• .
adsads
Lượt Xem 2 K

Để tìm ra được chìa khóa giải pháp tốt nhất cho những trắc trở trong công việc, VietnamWorks mời bạn cùng lắng nghe những chia sẻ từ chị Nguyễn Thị Quỳnh Trang – Manager Navigos Search South cùng với host Thái Vân Linh trong tập 03 của chuỗi video “Cột Mốc” này nhé!

Văn hóa thất bại – Khi khó khăn không còn là điều quá to tát

Ở Mỹ có một khái niệm gọi là “Văn hóa thất bại” và rất nhiều người ủng hộ cũng như khuyến khích hình thức văn hóa này. Thật không khó để thấy những chính trị gia, nhà kinh tế học hoặc “cha đẻ” của nhiều tập đoàn lớn đã luôn nói về sự thất bại trong hành trình sự nghiệp: 

“Để thành công, bạn phải sẵn lòng thất bại” – Frank Tyger.

“Không thể có tự do thật sự mà không có tự do vấp ngã” – Erich Seligmann Fromm.

“Thất bại chỉ đơn giản là cơ hội để khởi đầu lại một lần nữa một cách sáng suốt hơn” – Henry Ford. 

Điều đó cho thấy, ngay cả người thành công nhất cũng phải đối mặt với sự thất bại từ khởi đầu, cũng như đứng trước nhiều thách thức khác trong suốt quá trình gầy dựng sự nghiệp của họ. Đây vừa là bài học kinh nghiệm cho mỗi người đi làm, vừa là lời động viên cho những ai đang gặp trắc trở trong sự nghiệp của mình. Tựa như những vận động viên chuyên nghiệp, trên hành trình đi lên đỉnh vinh quang, không biết bao nhiêu ngày đêm họ phải miệt mài rèn luyện. 

Học cách đối diện với khó khăn

Theo câu chuyện của chị Quỳnh Trang, thời gian đầu khi là một headhunter, cũng có những lúc chị cảm thấy áp lực và lo lắng trước những ứng viên khá là khó tính, thậm chí chị đã từng mang trong mình cảm giác bản thân không phù hợp với nghề. Thế nhưng nhờ vào những nỗ lực cải thiện và sự tận tâm, kiên trì với nghề, sau hàng chục cuộc gọi và cho đến hàng trăm lần gọi điện cho ứng viên, chị đã gặt hái được sự tự tin cũng như cách đối diện với áp lực.

Với góc nhìn và trải nghiệm của chị Trang, nếu như bạn không dám đối mặt với trắc trở ở thời điểm nó xảy ra thì vấn đề vẫn sẽ luôn tồn đọng ở đó, để rồi qua thời gian nó có thể gây ra những hậu quả tiêu cực hơn. Không bằng chúng ta học cách chấp nhận khó khăn, tìm kiếm sự trợ giúp từ những người có kinh nghiệm và cố gắng giải quyết vấn đề. Mặc dù sẽ có những lúc bạn cảm thấy bất lực và mệt mỏi, nhưng một khi vấn đề được giải quyết chính là lúc bạn có thêm kỹ năng, trải nghiệm lẫn trau dồi sức mạnh nội tại, bởi vì “Sau cơn mưa, trời lại sáng”.

Thẳng thắn và thông cảm

Hai thái độ quan trọng được chị Quỳnh Trang và cả chị Thái Vân Linh đề cập đến khi giải quyết vấn đề chính là: Thẳng thắn và Thông cảm. Trong vai trò là một nhân viên, khi gặp khó khăn bạn cần phải thẳng thắn trao đổi với sếp, với đồng nghiệp để có thể đón nhận những bài học kinh nghiệm giá trị. Ngược lại trong cương vị là một người sếp, bạn cũng nên thẳng thắn chia sẻ cho nhân viên về những vấn đề để cùng tìm ra giải pháp tốt nhất.

Điều cần thiết là sau những chia sẻ thẳng thắn, cả hai bên cần phải có thêm sự thông cảm dành cho đối phương. Trong những tình huống khó nhằn, sự thấu hiểu, nâng đỡ và cảm thông cho nhau chính là “liều thuốc” tinh thần cho tất cả mọi người bởi vì chỉ khi tinh thần ta thoải mái, thì hiệu quả của công việc mới được đẩy lên cao.

Lời kết

Để nắm rõ ngọn ngành hơn về câu chuyện đối mặt với khó khăn của chị Nguyễn Thị Quỳnh Trang – Manager Navigos Search South cùng với host Thái Vân Linh, bạn hãy lắng nghe đầy đủ những chia sẻ trong tập 03 của series “Cột Mốc” đã được đăng tải trên hệ sinh thái các kênh truyền thông của VietnamWorks!

Hành trình “Cột Mốc” chưa dừng lại ở đó, sẽ còn rất nhiều điều thú vị cùng những bài học quý giá đang chờ đón bạn cùng host Thái Vân Linh và các khách mời kế tiếp. Cùng chờ đợi những “Cột mốc” tiếp nối trong sự nghiệp thông qua các bài viết sắp tới được phát sóng vào lúc 20h thứ Năm hàng tuần bạn nhé!

Xem thêm: Chiến lược để thành công trong công việc đầu tiên

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads

Bài Viết Liên Quan

Công thức tạo nên thành tựu trong sự nghiệp

Trên hành trình sự nghiệp, chúng ta luôn hướng đến việc tạo nên thành tựu, tiếng vang bởi thành tựu càng lớn, tiếng vang càng xa, ta càng cảm thấy tự hào.

Làm thế nào để chuyển việc, đổi ngành một cách chuyên nghiệp?

Trên hành trình sự nghiệp của mình, có những lúc bạn phải đối mặt với nhiều “ngã rẽ” và buộc phải đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho bản thân. Những “ngã rẽ” ấy chính là khi bạn phải đứng trước lựa chọn tiếp tục ở lại với công việc cũ, hay là rời đi để tìm kiếm một chân trời mới phù hợp với mình hơn.

Thiết lập Cột Mốc trong sự nghiệp - Thành hay bại dựa cả vào đây

Bạn đang hướng đến Cột Mốc nào trong sự nghiệp? Khi nhìn lại dữ liệu đã qua, Cột Mốc nào đã để lại dấu ấn với bạn nhất? Sự nghiệp là một hành trình dài và sẽ thật tuyệt khi bạn hiểu rõ nơi mình muốn đến và làm thế nào để đến đó. Theo bạn, Cột Mốc và số năm đi làm có giống nhau?

Chiến lược để thành công trong công việc đầu tiên

Công việc đầu tiên trong sự nghiệp là một cột mốc đáng nhớ và quan trọng trong cuộc đời đi làm của bất kỳ ai. Đây không chỉ là cơ hội để chứng tỏ năng lực và tận dụng những kiến thức đã học, mà còn là dịp để xây dựng những cơ sở vững chắc cho sự thành công trong tương lai.

shutterstock 1282495597 1

Cấp trên nên làm gì khi các nhân viên đều muốn nghỉ việc?

Sự kiện “Đại thôi việc” xảy ra vào 2021 đã dấy lên mối quan tâm trong thị trường lao động nhất là khi số lượng người Mỹ thôi việc ngày càng cao. Bộ Lao động Hoa kỳ đã báo cáo con số thôi việc cao kỉ lục vào tháng 11 vừa qua. Theo một nghiên cứu của PwC năm ngoái, 65% nhân viên đang tìm kiếm một công việc mới. Đây là cơ hội tuyệt vời cho những nhân viên còn ở lại muốn thương lượng tăng lương hoặc thăng chức. Nhưng nếu bạn là sếp thì sao?

Bài Viết Liên Quan

Công thức tạo nên thành tựu trong sự nghiệp

Trên hành trình sự nghiệp, chúng ta luôn hướng đến việc tạo nên thành tựu, tiếng vang bởi thành tựu càng lớn, tiếng vang càng xa, ta càng cảm thấy tự hào.

Làm thế nào để chuyển việc, đổi ngành một cách chuyên nghiệp?

Trên hành trình sự nghiệp của mình, có những lúc bạn phải đối mặt với nhiều “ngã rẽ” và buộc phải đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho bản thân. Những “ngã rẽ” ấy chính là khi bạn phải đứng trước lựa chọn tiếp tục ở lại với công việc cũ, hay là rời đi để tìm kiếm một chân trời mới phù hợp với mình hơn.

Thiết lập Cột Mốc trong sự nghiệp - Thành hay bại dựa cả vào đây

Bạn đang hướng đến Cột Mốc nào trong sự nghiệp? Khi nhìn lại dữ liệu đã qua, Cột Mốc nào đã để lại dấu ấn với bạn nhất? Sự nghiệp là một hành trình dài và sẽ thật tuyệt khi bạn hiểu rõ nơi mình muốn đến và làm thế nào để đến đó. Theo bạn, Cột Mốc và số năm đi làm có giống nhau?

Chiến lược để thành công trong công việc đầu tiên

Công việc đầu tiên trong sự nghiệp là một cột mốc đáng nhớ và quan trọng trong cuộc đời đi làm của bất kỳ ai. Đây không chỉ là cơ hội để chứng tỏ năng lực và tận dụng những kiến thức đã học, mà còn là dịp để xây dựng những cơ sở vững chắc cho sự thành công trong tương lai.

shutterstock 1282495597 1

Cấp trên nên làm gì khi các nhân viên đều muốn nghỉ việc?

Sự kiện “Đại thôi việc” xảy ra vào 2021 đã dấy lên mối quan tâm trong thị trường lao động nhất là khi số lượng người Mỹ thôi việc ngày càng cao. Bộ Lao động Hoa kỳ đã báo cáo con số thôi việc cao kỉ lục vào tháng 11 vừa qua. Theo một nghiên cứu của PwC năm ngoái, 65% nhân viên đang tìm kiếm một công việc mới. Đây là cơ hội tuyệt vời cho những nhân viên còn ở lại muốn thương lượng tăng lương hoặc thăng chức. Nhưng nếu bạn là sếp thì sao?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers