• .
adsads
Untitled design 260
Lượt Xem 4 K

Cách lập báo cáo tài chính trong doanh nghiệp là nghiệp vụ kế toán cơ bản và quan trọng trong bất cứ doanh nghiệp nào. Nếu bạn đi theo ngành kế toán thì phải nắm chắc các mẫu báo cáo tài chính dưới đây!

 

1. Cách lập báo cáo kế hoạch công việc tuần

Công việc đầu tiên trong tuần và trong tháng mà các nhân viên thường phải làm đó là lập báo cáo công việc tuần/ tháng. Vậy đã biết cách lập báo cáo?

Tại sao phải làm công việc này? Khi mà các bạn đi làm ở bất cứ công ty nào đi chăng nữa thì cách viết báo cáo kế hoạch tuần/ tháng là kỹ năng quan trọng cần có. Dựa vào những bản báo cáo kế hoạch này, họ mới có thể kiểm soát được công việc của bạn. Và nó còn có thêm lợi ích đó là giúp bạn có thể nhìn thấy công việc bạn đã làm và sẽ phải làm trong tương lai.

Mẫu báo cáo kế hoạch tuần:

BÁO CÁO  – KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC TUẦN

Họ và tên:

Vị trí công việc:

Tuần báo cáo:

Ngày báo cáo:

I. Kết quả công việc trong tuần báo cáo

  1. Công việc phụ trách chính
Công việc Chi tiết công việc Thời gian Kết quả Ghi chú
  1. Công việc phát sinh
Công việc Chi tiết công việc Thời gian Kết quả Ghi chú

 

II. Kế hoạch công việc tuần tiếp theo

  1. Công việc phụ trách chính
Công việc Chi tiết công việc Thời gian Kết quả Ghi chú
  1.   Lịch lên công ty hàng tuần
Thứ 2 3 4 5 6 7 Ghi chú
Sáng
Chiều

Khi bạn lập ra một kế hoạch công việc, người quản lý sẽ dựa vào đó để đánh giá. Vì vậy, bạn phải cố gắng hoàn thành và phân bổ công việc của mình một cách khoa học và hợp lý. 

 

2. Mẫu báo cáo tài chính

Bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm có 3 báo cáo: 

  • Bảng cân đối kế toán: Thể hiện sự cân đối về các nguồn lực của doanh nghiệp
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:Thể hiện hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Cho biết dòng tiền ra, dòng tiền vào, dòng lưu chuyển tiền tệ và mục đích sử dụng tiền tệ

Cách lập báo cáo tài chính:

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Mã số thuế:

Người nộp thuế:                                         

Đơn vị: VNĐ

STT Chỉ tiêu Thuyết Minh Số năm nay Số năm trước
(1) -2 (3) (4) (5) (6)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(10 = 01 – 02)

10
4 Giá vốn bán hàng 11
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 

(20 = 10 – 11)

20
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21
7 Chi phí tài chính 22
Trong đó: Chi phí lãi vay  23
8 Chi phí quản lý kinh doanh  24
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 

(30 = 20+21-22-24)

30
10 Thu nhập khác 31
11 Chi phí khác 32
12 Lợi nhuận khác 

(40 = 31-32)

40
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

(50 = 30 +40)

50
14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

(60 = 50 – 51)

60

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

Mã số thuế:

Người nộp thuế:

STT Chỉ tiêu Thuyết minh Số năm nay Số năm trước
Tài sản
A A – Tài sản ngắn hạn

(100 = 100 +120+130+140+150)

100
I I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110
II II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

(120 = 121 + 129)

120
1 Đầu tư tài chính ngắn hạn 121
2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn 129
III Các khoản phải thu ngắn hạn 130
1 Phải thu của khách hàng 131
2 Trả trước cho người bán 132
3 Các khoản phải thu khác 138
4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139
IV Hàng tồn kho 140
1 Hàng tồn kho 141
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149
V Tài sản ngắn hạn khác 150
1 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 151
2 Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước 152
3 Tài sản ngắn hạn khác  158
B Tài sản dài hạn 

(200 = 210 + 220 + 230 +240)

200
I Tài sản cố định 210
1 Nguyên giá 211
2 Giá trị hao mòn lũy kế 212
3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213
II Bất động sản đầu tư 220
1 Nguyên giá 221
2 Giá trị hao mòn lũy kế 222
III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230
1 Đầu tư tài chính dài hạn 231
2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 239
IV  Tài sản dài hạn khác 240
1 Phải thu dài hạn 241
2 Tài sản dài hạn khác 248
3 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 249
Tổng cộng tài sản 

(250 = 100 + 200)

Nguồn vốn
A Nợ phải trả

(300 = 310 + 320)

300
I Nợ ngắn hạn 310
1 Vay ngắn hạn 311
2 Phải trả người bán 312
3 Người mua trả tiền trước 313
4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314
5 Phải trả người lao động 315
6 Chi phí phải trả 316
7 Các khoản phải trả ngắn hạn khác  318
8 Dự phòng phải trả ngắn hạn 319
II Nợ dài hạn 320
1 Vay và nợ dài hạn 321
2 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322
3 Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328
4 Dự phòng phải trả dài hạn 329
B Vốn chủ sở hữu 400
I Vốn chủ sở hữu 410
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411
2 Thặng dư vốn cổ phần 412
3 Vốn khác của chủ sở hữu 413
4 Cổ phiếu quỹ 414
5 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415
6 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416
7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417
II Quỹ khen thưởng
Tổng cộng nguồn vốn

Trên đây là mẫu cơ bản và chuẩn về các mẫu báo cáo tài chính. Dựa vào chúng mà các bạn có thể biết được các lập báo cáo tài chính cơ bản. Chúc các bạn luôn thành công trong công việc!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads

Bài Viết Liên Quan

Untitled design 243

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp và những quy định mới năm 2019

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp ra sao? Có những mức hưởng trợ cấp thất nghiệp nào? Hãy cùng tìm hiểu.

Untitled design 282

Lương tăng ca và những thông tin liên quan cần nắm rõ

Lương tăng ca là một phần quan trọng trong quy chế lương của người lao động. Hiểu rõ về khoản lương này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

Bài Viết Liên Quan

Untitled design 243

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp và những quy định mới năm 2019

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp ra sao? Có những mức hưởng trợ cấp thất nghiệp nào? Hãy cùng tìm hiểu.

Untitled design 282

Lương tăng ca và những thông tin liên quan cần nắm rõ

Lương tăng ca là một phần quan trọng trong quy chế lương của người lao động. Hiểu rõ về khoản lương này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers