Tuyển dụng nội bộ là gì?
Tuyển dụng nội bộ là việc nhà tuyển dụng tự giới thiệu ứng viên được đánh giá phù hợp với nhu cầu tuyển dụng để ứng tuyển vào vị trí công việc. Khi giới thiệu ứng viên, họ phải tìm hiểu rõ về người đó. Ngoài ra, nhà tuyển dụng sẽ gửi tất cả thông tin về vị trí cần tuyển để ứng viên xem xét mức độ phù hợp và đưa ra quyết định ứng tuyển.
Các hình thức tuyển dụng nội bộ hiện có:
- Đăng tin tuyển dụng trên các cổng thông tin tuyển dụng, cho phép tất cả nhân viên trong công ty ứng tuyển.
- Thúc đẩy quá trình thăng tiến của nhân viên trong doanh nghiệp.
- Điều chuyển nhân sự từ phòng ban, bộ phận này sang vị trí khác phù hợp hơn.
- Mời nhân viên cũ, cựu nhân viên quay lại công ty làm việc.
- Tuyển dụng nhân viên thời vụ và part-time trở thành nhân viên chính thức của công ty.
Quy trình tuyển dụng nội bộ với 7 bước hiệu quả
Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng nội bộ
Trước khi bắt đầu quá trình tuyển dụng nội bộ, doanh nghiệp cần xác định nhu cầu tuyển dụng, thường xuất phát từ những lý do sau:
- Công ty đang trong giai đoạn mở rộng và có kế hoạch phát triển trong thời gian tới.
- Những vị trí cần tuyển được đề xuất bởi các bộ phận hoặc quản lý trong công ty.
- Các yếu tố khác như dự án đang triển khai, thay đổi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp hoặc sự phát triển của thị trường.
- Việc xác định nhu cầu sẽ giúp quá trình tuyển dụng nội bộ diễn ra hiệu quả hơn, đảm bảo các vị trí mới được đảm nhận bởi ứng viên phù hợp để góp phần phát triển cho doanh nghiệp.
Bước 2: Phân loại ứng viên tiềm năng trong nội bộ.
- Xem xét nguồn nhân viên hiện có: Đánh giá năng lực, hiệu suất làm việc và tiềm năng phát triển của nhân viên trong công ty. Việc làm này bao gồm đánh giá lịch sử làm việc, khả năng học hỏi và khả năng thích ứng với sự thanh đổi trong công việc.
- Tìm kiếm ứng viên trong công ty: Khám phá và tìm ra những nhân viên phù hợp có thể tiến cử cho vị trí cần tuyển. Việc này có thể qua đánh giá và phỏng vấn nhân viên để tìm ra nhân tố tiềm năng.
- Xác định ứng viên phù hợp: Dựa trên các tiêu chí đã đề ra, xem xét và đánh giá các ứng viên trong công ty phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng.
Bước 3: Đăng tin tuyển dụng trong nội bộ tổ chức
- Thông báo vị trí cần tuyển đến các nhân viên trong công ty: Thông tin đăng tải mô tả chi tiết công việc, yêu cầu vị trí và khuyến khích tất cả nhân viên ứng tuyển. Ngoài ra, nhân viên nội bộ còn có thể giới thiệu những ứng viên họ quen biết có thể phù hợp với vị trí tuyển dụng.
- Truyền đạt thông tin liên quan đến quy trình tuyển dụng: Hướng dẫn cụ thể về quy trình tuyển dụng nội bộ như thời hạn nộp hồ sơ, quy trình đánh giá và phỏng vấn,… Đảm bảo cho mọi người đều hiểu và có thể tham gia vào đợt tuyển dụng nội bộ của doanh nghiệp.
Bước 4: Nhận hồ sơ ứng tuyển và chọn lọc
- Thu thập hồ sơ ứng tuyển từ nhân viên nội bộ: Hồ sơ có thể đến từ các kênh như email, hệ thống quản lý nhân sự nội bộ, nơi tập trung riêng đã được quy định,…
- Sàng lọc hồ sơ: Đánh giá từng hồ sơ ứng tuyển dựa vào các tiêu chí đã đề ra trước đó như: Kỹ năng, trình độ học vấn, thành tích, kinh nghiệm,…
- Đánh giá kỹ năng và kinh nghiệm: Dựa trên hồ sơ, bộ phận tuyển dụng có thể đánh giá sự phù hợp với yêu cầu công việc như mô tả kinh nghiệm trong các công việc trước đây, dự án hoặc thành tích từng đạt được.
- Tham khảo ý kiến từ quản lý và đồng nghiệp trong tổ chức: Để cái nhìn khắc quan hơn về ứng viên, công ty có thể tham khảo thêm các ý kiến từ quản lý và đồng nghiệp của ứng viên thông qua việc gửi email hoặc trò chuyện cá nhân.
Bước 5: Phỏng vấn và lựa chọn ứng viên trong nội bộ
- Tiến hành phỏng vấn ứng viên: Sắp xếp và tiến hành phỏng vấn các ứng viên đã chọn lọc trước đó. Có thể phỏng vấn trực tiếp, qua video call hoặc cuộc gọi,…
- Đánh giá kỹ năng và mức độ phù hợp với công việc: Trong quá trình phỏng vấn, nhân viên tuyển dụng đánh giá năng lực của ứng viên, gồm có kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm,… Đồng thời, xem xét mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí ứng tuyển và văn hoá của tổ chức, khả năng xử lý vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm,…
- Chọn ra ứng viên phù hợp nhất: Sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn và đánh giá, nhân viên tuyển dụng tiến hành lựa chọn ứng viên phù hợp nhất cho công việc mới. Quyết định này dựa trên kết quả đánh giá trong các vòng phỏng vấn và xét duyệt trước đó.
Bước 6: Đào tạo và hỗ trợ nhân viên mới.
Sau khi chọn ra nhân viên phù hợp cho vị trí mới, công ty cần thiết kế quy trình đào tạo vị trí mới bài bản để họ làm việc tốt hơn. Kế hoạch tuyển dụng nội bộ phải bao gồm các nội dung như:
- Hướng dẫn công tác làm việc cụ thể.
- Giải thích về quy trình và quy định của công ty.
- Cung cấp tài liệu tham khảo để nhân viên mới tự học thêm về công việc mình vừa đảm nhận.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần hỗ trợ và định hướng cho nhân viên mới trong quá trình làm việc để họ thực hiện nhiệm vụ tốt hơn:
- Hướng dẫn chi tiết quy trình và cách sử dụng công cụ làm việc.
- Giải đáp các thắc mắc của nhân viên mới, hướng dẫn cách giải quyết vấn đề phát sinh trong công việc.
- Định hướng để nhân viên hiểu rõ mục tiêu và giá trị của tổ chức, tạo động lực để góp phần xây dựng doanh nghiệp vững mạnh.
Bước 7: Đánh giá chất lượng tuyển dụng nội bộ.
Tại bước cuối cùng này, công ty cần lưu ý những vấn đề như:
- Theo dõi sự phát triển của nhân viên mới: Xem xét tiến triển trong công việc, đáp ứng yêu cầu mà công việc đặt ra, đưa ra giải pháp giúp nhân viên phát triển.
- Đánh giá quy trình tuyển dụng nội bộ: Nhân viên cần xem xét các thay đổi, phản hồi và áp dụng các cải tiến để nâng cao hiệu quả và sự phù hợp với nhu cầu của công ty.
Bước này giúp đảm bảo sự phát triển liên tục của nhân viên và công ty. Ngoài ra, còn giúp xác định, giải quyết các vấn đề tồn đọng, tăng cường hiệu quả công việc.
Sự khác biệt giữa tuyển dụng bên ngoài và tuyển dụng nội bộ?
Việc trả lương như thế nào?
- Tuyển dụng bên ngoài nhận lương từ công ty dịch vụ mà họ đầu quân chứ không nhận lương trực tiếp từ doanh nghiệp đang tuyển dụng vị trí.
- Tuyển dụng nội bộ nhận lương trực tiếp từ doanh nghiệp đang tìm kiếm nhân sự
Yêu cầu nhiệm vụ của các vị trí tuyển dụng nội bộ:
Tuyển dụng nội bộ tập trung đối tượng phục vụ vào các vị trí phát sinh trong doanh nghiệp mà các nhà tuyển dụng nội bộ đang làm việc. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng phải đáp ứng 100% nhu cầu tuyển dụng.
Khả năng cập nhật thông tin:
Các nhà tuyển dụng nội bộ sẽ có khả năng cập nhật thông tin và tư vấn khá tốt so với tuyển dụng bên ngoài. Theo thứ tự cập nhật thông tin, các chủ doanh nghiệp hay quản lý phòng ban sẽ là người đầu tiên có những đề xuất thay đổi liên quan đến vị trí đang tuyển dụng.
Nên chọn hình thức tuyển dụng bên ngoài hay tuyển dụng nội bộ
Hình thức tuyển dụng | Tuyển dụng bên ngoài | Tuyển dụng nội bộ |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Một số vấn đề cần lưu ý khi tuyển dụng nội bộ
Khi tiến hành tuyển dụng nội bộ, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đảm bảo quy trình tuyển dụng nội bộ công bằng, minh bạch. Tạo cơ hội cho tất cả nhân viên tham gia và đánh giá dựa trên thực lực của các ứng viên.
- Tạo môi trường phát triển và thăng tiến cho nhân viên trong công ty. Điều này sẽ tạo động lực để nhân viên cống hiến sức lực và trí tuệ, góp phần phát triển doanh nghiệp.
- Xem xét tổng quan về ứng viên từ kỹ năng cho đến khả năng thích ứng và tiềm năng phát triển trong tương lai. Đánh giá sự phù hợp của ứng viên với vị trí mới và khả năng phát triển lâu dài với công ty.
Bài viết trên, VietnamWorks đã cung cấp những thông tin hữu ích về tuyển dụng nội bộ. Hy vọng qua những gì mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn và doanh nghiệp áp dụng thành công ty phương thức tuyển dụng này!
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.