Người Nhật được biết đến nhiều bởi tinh thần kỷ luật, tỉ mỉ không chỉ trong công việc mà cả việc quản lý tài chính cá nhân, điều đó đã tạo nên một phong cách riêng mang tên Kakeibo, một cách gọi khác là sổ cái tài chính gia đình. Năm 1904, lần đầu tiên cụm từ Kakeibo được giới thiệu tới công chúng từ nữ nhà báo đầu tiên của Nhật Bản, Hani Motoko.
Theo thời gian trải qua nhiều điều chỉnh phù hợp với thời đại và xu hướng sống của con người, cuốn bí kíp dần trở thành phương pháp để quản lý tài chính gia đình hiệu quả. Kabeiko không gói gọn trong việc bản phải làm gì, hay hành động cụ thể như thế nào, mà đó là một phong cách sống riêng biệt, đại diện cho chi tiêu hợp lý, kỷ luật, tỉ mỉ trong cân đối những khoản thu chi.
Chuẩn bị và dự trù
Người xưa vẫn nói chưa ra trận đã có thể nắm chắc năm phần thắng dựa vào những tính toán trên sa bàn, chiến thuật. Bước dự trù và tính toán tổng thu nhập, cân đối với những khoản chi phí bắt buộc liên quan đến sinh hoạt, thực phẩm. Làm rõ những khoản thu có thể có trong tháng cũng như mức kỳ vọng đạt được để đảm bảo cho kế hoạch thu chi hiệu quả.
Kê khai chi phí
Đây là một bước quan trọng để đảm bảo rằng bạn luôn theo dõi được những chi phí phát sinh trong tháng. Chi phí được chia theo bốn nhóm cụ thể.
Đầu tiên, cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày, đây là một khoản chi bắt buộc để có thể duy trì cuộc sống.
Thứ hai, nâng cao các mối quan hệ, học tập cũng mang ý nghĩa rất lớn, cần được đưa vào dự trù chi phí.
Thứ ba, chi phí giải trí đảm bảo cho sự cân bằng cũng như giúp bạn tránh khỏi những áp lực, bổ sung năng lượng, làm việc tốt hơn.
Cuối cùng chính là chi phí dự phòng, đây là khoản bạn luôn phải tính đến để dành cho những trường hợp bất ngờ cần dùng tiền. Mức độ thiết yếu và phát sinh thường xuyên cũng trải dần theo thứ tự của các loại chi phí đó. Viết lên khoản chi giúp bạn nhận diện được những rủi ro cũng như cắt giảm kịp thời, đảm bảo tính ổn định cho tài chính của bạn.
Đặt ra mục tiêu
Những dữ kiện về thu nhập mong đợi cũng như chi phí tạm tính cho bạn cơ sở để đưa ra những mục tiêu kỳ vọng. Có thể là 15, 20 hoặc 30, tùy theo khả năng cũng như những nhu cầu đời sống của mình mà bạn có thể đưa ra mức độ phù hợp nhất cho kế hoạch quản lý chi tiêu của bản thân.
Đồng thời ở bước này cũng là đặt ra những cam kết cho bản thân bạn về mức độ tiết kiệm được. Theo dõi chi tiêu và đánh giá theo mức độ kỳ vọng sẽ giúp bạn quản lý tài chính gọn gàng, khoa học hơn. Trong dài hạn, mục tiêu của bạn sẽ không chỉ là mức tiết kiệm cho hàng tháng mà là những mục tiêu lớn hơn, như mua nhà, mua xe hoặc khoản đầu tư kinh doanh lâu dài.
Lập kế hoạch chi tiết
Mục tiêu chỉ có thể cụ thể hóa bởi một kế hoạch chỉn chu và hợp lý. Ở bước này bao gồm cân đối chi tiêu cũng như cắt bỏ đi những chi phí không thiết yếu. Bạn có thể chọn mua sắm ít hơn, lựa chọn việc tự nấu ăn vừa tiết kiệm vừa có lợi cho sức khỏe, hay tránh những cuộc họp mặt không có nhiều ý nghĩa.
Dĩ nhiên việc cắt giảm không đồng nghĩa với tiết kiệm một cách cực đoan, những khoản cần thiết bạn vẫn nên chi tiêu, bởi lẽ nếu không thể chăm sóc tốt cho bản thân thì sẽ thật đó để bạn có thể nâng cao khả năng tạo ra giá trị của bản thân.
Đối chiếu hàng tháng
Mỗi khi kết thúc một tháng, điều bạn cần làm chính là đối chiếu tình hình tài chính thực tế đối với kế hoạch đã lập ra khi bắt đầu tháng mới. Ở đây việc không có chênh lệch sẽ không thể nói lên tất cả, vì sẽ có những biến số bất thường, điều quan trọng là khi bạn đối chiếu cần xác định mức độ trọng yếu của những khoản chênh lệch để có những đánh giá và giải pháp chính xác nhất. Chênh lệch trọng yếu được xác định để tập trung khắc phục vào những tháng tới, đảm bảo hoàn thiện khả năng quản lý chi tiêu của bạn.
Mở rộng kế hoạch
Việc nhìn nhận lại quá trình chi tiêu cũng luôn đi kèm với việc thích ứng thay đổi. Nền kinh tế xã hội mang đến tác động sâu sắc đến tài chính cá nhân của bạn, bạn cần hiểu rõ và có những thay đổi, hoặc cam kết phù hợp để không bị lỗi thời, hay thất bại khi thực hiện những mục tiêu đặt ra. Tổng kết lại bạn cần trả lời được đầy đủ những câu hỏi: Bạn có bao nhiêu tiền? Bạn kỳ vọng tiết kiệm được lượng tiền bao nhiêu? Bạn sẽ chi tiêu cho những mục đích nào? Bạn sẽ làm gì để có thể để cải thiện? Đó là những câu hỏi cũ nhưng luôn quan trọng để bạn có thể rèn luyện tốt phương pháp Kabeiko.
Phương pháp quản lý tài chính Kabeiko không giới hạn cho những người áp dụng. Đặc biệt đối với những cá nhân có thói quen chi tiêu quá mức, không kiểm soát hoàn toàn có thể cân nhắc để thay đổi phong cách sống của bản thân. Bên cạnh kiên trì với phương pháp chi tiêu, bạn cũng cần phải kiềm chế, tránh bản thân khỏi những cám dỗ hoặc những khoản chi bất thường để đảm bảo sự cân bằng cho kế hoạch tài chính của bạn.
>> Xem thêm: Cách đặt ngân sách và tuân thủ ngân sách bạn cần phải biết
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.