• .
adsads
Untitled design 180
Lượt Xem 4 K

Đừng bao giờ giữ mãi suy nghĩ giản đơn đó! Tìm hiểu ngay 7 bước xây dựng quy trình chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp dưới đây!

 

Tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược thương hiệu

Chiến lược thương hiệu là gì?

Có rất nhiều cách định nghĩa về khái niệm này nhưng bạn có thể hiểu một cách đơn giản: Chiến lược thương hiệu là định hướng và cách thức cụ thể mà doanh nghiệp đã vạch ra nhằm định vị thương hiệu của mình trong mắt người tiêu dùng, gây ấn tượng đối với khách hàng mục tiêu của mình.

7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp dành cho SME

Vì sao bạn phải xây dựng chiến lược thương hiệu?

Hiện nay, có không ít doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt khi không có một kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, nếu cách thức này cứ tiếp diễn trong thời gian dài thì có một cảnh báo tới doanh nghiệp của bạn – doanh nghiệp của bạn đang hoạt động không nhất quán, hình ảnh mờ nhạt, rất dễ để khách hàng mục tiêu lãng quên.

Xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp để:

– Định hướng đúng đắn trong cách thức hoạt động của doanh nghiệp;

– Tăng tính cạnh tranh, từ đó làm chủ thị trường mục tiêu;

– Tạo dựng niềm tin, định vị thương hiệu, ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

Vì vậy, muốn phát triển tốt, doanh nghiệp của bạn cần xây dựng một quy trình chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp, hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Nhưng quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu có thực sự đơn giản? Tìm hiểu và thực hành ngay 5 bước dưới đây để xây dựng một chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp.

 

7 bước xây dựng quy trình chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu (hay còn gọi là thị trường mục tiêu) là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp của bạn hướng tới – nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn và có thể chi trả cho sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Làm sao để phân khúc khách hàng mục tiêu? Đó là câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng nhiều doanh nghiệp hiện nay còn mơ hồ trong câu trả lời. Bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình dựa theo mô hình 5W:

– Who: Ai là người mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn? Hãy xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa theo các tiêu chí như: Giới tính, độ tuổi,…

– What: Khách hàng muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ của bạn?

– Why: Vì sao họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn? Họ mua để làm gì?

– Where: Họ ở đâu? Mức thu nhập của họ? Bạn có thể xác định dựa trên: vị trí địa lý, mức thu nhập, sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng,…

– When: Họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn khi nào?

Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh của các thương hiệu trên thị trường

Bên cạnh việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn cũng nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình. Ông cha từ xưa có câu “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Quan niệm này vẫn hoàn toàn đúng trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy phân tích các đối thủ trực tiếp của bạn, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ để có “phương pháp” đúng đắn nhất. Để làm được điều này, bạn phải trả lời được 4 câu hỏi:

– Thông điệp mà đối thủ truyền thông, gửi gắm đến người đọc là gì?

– Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ như thế nào?

– Đâu là điểm đặc biệt trong sản phẩm/dịch vụ của họ?

– Phản hồi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?

Từ việc nghiên cứu các các đối thủ của mình, đừng dại gì “sao chép nguyên si” cách giúp đối thủ của bạn thành công thành công, bạn nên sáng tạo, đổi mới, tìm ra điểm khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của mình để có thể thuyết phục khách hàng hãy chọn bạn thay vì lựa chọn đối thủ của bạn. Điểm khác biệt này sẽ trở thành dấu ấn trong mắt khách hàng của bạn.

7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp dành cho SME

Bước 3: Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường

Xu hướng của thị trường (Market Trend) là việc thay đổi, di chuyển hướng đi của thị trường. Đối với mỗi ngành hàng, mỗi loại hình dịch vụ lại có những xu hướng khác nhau. Nếu bạn cứ đi theo mãi một hướng đi lỗi thời thì sớm muộn bạn cũng sẽ bị thị trường đẩy lại ở phía sau.

Từ việc xác định các xu hướng của thị trường mục tiêu, bạn cũng cần xác định cơ hội của doanh nghiệp mình trên thị trường. Việc xác định thông qua quá trình phân tích và nhận biết những biến đổi của thị trường, từ đó, dự liệu các hướng đi, các chiến lược và đối thủ có thể để ý tới và khai thác, tìm hướng đi đúng đắn, phù hợp, sáng tạo, tạo ra cơ hội đặc biệt cho doanh nghiệp của mình. Những cơ hội là hấp dẫn với doanh nghiệp của bạn cần đáp ứng một số yếu tố như: ước lượng độ phù hợp đối với các chiến lược Marketing, tính khả thi và nguồn lực của doanh nghiệp.

Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu

Hệ thống giá trị cốt lõi hay còn gọi là Core Value là những yếu tố thiết yếu và lâu dài, là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, định hướng hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Muốn thương hiệu bền vững thì bạn phải trả lời được câu hỏi: Đâu là niềm tin – giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn? Nếu không có yếu tố này thì doanh nghiệp của bạn khó có thể tồn tại lâu trong thị trường và trong tâm trí khách hàng.

Bước 5: Xây dựng định vị thương hiệu

Xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường.

7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp dành cho SME

Bạn có thể định vị thương hiệu dựa trên 9 chiến lược sau:

– Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng

– Định vị dựa vào giá trị

– Định vị dựa vào tính năng

– Định vị dựa vào mối quan hệ

– Định vị dựa vào mong ước

– Định vị dựa vào vấn đề/ giải pháp

– Định vị dựa vào đối thủ

– Định vị dựa vào cảm xúc

– Định vị dựa vào công dụng của sản phẩm, dịch vụ.

Bước 6: Xây dựng nhận diện thương hiệu

Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu của bạn, khiến nó chẳng giống ai, tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy cá biệt hóa thương hiệu của mình bằng cách xây dựng tính cách, hình mẫu cho doanh nghiệp của bạn thông qua: tên thương hiệu, logo, biểu tượng, nhạc hiệu, khẩu hiệu, thông điệp,…

Khi thiết kế thương hiệu, bạn nên cân nhắc tới 5 yếu tố vô cùng quan trọng sau:

– Dễ nhớ

– Có ý nghĩa

– Dễ chuyển đổi

– Dễ thích nghi

– Dễ bảo hộ

Bước 7: Quản trị thương hiệu

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường. Một thương hiệu dù tầm cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần, mất dần niềm tin từ khách hàng. Đặc biệt, thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp của bạn nhất định phải làm nếu muốn sống sót.

 

Lưu ý trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp

Bên cạnh việc thực hiện quy trình 7 bước trên đây, doanh nghiệp của bạn nếu muốn xây dựng một chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn doanh nghiệp

Sứ mệnh thương hiệu chính là mục đích mà doanh nghiệp của bạn muốn tồn tại, là cơ sở để xây dựng chiến lược truyền thông. Một ví dụ điển hình trong việc xây dựng sứ mệnh thương hiệu hoàn hảo là Nike. “Mang lại cảm hứng và sự đổi mới cho tất cả các vận động viên trên thế giới” là sứ mệnh mà thương hiệu này muốn đạt tới, tagline nổi tiếng thế giới của Nike đã phần nào khẳng định điều này – “Just do it”.

Tầm nhìn thương hiệu là khát vọng, là định hướng cho thương hiệu trong tương lai, có thể là tương lai dài hạn 10 – 20 năm. Tầm nhìn thương hiệu giúp khách hàng của bạn mường tượng ra hình ảnh của doanh nghiệp và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp của bạn mang lại cho họ.

Sở dĩ xây dựng tầm nhìn thương hiệu là một trong 7 bước của quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu bởi lẽ nó có vai trò như một thấu kính hội tụ những điểm tiêu biểu, nổi bật nhất trong doanh nghiệp của bạn. Tầm nhìn thương hiệu định hướng những công việc nên làm và không nên làm để có thể phát triển doanh nghiệp lớn mạnh trong tương lai. Tầm nhìn thương hiệu của bạn phải đáp ứng 3 yêu cầu: Tính nhất quán của thương hiệu, mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển; Nhất quán trong việc lãnh đạọ; Động viên, khích lệ tinh thần của toàn thể nhân viên và quản lý doanh nghiệp.

Tích hợp thương hiệu trên mọi mặt của doanh nghiệp

Thương hiệu của bạn phải được thể hiện, phản chiếu trong bất cứ thứ gì khách hàng thấy. Hình ảnh, tính cách thương hiệu của bạn không chỉ thể hiện bằng hình vẽ, logo, biểu tượng,… mà nó còn được thể hiện qua những thứ vô cùng đơn giản như: trang phục nhân viên, môi trường doanh nghiệp, cách bạn giao tiếp với khách hàng của mình,…

Luôn giữ tính thống nhất cho thương hiệu

Sẽ chẳng ai đánh giá thương hiệu của bạn là chuyên nghiệp nếu bạn cứ liên tục thay đổi thương hiệu của mình. Hãy chắc chắn rằng thương hiệu của bạn luôn thống nhất từ đầu đến cuối, để khách hàng có thể dễ dàng thấy và cảm nhận được.

Một điều lưu ý: Tính thống nhất trong thương hiệu không phải bắt buộc thương hiệu của bạn phải giữ nguyên hình ảnh như khi mới ra đời. Bạn hoàn toàn có thể tái thiết kế thương hiệu nhưng tính nhận diện của nó trong mắt khách hàng không hề mất đi.

 

— HR Insider / Theo cask —
VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads

Bài Viết Liên Quan

shutterstock 2190179109 1

Affiliate marketing - cơ hội gia tăng thu nhập không giới hạn

Đã bao giờ bạn thắc mắc Affiliate marketing là gì không? Thu nhập từ Affiliate marketing là bao nhiêu? Có thể làm giàu từ Affiliate marketing hay không? Bạn có tò mò điều đó không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn về chủ đề này, hy vọng sẽ giúp đỡ được các bạn.

shutterstock 2123293226 3

Những câu hỏi phỏng vấn marketing thường gặp và cách trả lời

Ngoài một CV đẹp thì trả lời phỏng vấn tốt là điều kiện tiên quyết giúp bạn tiến gần hơn đến công việc yêu thích. Đặc biệt, với ngành Marketing, phỏng vấn tốt là tấm vé chắc chắn để bạn trúng tuyển. Vậy làm sao để chuẩn bị tốt cho cuộc gặp với nhà tuyển dụng này? Hãy cùng tìm hiểu ngay những câu hỏi phỏng vấn marketing thường gặp và cách trả lời nhé!

shutterstock 2152819953 4

Đâu là công thức cho một chiến dịch TikTok thành công?

Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với các trang mạng xã hội như Facebook hay Instagram. Nhưng hiện nay, Tik Tok lại lên ngôi và thu hút sự chú ý của giới trẻ nhiều hơn. Sự xuất hiện của kênh xã hội mới mẻ này sẽ tạo nên nhiều thách thức cho các marketer. Liệu có một công thức nào cho một chiến dịch TikTok thành công?

shutterstock 2193897021

Nghề tổ chức sự kiện - Vì sao chưa bao giờ hết "hot"?

Tổ chức sự kiện đang là ngành nghề có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Ngành này đang thu hút sự quan tâm của đông đảo của các bạn trẻ với sự hào nhoáng bên ngoài. Vậy nghề tổ chức sự kiện là gì? Vì sao nó chưa bao giờ hết hot? Và nghề này có thật sự hào nhoáng như vẻ bề ngoài? Mời bạn cùng khám phá nhé!

5 1200x900 1 1 1

Marketing In-house, chuyện chưa kể của người làm Marketing

Marketing in-house đề cập đến việc hoạt động Marketing của một doanh nghiệp được thực hiện hầu hết bởi nhân sự nội bộ của doanh nghiệp ấy, có rất ít sự hỗ trợ của đội ngũ Agency bên ngoài. Đồng nghĩa với các hoạt động Marketing như lên kế hoạch, sáng tạo nội dung, chạy quảng cáo, nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng,... đều được đội ngũ marketing đảm nhiệm. Khác với Agency, là các công ty quảng cáo chuyên thực hiện chiến dịch truyền thông theo yêu cầu, đội ngũ Marketing in-house chỉ tập trung vào những hoạt động truyền thông liên quan đến nhãn hiệu và ngành hàng của mình. Vậy thì nhân sự làm việc trong đội ngũ Marketing in-house sẽ nhận được gì? Đâu là ưu và nhược điểm của việc làm Marketing in-house? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Bài Viết Liên Quan

shutterstock 2190179109 1

Affiliate marketing - cơ hội gia tăng thu nhập không giới hạn

Đã bao giờ bạn thắc mắc Affiliate marketing là gì không? Thu nhập từ Affiliate marketing là bao nhiêu? Có thể làm giàu từ Affiliate marketing hay không? Bạn có tò mò điều đó không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn về chủ đề này, hy vọng sẽ giúp đỡ được các bạn.

shutterstock 2123293226 3

Những câu hỏi phỏng vấn marketing thường gặp và cách trả lời

Ngoài một CV đẹp thì trả lời phỏng vấn tốt là điều kiện tiên quyết giúp bạn tiến gần hơn đến công việc yêu thích. Đặc biệt, với ngành Marketing, phỏng vấn tốt là tấm vé chắc chắn để bạn trúng tuyển. Vậy làm sao để chuẩn bị tốt cho cuộc gặp với nhà tuyển dụng này? Hãy cùng tìm hiểu ngay những câu hỏi phỏng vấn marketing thường gặp và cách trả lời nhé!

shutterstock 2152819953 4

Đâu là công thức cho một chiến dịch TikTok thành công?

Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với các trang mạng xã hội như Facebook hay Instagram. Nhưng hiện nay, Tik Tok lại lên ngôi và thu hút sự chú ý của giới trẻ nhiều hơn. Sự xuất hiện của kênh xã hội mới mẻ này sẽ tạo nên nhiều thách thức cho các marketer. Liệu có một công thức nào cho một chiến dịch TikTok thành công?

shutterstock 2193897021

Nghề tổ chức sự kiện - Vì sao chưa bao giờ hết "hot"?

Tổ chức sự kiện đang là ngành nghề có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Ngành này đang thu hút sự quan tâm của đông đảo của các bạn trẻ với sự hào nhoáng bên ngoài. Vậy nghề tổ chức sự kiện là gì? Vì sao nó chưa bao giờ hết hot? Và nghề này có thật sự hào nhoáng như vẻ bề ngoài? Mời bạn cùng khám phá nhé!

5 1200x900 1 1 1

Marketing In-house, chuyện chưa kể của người làm Marketing

Marketing in-house đề cập đến việc hoạt động Marketing của một doanh nghiệp được thực hiện hầu hết bởi nhân sự nội bộ của doanh nghiệp ấy, có rất ít sự hỗ trợ của đội ngũ Agency bên ngoài. Đồng nghĩa với các hoạt động Marketing như lên kế hoạch, sáng tạo nội dung, chạy quảng cáo, nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng,... đều được đội ngũ marketing đảm nhiệm. Khác với Agency, là các công ty quảng cáo chuyên thực hiện chiến dịch truyền thông theo yêu cầu, đội ngũ Marketing in-house chỉ tập trung vào những hoạt động truyền thông liên quan đến nhãn hiệu và ngành hàng của mình. Vậy thì nhân sự làm việc trong đội ngũ Marketing in-house sẽ nhận được gì? Đâu là ưu và nhược điểm của việc làm Marketing in-house? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers