Tìm hiểu về Collaborative?
Định nghĩa Collaborative theo từ điển Anh – Việt
Collaborative là gì? Đây là tính từ của collaboration, trong từ điển Anh – Việt nó còn có nghĩa là “sự cộng tác”. Khái niệm nói về sự kết hợp, hợp tác giữa các cá nhân với nhau hoặc các tổ chức với nhau để hoàn thành một mục tiêu, nhiệm vụ bất kỳ.
Collaborative còn được hiểu là cộng tác, phối hợp, làm việc cùng nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn. Bản chất sự hợp tác là cùng nhau hướng về một mục tiêu chung, mỗi cá nhân trong tập thể, tổ chức sẽ đóng góp công sức để hoàn thành công việc.
Hiểu sâu hơn về sự hợp tác trong thực tiễn
Như định nghĩa ở trên, Collaborative là hợp tác giữa hai hoặc nhiều người trong công việc, tổ chức này với tổ chức khác, đất nước này với đất nước khác nhằm hoàn thành một mục đích chung đã đề ra.
Ví dụ: Các quốc gia trên Thế giới có một buổi thảo luận đưa ra các phương hướng giải quyết bảo vệ môi trường. Sự hợp tác của các quốc gia nhằm bảo vệ Trái đất, giảm nhiệt độ toàn cầu,…
Trong một tập thể, tổ chức lớn luôn luôn cần có sự lãnh đạo để đảm bảo tính công bằng và duy trì tính chất xã hội. Khi làm việc với nhiều cá nhân khác nhau, việc tranh cãi bảo vệ ý kiến riêng là điều không thể tránh khỏi. Nếu sự hợp tác chưa giải quyết được hướng đi chung thì rất khó để tiếp tục.
Để hoàn thành quá trình Collaborative suôn sẻ đều phải phụ thuộc vào sự hợp tác của các cá nhân trong việc tìm ra được quan điểm chung. Từ đó, khi đã tìm được mục tiêu chung, việc đưa ra kế hoạch, phân chia nguồn lực sẽ dễ dàng hơn.
Xem thêm :
- JD là gì? Vai trò và những nội dung cần có của JD
- Nghiệp vụ là gì? Nghiệp vụ cơ bản của 5 ngành nghề đang HOT
- Revenue là gì? 5 Cách xây dựng Revenue hiệu quả nhất hiện nay
- Trì hoãn là gì? Cách loại bỏ trì hoãn công việc hiệu quả
- Riêng tư nơi công sở là gì? Vì sao nhân viên có quyền riêng tư?
- Chính kiến là gì? Bật mí bí quyết để trở thành người có chính kiến
- Ikigai là gì? Làm thế nào để tìm ra “Ikigai” của bạn?
Tầm quan trọng của Collaborative đối với doanh nghiệp
Trao đổi và học hỏi kinh nghiệm
Các cá nhân trong doanh nghiệp có thể rút ngắn được khoảng cách trong việc tìm hiểu một vấn đề phức tạp nào đó thông qua trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Từ đó giúp các cá nhân nâng cao trình độ năng lực cũng như doanh nghiệp có thêm nguồn nhân lực giỏi.
Trong quá trình trao đổi, mỗi người sẽ có những quan điểm riêng, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác làm việc vui vẻ với các cộng tác viên với nhau. Những người có kinh nghiệm sẵn sàng chia sẻ là lợi ích lớn của hợp tác. Đây chắc chắn là bước đi đầu trong việc phát triển văn hóa công ty.
Qua các lần thất bại trong hợp tác sẽ là những bài học để ghi nhớ, thay đổi và cải thiện tốt hơn trong những lần hợp tác sau này.
Kết nối và duy trì các mối quan hệ doanh nghiệp
Mỗi lần kết nối và hợp tác giữa các doanh nghiệp là một cơ hội lớn góp phần thúc đẩy mối quan hệ kinh doanh. Hình thức này giúp duy trì, mở rộng và gắn kết mối quan hệ doanh nghiệp gần nhau hơn.
Tâm lý chung của người kinh doanh là luôn lựa chọn những người họ tin tưởng. Việc hợp tác giúp tiếp thêm niềm tin giữa hai bên, tăng thêm sự tôn trọng trong quan điểm riêng dù họ có chuyên môn lĩnh vực khác nhau.
Thúc đẩy tinh thần đoàn kết nội bộ
Quá trình hợp tác trải qua nhiều khó khăn và thử thách là khoảng thời gian các thành viên trong tổ chức có sự tin tưởng lẫn nhau. Việc này giúp thúc đẩy tinh thần đoàn kết nội bộ, giúp doanh nghiệp tạo được mạng lưới liên kết mạnh mẽ, nâng cao tinh thần làm việc cống hiến của nhân sự
Một doanh nghiệp có tinh thần đoàn kết cao sẽ khiến các thành viên cảm thấy thoải mái khi kết hợp với các bộ phận phòng ban khác. Đặc biệt, những ứng cử viên tiềm năng sẽ luôn lựa chọn môi trường làm việc gắn kết và vui vẻ.
Giải quyết vấn đề hiệu quả
Sự hợp tác còn được thể hiện qua câu nói “Muốn đi nhanh thì đi 1 mình còn muốn đi xa thì đi cùng nhiều người”. Để giảm thiểu các vấn đề bất ngờ xảy ra không đúng kế hoạch, các cá nhân trong tập thể cần phải thảo luận và liệt kê các giải pháp cho mỗi tình huống khác nhau.
Ví dụ: Một bạn trong nhóm đảm nhiệm công việc thiết kế trong một dự án hợp tác. Công việc không có gì khó khăn và khá suôn sẻ, tuy nhiên khi gần đến hạn nộp thiết kế, bạn bị thiếu ý tưởng và có nguy cơ trễ deadline. Liệu bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Nếu bạn là người gặp tình huống này, hãy yêu cầu sự hỗ trợ từ những người đồng nghiệp trong dự án. Nhờ họ đưa ra những giải pháp, ý tưởng cho bản thiết kế, giảm bớt áp lực và giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng.
Xây dựng những mối quan hệ mới
Các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực khi hợp tác sẽ có thêm cơ hội kết nối và mở rộng nhiều mối quan hệ cá nhân. Mối quan hệ này đa phần được hình thành thông qua giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến doanh nghiệp, mục tiêu.
Là phương thức kết nối mọi thành viên gần nhau hơn
Collaborative là một phương thức kết nối mọi thành viên gần nhau hơn. Mỗi thành viên trong team có thể cùng nhau suy nghĩ, bàn luận và đưa ra những giải pháp xử lý mọi tình huống giúp công việc đạt hiệu quả hơn. Phương thức này yêu cầu phải có sự giao tiếp. Các thành viên có cơ hội tìm ra được tiếng nói chung, định hướng, suy nghĩ của người đối diện. Từ đó, cùng nhau đi từng bước để hoàn thành mục tiêu.
Mỗi doanh nghiệp cần phải có sự hợp tác nhằm giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất. Các cá nhân trong công ty sẽ hiểu nhau và cùng xây dựng doanh nghiệp phát triển hơn.
Một số kỹ năng cần thiết cho việc hợp tác hiệu quả
- Kỹ năng lắng nghe: Kỹ năng này cũng rất quan trọng trong việc lắng nghe và tự đặt bản thân vào vị trí của đối tác để hiểu suy nghĩ của họ. Giúp cho việc hợp tác diễn ra suôn sẻ và đồng thuận hơn.
- Kỹ năng lãnh đạo: Vai trò lãnh đạo giúp định hướng, tạo lập kế hoạch hợp tác hiệu quả và chính xác. Giúp cho sự hợp tác giữa các cá nhân đều hướng về một mục tiêu chung.
- Kỹ năng giao tiếp: Là kỹ năng giúp kết nối, gắn kết các mối quan hệ xung quanh. Để tạo ra được môi trường học hỏi, các bên cần có sự chia sẻ, trao đổi thông tin một cách trung thực, rõ ràng và hiệu quả.
- Kỹ năng đàm phán: Để giải quyết các mâu thuẫn và đạt được sự đồng thuận giữa hai bên cần có sự đàm phán.
- Kỹ năng xử lý xung đột: Sẽ luôn có những quan điểm trái ngược, những ý kiến bất đồng trong quá trình hợp tác. Vì vậy, kỹ năng xử lý xung đột giúp giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Sự phối hợp cùng nhau làm việc giữa các bên đối tác giúp hiệu quả công việc được thúc đẩy nhanh.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng này giúp các bên có thể theo dõi và hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian, đạt được kết quả một cách tốt nhất.
Những chất xúc tác tạo nên sự thành công của Collaborative
Để tạo nên sự thành công của Collaborative không thể thiếu những chất xúc tác quan trọng dưới đây:
- Mục tiêu chung: Đặt ra một mục tiêu chung giúp các bên đối tác xác định được những việc cần làm, cùng nhau hoàn thành tốt công việc trong hợp tác.
- Sự tương tác: Việc cùng nhau tương tác để trao đổi công việc yêu cầu sự chủ động và trung thực.
- Sự tin tưởng: Đây là yếu tố quan trọng giúp đôi bên tôn trọng cũng như tin tưởng lẫn nhau.
- Trách nhiệm: Mỗi bên đều cần đảm bảo trách nhiệm hoàn thành các công việc đề ra, tôn trọng cam kết trong quá trình hợp tác.
- Sự linh hoạt: Yêu cầu trong hành động và suy nghĩ cần có sự linh hoạt giúp hai bên đối tác nhanh chóng thích nghi và thay đổi nhằm giải quyết vấn đề hiệu quả.
- Điều chỉnh, cải thiện: Thường xuyên phải đánh giá tiến độ công việc, từ đó điều chỉnh cường độ làm việc nhằm đạt kết quả tốt nhất trong hợp tác.
- Kiến thức và kinh nghiệm: Đây là yếu tố cần phải có trong mọi sự hợp tác để đưa ra các quyết định và hành động chính xác nhất.
Collaborative là hợp tác nhằm phát triển giữa nhiều doanh nghiệp, cá nhân với nhau, việc này xảy ra với mọi lĩnh vực. Hy vọng VietnamWorks đã cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích về Collaborative là gì và tầm quan trọng của Collaborative. Hãy đón chờ chúng tôi ở những bài viết hữu ích khác nhé!
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.