• .
adsads
Untitled design 172
Lượt Xem 12 K

Nhân viên kinh doanh là gì? Kỹ năng chuyên môn cần có của nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh hay còn có tên gọi khác Sales Executive, Account Executive, Sale Staff,… là những tên gọi cho những người làm công việc kinh doanh, . Nhân viên kinh doanh là người tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với khách hàng để  giới thiệu, tư vấn giúp khách hàng, quảng bá, lựa chọn được  sản phẩm – dịch vụ phù hợp.

Nhân viên kinh doanh là người tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với khách hàng để  giới thiệu, tư vấn giúp khách hàng

Nhân viên kinh doanh là người tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với khách hàng để  giới thiệu, tư vấn giúp khách hàng

Kỹ năng chuyên môn cần có của nhân viên kinh doanh

Kỹ năng làm việc nhóm

Muốn đi nhanh thì hãy đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau. Một nhân viên bán hàng không thể làm việc riêng lẻ. Họ là một tập thể thống nhất, hoạt động dựa trên phương châm cộng tác và giúp đỡ lẫn nhau.

Vì thế, trước khi bắt đầu công việc này, hãy học cách làm việc nhóm. Hãy duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và học hỏi thêm nhiều điều hữu ích từ họ. Hãy trở thành một cộng sự giỏi trong tập thể mạnh.

Nhân viên kinh doanh- Kỹ năng làm việc nhóm

Nhân viên kinh doanh- Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng giao tiếp của Nhân viên kinh doanh

Bạn là nhân viên bán hàng nhưng bạn thiết kỹ năng giao tiếp thì sẽ là một thiệt thòi lớn. Hằng ngày bạn không chỉ phải tiếp xúc với đồng nghiệp mà còn tiếp xúc với khách hàng. Để thuyết phục họ tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của mình, bạn cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

Nhân viên kinh doanh- Kỹ năng giao tiếp

Nhân viên kinh doanh- Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng phán đoán và ứng biến

Ngoài việc giao tiếp giỏi, bạn còn cần là một người có khả năng phán đoán tình huống và ứng biến thông minh. Bán hàng không chỉ là làm dâu trăm họ mà còn là đối diện với một chuỗi sự việc bất ngờ.

Chẳng hạn như bạn biết được khách hàng đó là người khó tính thì sẽ cẩn trọng trong mọi việc liên quan đến họ. Khi bạn dự đoán họ sắp trên đường đến nhưng xảy ra một sự cố thì hãy nhanh chóng ứng biến và đưa ra phương án dự phòng kịp thời.

Kỹ năng nghiên cứu và đánh giá

Thông thường kỹ năng thiết yếu cần có của một nhân viên bán hàng chính là nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường và đánh giá đúng cơ hội kinh doanh sẽ giúp bạn dễ dàng mở ra cánh cửa thành công trong lĩnh vực này.

Do đó, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức khảo sát và nghiên cứu thị trường ngay từ bây giờ.

Nhân viên kinh doanh- Kỹ năng nghiên cứu và đánh giá

Nhân viên kinh doanh- Kỹ năng nghiên cứu và đánh giá

Kỹ năng lãnh đạo của Nhân viên kinh doanh

Kỹ năng này là vô cùng cần thiết cho những ai làm chức vụ trưởng phòng kinh doanh hoặc quản lý khu vực bán hàng. Con thuyền sẽ cập bến như thế nào là do người chèo lái. Một bộ phận muốn phát triển phải cần có người lãnh đạo giỏi.

Lắng nghe – quan sát – đánh giá – đốc thúc – tán thưởng là những gì mà người lãnh đạo cần làm đối với nhân viên của mình. Hãy để tập thể mà bạn dẫn dắt trở thành tập thể mạnh nhất.

Phân biệt giữa chuyên viên kinh doanh với Nhân viên kinh doanh

Nhìn chung, Nhân viên kinh doanh đóng vai trò cấp bậc cao hơn so với nhân viên kinh doanh và yêu cầu kiến thức chuyên sâu cùng kinh nghiệm đa dạng hơn. Dưới đây là sự so sánh chi tiết giữa hai vị trí này:

Chuyên viên kinh doanh Nhân viên kinh doanh
  • Xây dựng và đề xuất kế hoạch kinh doanh cho tổ chức.
  • Duy trì mối quan hệ với khách hàng doanh nghiệp, tổ chức, công ty.
  • Hợp tác với các phòng ban khác để đảm bảo hoạt động kinh doanh suôn sẻ.
  • Chịu trách nhiệm về sản phẩm, dịch vụ và mục tiêu doanh số trước cấp trên.
  • Cập nhật thông tin về sản phẩm, dịch vụ có tại công ty.
  • Giải quyết khiếu nại từ khách hàng và báo cáo tiến độ làm việc đến cấp trên.
  • Tìm kiếm khách hàng qua nhiều kênh thông tin khác nhau và duy trì mối quan hệ.
  • Giới thiệu, tư vấn, thuyết phục khách hàng đồng ý mua hoặc là sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của công ty.
  • Hoàn thành các hợp đồng sau khi đạt thỏa thuận với khách hàng.
  • Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng, báo cáo lên cấp trên khi cần.
  • Lên kế hoạch và thực hiện nghiên cứu thị trường để hỗ trợ dự án kinh doanh mới.
  • Báo cáo phản hồi từ khách hàng lên cấp trên để tìm kiếm giải pháp.

Nhìn chung, nhiệm vụ của Nhân viên kinh doanh thường tập trung vào các vấn đề vĩ mô, trong khi công việc của nhân viên kinh doanh lại chủ yếu liên quan đến nhiệm vụ cụ thể và vi mô.

Mức lương của Nhân viên kinh doanh và nhân viên kinh doanh

Thực tế, tại nhiều doanh nghiệp, có thể thấy rằng hai vai trò, chuyên viên kinh doanh và Nhân viên kinh doanh, không luôn được phân biệt rõ. Một số công ty chỉ có nhân viên kinh doanh, trong khi những công ty khác lại chỉ tập trung vào vị trí Nhân viên kinh doanh. Sự khác biệt này thường phụ thuộc vào cấu trúc và tổ chức cụ thể của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty đã định rõ hai vị trí này, thì thu nhập của chuyên viên kinh doanh thường cao hơn so với nhân viên kinh doanh.

hân viên kinh nghiệm từ 3-5 năm: Lương dao động từ 8-20 triệu/tháng, cộng thêm % doanh số/tháng

hân viên kinh nghiệm từ 3-5 năm: Lương dao động từ 8-20 triệu/tháng, cộng thêm % doanh số/tháng

Mức lương nhân viên kinh doanh

Thu nhập của Nhân viên kinh doanh bao gồm cả lương cứng và lương mềm. Lương cứng là số tiền nhân viên nhận hàng tháng khi đạt đủ chỉ số hiệu suất (KPI), trong khi lương mềm bao gồm hoa hồng từ việc bán dịch vụ/sản phẩm và các khoản thưởng khác. Mức lương của nhân viên kinh doanh được xác định dựa trên kinh nghiệm làm việc như sau:

  • Sinh viên mới ra trường, không có kinh nghiệm: Lương dao động từ 4-8 triệu/tháng, cộng thêm % doanh số/tháng.
  • Nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm từ 1-3 năm: Lương dao động từ 4-12 triệu/tháng, cộng thêm % doanh số/tháng.
  • Nhân viên kinh nghiệm từ 3-5 năm: Lương dao động từ 8-20 triệu/tháng, cộng thêm % doanh số/tháng.

Mức lương hiện tại của chuyên viên kinh doanh

Nhìn chung, phương thức tính lương của chuyên viên kinh doanh chủ yếu giống với nhân viên kinh doanh, với sự phân biệt là cả hai đều bao gồm lương cứng và lương mềm. Tuy nhiên, lương cứng của chuyên viên kinh doanh thường cao hơn, trung bình khoảng 11 triệu đồng cộng thêm % doanh số/tháng.

Đối với vị trí Chuyên Viên Kinh Doanh có kinh nghiệm từ 1-4 năm, mức lương trung bình là khoảng 12.3 triệu/tháng. Với yêu cầu kinh nghiệm từ 5-9 năm, mức lương trung bình tương ứng là 14.5 triệu/tháng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức lương cơ bản và doanh số của nhân viên kinh doanh hay chuyên viên kinh doanh có thể có sự chênh lệch tùy thuộc vào ngành nghề hoạt động cụ thể.

Nắm được thuật ngữ Nhân viên kinh doanh và tiếng anh là gì ngoài việc giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực kinh doanh còn giúp bạn không bị bỡ ngỡ khi bắt đầu công việc. Đồng thời, những kỹ năng nghiệp vụ cần có để trở thành một Nhân viên kinh doanh giỏi không hề khó. Vì thế, hãy trau dồi và rèn luyện nó càng sớm càng tốt bạn nhé.

Khi tìm hiểu về khái niệm “nhân viên kinh doanh là gì?” và các kỹ năng chuyên môn cần có trong lĩnh vực này, bạn sẽ thấy rằng ngành này không chỉ yêu cầu kỹ năng giao tiếp và thuyết phục mà còn cần sự hiểu biết về thị trường việc làm hiện tại. Ví dụ, nếu bạn đang quan tâm đến cơ hội việc làm tại các công ty lớn như Shopee Express, bạn có thể tham khảo Shopee Express tuyển dụng để biết thêm thông tin.

Để bắt đầu sự nghiệp hoặc tìm kiếm cơ hội mới trong lĩnh vực này, việc nắm bắt các thông tin liên quan đến vị trí nhân viên kinh doanh sẽ rất hữu ích. Hơn nữa, bạn có thể cần hỗ trợ về việc tính lương gross sang net khi thương lượng mức lương.

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm tại các địa phương cụ thể như việc làm Vũng Tàu, tìm việc làm Đà Nẵng, việc làm Đồng Nai hay việc làm TPHCM, việc tìm kiếm thông tin và cơ hội tại các trang web việc làm sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Bạn có thể bắt đầu bằng cách kiếm việc làm để tìm kiếm những cơ hội phù hợp nhất với bạn.

— HR Insider —
VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads

Bài Viết Liên Quan

Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là gì? Kế hoạch và xây dựng quy trình quản trị rủi ro

Trong vài năm trở lại đây, quản trị rủi ro đang dần trở nên một ngành hot tại Việt Nam được đông đảo bạn trẻ quan tâm đến tài chính theo đuổi lâu dài. Vậy quản trị rủi ro là làm gì? Lý do nào khiến ngành này được quan tâm nhiều đến vậy? Cùng khám phá nhé!

Untitled design 191

Nghề chạy quảng cáo là gì? Vai trò, công việc và kỹ năng cần có

“Quảng cáo” là cụm từ đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Chạy quảng cáo cũng chính là một trong những giải pháp giúp khách hàng tiếp cận và biết đến doanh nghiệp cũng như sản phẩm của các thương hiệu hiện nay. Trong thời đại 4.0 thì chạy quảng cáo dường như đã trở thành một nghề và mang đến rất nhiều cơ hội công việc cho nhiều người. Đây cũng là một nghề có vai trò thực sự quan trọng cho các doanh nghiệp, tác động đến sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu trên thị trường. Vậy thì công việc và kỹ năng cần có để làm việc trong nghề chạy quảng cáo là gì? Xem ngay bài viết sau để được giải đáp rõ hơn.

0386 1

Sale Website là gì? Những thông tin cơ bản về sale website mà bạn cần biết

Để trở thành một Sales chuyên nghiệp, bạn luôn bận rộn với việc thực hiện các mục tiêu của mình. Để làm được điều đó, có phải bạn đang thường xuyên nghiên cứu về ngành trên các trang web uy tín? Hãy để HR Insider chọn ra giúp bạn 10 sale website phù hợp nhất với bạn trong bài viết này.

Untitled design 16

Chăm sóc khách hàng và những kỹ năng cần thiết

Mô tả công việc của chăm sóc khách hàng gồm những gì? Các vị trí chăm sóc khách hàng có những yêu cầu gì về năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng? Mức lương công việc chăm sóc khách hàng hiện nay có cao không? Tất cả những vấn đề này sẽ được HR Insider bật mí trong bài viết sau đây.

shutterstock 2155337957 1

TeleSales là gì? Telesale làm công việc gì?

Telesale là gì và bạn cần những tố chất nào để trở thành một nhân viên telesale giỏi? Ngay sau đây, bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất về công việc này.

Bài Viết Liên Quan

Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là gì? Kế hoạch và xây dựng quy trình quản trị rủi ro

Trong vài năm trở lại đây, quản trị rủi ro đang dần trở nên một ngành hot tại Việt Nam được đông đảo bạn trẻ quan tâm đến tài chính theo đuổi lâu dài. Vậy quản trị rủi ro là làm gì? Lý do nào khiến ngành này được quan tâm nhiều đến vậy? Cùng khám phá nhé!

Untitled design 191

Nghề chạy quảng cáo là gì? Vai trò, công việc và kỹ năng cần có

“Quảng cáo” là cụm từ đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Chạy quảng cáo cũng chính là một trong những giải pháp giúp khách hàng tiếp cận và biết đến doanh nghiệp cũng như sản phẩm của các thương hiệu hiện nay. Trong thời đại 4.0 thì chạy quảng cáo dường như đã trở thành một nghề và mang đến rất nhiều cơ hội công việc cho nhiều người. Đây cũng là một nghề có vai trò thực sự quan trọng cho các doanh nghiệp, tác động đến sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu trên thị trường. Vậy thì công việc và kỹ năng cần có để làm việc trong nghề chạy quảng cáo là gì? Xem ngay bài viết sau để được giải đáp rõ hơn.

0386 1

Sale Website là gì? Những thông tin cơ bản về sale website mà bạn cần biết

Để trở thành một Sales chuyên nghiệp, bạn luôn bận rộn với việc thực hiện các mục tiêu của mình. Để làm được điều đó, có phải bạn đang thường xuyên nghiên cứu về ngành trên các trang web uy tín? Hãy để HR Insider chọn ra giúp bạn 10 sale website phù hợp nhất với bạn trong bài viết này.

Untitled design 16

Chăm sóc khách hàng và những kỹ năng cần thiết

Mô tả công việc của chăm sóc khách hàng gồm những gì? Các vị trí chăm sóc khách hàng có những yêu cầu gì về năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng? Mức lương công việc chăm sóc khách hàng hiện nay có cao không? Tất cả những vấn đề này sẽ được HR Insider bật mí trong bài viết sau đây.

shutterstock 2155337957 1

TeleSales là gì? Telesale làm công việc gì?

Telesale là gì và bạn cần những tố chất nào để trở thành một nhân viên telesale giỏi? Ngay sau đây, bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất về công việc này.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers