Xây dựng dân dụng là gì?
Hai mảng chính trong ngành xây dựng là xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp. Cả hai mảng này đều có những kỹ thuật chuyên biệt được thể hiện qua các công việc chuyên môn như: thiết kế công trình, thi công công trình và bảo trì đối với cả công trình tự nhiên cũng như công trình xây dựng dân dụng.
Các công trình trong xây dựng dân dụng bao gồm: Nhà dân dụng, bệnh viện, trường học, toàn nhà văn phòng, công xưởng kho bãi, các công trình giao thông, hệ thống đường bộ, các đường hầm, cầu,…
Kỹ sư xây dựng dân dụng được xếp vào nhóm ngành kỹ thuật có chuyên môn cao, được phân chia thành nhiều mảng nhỏ đa dạng, có chức năng khác nhau. Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, kỹ thuật trong xây dựng dân dụng và công nghiệp xuất hiện phổ biến với nhiều cấp độ khác nhau. Xây dựng dân dụng có mặt từ nhà nước, tư nhân, công cộng cho đến sự liên kết xây dựng giữa các khu vực và quốc tế.
Ngành xây dựng dân dụng có tính chất tổng hợp cao chịu tác động từ nhiều nhân tố khác nhau. Để hoạt động đạt kết quả tối ưu nhất đòi hỏi ngành xây dựng dân dụng phải có sự phối hợp chặt chẽ và bền vững với: Quản lý dự án, Đơn vị thầu thi công, Kỹ sư tư vấn thiết kế, Kỹ sư phụ trách thi công, Kiến trúc sư, Tư vấn giám sát thi công,…
Vai trò của ngành nghề này
Xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp là những ngành trọng điểm của quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, hạ tầng.
Bộ mặt cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng cần thiết thông qua các hoạt động xây dựng dân dụng là biểu hiện của đường lối và định hướng phát triển của nền kinh tế quốc gia. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển như hiện nay, ngành xây dựng dân dụng lại trở nên quan trọng và dành được sự quan tâm lớn.
Tỷ lệ dân số tăng mỗi ngày kéo theo nhu cầu về nhà ở hay công trình xây dựng công cộng ngày một tăng. Vì thế, các hoạt động xây dựng dân dụng sẽ không bao giờ dừng lại. Nếu đam mê công trình xây dựng thì ngành này khá phù hợp với bạn. Tuy nhiên, để đưa ra lựa chọn đúng đắn bạn nên tìm hiểu cụ thể hơn về bản chất xây dựng dân dụng là gì, kiến thức xây dựng dân dụng và những vị trí công việc sau khi ra trường bạn cần làm
Học xây dựng dân dụng và công nghiệp ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, bạn có thể làm việc tại các công trường xây dựng, trong công xưởng và các văn phòng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc. Kỹ sư xây dựng dân dụng làm việc tại các công trường thường phụ trách các đầu việc liên quan đến: thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định các công trình hoặc nghiệm thu các dự án công trình…
Còn tại văn phòng, kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp làm việc với vai trò là: chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật công trình, nghiệm thu các thiết kế – công trình. Nếu đam mê nghiên cứu và học vị cao hơn, bạn có thể làm việc với vai trò như một chuyên gia hoặc giảng viên ngành xây dựng tại các trường đào tạo.
Cơ hội việc làm cho kỹ sư xây dựng dân dụng
Mặc dù có nhiều bạn trẻ theo học ngành xây dựng dân dụng nhưng nguồn nhân lực vẫn chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của xã hội về cả chất lượng lẫn số lượng. Vì thế, ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp luôn nằm trong tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt là các nhân lực có chuyên môn, trình độ. Do đó, cơ hội việc làm luôn rộng mở dành có các ứng viên có đam mê và trình độ trong ngành này.
Khi tốt nghiệp ngành xây dựng dân dụng, các kỹ sư có thể bắt đầu từ thiết kế công trình, đến thi công và giám sát công trình, cao cấp hơn là thẩm định chất lượng dự án công trình. Nếu muốn làm việc tại văn phòng, bạn có thể ứng tuyển tại vị trí chuyên viên tư vấn, thiết kế kỹ thuật và nghiệm thu công trình xây dựng,…
Để dễ dàng hơn trong vấn đề tìm việc làm và thành công trong sự nghiệp kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, ngoài kiến thức ngành, chuyên môn và tay nghề, bạn cần trau dồi thêm cho mình các kỹ năng như: Kỹ năng quản lý, khả năng Tư duy phân tích, Tư duy phản biện, Kỹ năng giao tiếp, Tư duy sáng tạo, Kỹ năng đàm phán, Kỹ năng quan sát, cẩn thận, tỉ mỉ, Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng làm việc nhóm, Đam mê học hỏi, Nhiệt tình, cống hiến,…
Qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp, chắc rằng bạn đã trả lời được các câu hỏi xây dựng dân dụng là gì? Các hoạt động của ngành xây dựng và tầm quan trọng của xây dựng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hãy luôn nỗ lực không ngừng để trau dồi và phát triển bản thân khi theo đuổi ngành nghề này bạn nhé!
>> Xem thêm: Headhunt hay Tuyển dụng nội bộ: Lối đi nào cho bạn?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.