc và đời sống cho nhân viên. Yếu tố môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ được đặt vào danh mục ưu tiên trong lựa chọn của phần lớn những ứng viên tài năng.
Doanh nghiệp cần nắm bắt tâm lý này và đưa ra những kế hoạch phát triển, đào tạo phù hợp, từ đó không chỉ đáp ứng kì vọng của nhân viên mà còn tạo nên nền tảng vững chắc cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp, hướng đến tương lai phát triển dài hạn.
>> Xem thêm: Sức mạnh của tiếng nói nhân viên trong chuyển đổi doanh nghiệp
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.