Hoạch định chiến lược marketing – một định nghĩa khá quen thuộc. Vậy bạn có tự tin mình nắm chuẩn quy trình hoạch định và áp dụng tốt không?
1. Vai trò và căn cứ của hoạch định chiến lược đối với doanh nghiệp
- Hoạch định là quá trình xác định các mục tiêu dựa trên sự phân tích, dự báo chặt chẽ sự thay đổi của môi trường cũng như thực trạng của doanh nghiệp vì vậy hoạch định giống như sự mở đường, là cơ sở là tiền đồ cho giai đoạn sau của quá trình quản lý chiến lược. Nó đưa ra các giải pháp và các công cụ cụ thể để đạt được những mục tiêu đặt ra.
- Đây là căn cứ để đánh giá quá trình tổ chức thực hiện, sản phẩm của hoạch định là một hệ thống mục tiêu, do đó để biết việc tổ chức thực thi diễn ra như thế nào, người ta sẽ so sánh kết quả đạt được với mục tiêu nhằm bổ sung, điều chỉnh sai sót kịp thời.
- Chiến lược kinh doanh khẳng định sứ mệnh của doanh nghiệp, một chiến lược kinh doanh được hoạch định tốt, phù hợp và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, giải quyết đúng vấn đề đang đặt ra sẽ là cơ sở cho sự phát triển doanh nghiệp.
2. Quy trình chuẩn để thành công
Xác định sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp :Có lẽ việc đầu tiên là cần phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của công việc cần phải đạt được trước khi bắt tay vào làm một việc gì. Mục tiêu marketing được xác định dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Nắm rõ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp giúp ta phát thảo định hướng và hoạch định hoạt động marketing nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Nắm rõ mục tiêu giúp người hoạch định biết được họ sẽ đánh vào thị trường mục tiêu nào, cần đạt bao nhiêu doanh số và thị phần, từ đó có thể tính toán mình cần bao nhiêu nguồn lực và ngân sách.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng
Sau khi đã nắm rõ mục tiêu, ta cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường để nắm được những yếu tố vĩ mô,vi mô có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, biết được cơ cấu vận hành của thị trường và các bên tham gia vào chuỗi giá trị, đâu là nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đâu là những đối thủ cạnh tranh và điều gì giúp họ tạo được chỗ đứng trên thị trường.
Ngoài người mua, người bán sản phẩm của ta, ta cũng cần biết đâu là những đối tượng tác động. Từ những thông tin trên ta cần phân tích để biết được đâu là những thuận lợi và cơ hội, đâu là những khó khăn, thách thức. Đâu là những ưu điểm và đâu là những điểm yếu của chúng ta so với các đối thủ cạnh tranh.
Xây dựng chiến lược
Từ những kết quả phân tích tình hình thị trường, những am hiểu về nhu cầu của khách hàng và điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cũng như là những xu thế của thị trường trong tương lai, đã đến lúc chúng ta hoạch định chiến lược marketing cho từng thị thị trường và lấy chiến lược marketing làm định hướng, ta xây dựng đề xuất giá trị cho khách hàng.
Ta cần hoạch định chiến lược lộ trình phân phối ra thị trường của sản phẩm. Việc chọn đối tác để tổ chức kênh marketing đóng một vai trò quan trọng, mang yếu tố quyết định thành bại đối với một chiến lược marketing nên cần phải được tính toán và cân nhắc một cách thận trọng.
Chiến lược giá nào sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm?
Phối hợp truyền thông communication mix nào sẽ giúp chúng ta thực hiện được mục tiêu trên với một mức ngân sách hợp lý nhất?
Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chiến lược (gồm hai quá trình khác nhau nhưng lại liên quan với nhau) :
Sau khi các nội hàm về chiến lược và kế hoạch đã được tính toán và hoạch định chu đáo xong, chúng ta cần một kế hoạch triển khai thực hiện để triển khai từng chi tiết ra ngoài thị trường.
Hãy chuẩn bị một kế hoạch toàn vẹn nhất bạn có thể về cả con người lẫn nguồn lực kinh tế và củng cố lựa chọn ấy thật tốt .
Bên cạnh đó, xem xét và củng cố lại các chính sách chiến lược ( phân phối, giá, truyền thông,… ) một các chi tiết, triệt để nhất.
Chúng ta biết rằng cho dù chiến lược có hay đến mấy đi chăng nữa mà kế hoạch thực hiện lại quá kém thì coi như công sức cũng bỏ đi. Vậy những kỹ năng và công cụ gì mà chúng ta cần phải nắm bắt để đảm bảo triển khai thành công?
Đánh giá và kiểm soát kế hoạch : Ở giai đoạn này của quá trình hoạch định chiến lược marketing, các nhà quản lý cao cấp xác định xem liệu lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp không ?
Nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi theo thời gian, và đối thủ cạnh tranh cũng không chịu ngồi yên nhìn chúng ta thao túng thị trường. Trong quá trình triển khai chúng ta cần ngồi lại để đánh giá kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm, nhằm điều chỉnh chiến lược và kế hoạch của mình cho tốt hơn.
Hy vọng với những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn một phần nào đó trong việc xây dựng một hoạch định chiến lược marketing thật hoàn hảo cho doanh nghiệp của mình!
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.