1. Lắng nghe nhiều hơn nói
Lắng nghe chính là kỹ năng sale cực kỳ quan trọng trong kinh doanh. Có câu “Learn to listen. Opportunity could be knocking at your door very softly” (Hãy học cách lắng nghe. Cơ hội có thể gõ cửa rất khẽ khàng). Lắng nghe là một trong những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là đối với nghề sale.
Bạn sẽ không thể hiểu được khách hàng và hiểu được mục tiêu của khách hàng nếu không biết lắng nghe họ. Lắng nghe không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng mà còn giúp bạn kiểm soát được buổi tư vấn hiệu quả. Tuy nhiên, lắng nghe không đồng nghĩa với việc để khách hàng nói chuyện 1 mình. Bạn nên lắng nghe và đưa ra những câu nói chốt vào thời điểm thích hợp.
Hãy lắng nghe và thấu hiểu khách hàng của bạn đang cần gì. Đó là công việc của một nhân viên sales chuyên nghiệp.
Xem thêm:
- Kỹ năng chuyên môn trong một số ngành nghề mà bạn cần biết
- Kỹ năng phân tích là gì? 8 Phương pháp tư duy phân tích
- Những mẹo hay giúp bạn rèn luyện kỹ năng sáng tạo
2. Tìm kiếm điểm chung trong cuộc tư vấn
Đã bao giờ bạn trò chuyện với một người và cảm thấy thật nhàm chán vì không tìm được tiếng nói chung chưa? Cuộc tư vấn sẽ chẳng cho ra kết quả nếu cuộc nói chuyện giữa hai người là hai đường thẳng song song.
Bạn cần bắt đầu câu chuyện với khách hàng bằng một điểm chung nào đó. Chẳng hạn như sở thích, mối quan tâm của họ,…Và bạn cần quan sát họ, bám theo nhịp độ nói chuyện của họ và bắt kịp những điểm rơi của câu chuyện bán hàng.
Tìm kiếm sự kết nối và xâu chuỗi chúng thành một điểm chung chính là kỹ năng sale cần có trong nghề.
3. Giúp khách hàng đạt được mục tiêu thay vì cố bắt họ mua hàng
Paige Arnof-Fenn – Founder và CEO của Mavens & Moguls – công ty tư vấn tiếp thị chiến lược cho biết “Có rất nhiều vấn đề tồn tại ngoài kia cần được giải quyết mà khách hàng sẵn sàng trả tiền ngay lập tức”.
Trong nghề sale, không phải ai bán được sản phẩm là người đó giỏi. Thước đo của sự thành công chính là khả năng giúp khách hàng giải quyết vấn đề và mua hàng trong tâm thế thoải mái.
Một nhân viên sale giỏi chính là khiến khách hàng cảm thấy cuộc tư vấn thú vị, không nhàm chán và họ có được nhiều thông tin hơn về sản phẩm. Có thể họ sẽ không phải là người mua sản phẩm cho bạn. Nhưng họ sẽ là người tiếp thị thay bạn với những người khác.
4. Hãy kinh doanh sản phẩm vì đam mê
Một lời khuyên nhỏ cho nhân viên làm ngành sale, bạn nên lựa chọn bán những mặt hàng phù hợp với sở thích của mình, hoặc ít ra nó không phải là mặt hàng bạn ghét.
Vì chỉ khi kinh doanh mặt hàng mà bản thân đam mê, bạn mới sống hết mình vì nó. Và hơn hết, khi gặp những khó khăn bạn sẽ có thêm động lực vượt qua để đi đến thành công
5. Ngừng lo sợ
Những ai đến với nghề sale đều có chung một nỗi lo. Đó chính là sợ không bán được sản phẩm. Nhưng bạn biết không? Quy trình duy nhất để đi đến sự thất bại chính là nỗi sợ và không dám mạo hiểm.
Đừng sợ hãi mỗi khi chốt sale thất bại, hãy mạnh dạn tiếp tục cho những lần sau. Chí ít, qua những lần thất bại, bạn cũng học được không ít những kinh nghiệm cho bản thân mình.
6. Nắm vững kiến thức về sản phẩm/dịch vụ
Kiến thức thiết yếu cần có trong nghề sale chính là sự hiểu biết về sản phẩm/dịch vụ mà mình kinh doanh. Đừng bao giờ để khách hàng nghi ngờ về sản phẩm của bạn chỉ vì bạn luôn nói “tôi chưa hiểu rõ về sản phẩm”, “thật ra tôi cũng không chắc”, “hình như là vậy”,…
Bạn có mua một sản phẩm mà ngay cả người bán cũng không biết nó có công dụng gì và sản xuất ở đâu? Câu trả lời chắc hẳn là không. Người tiêu dùng luôn rất nhạy cảm, vì thế đừng để họ phát hiện bạn không hề biết gì về những điều đang nói.
7. Thăm dò và tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Thử thách lớn nhất của một nhân viên kinh doanh đó chính là tìm được khách hàng tiềm năng và phù hợp với những sản phẩm/dịch vụ mà mình đang chinh doanh. Để làm được điều này thì bạn sẽ cần có kỹ năng sale thăm dò và tìm kiếm khách hàng.
Để cải thiện và trau dồi thêm kỹ năng này thì nhân viên bán hàng cần biết cách “đánh hơi” được những người mà mình có thể tiếp cận và xây dựng tệp khách hàng tiềm năng cho mình. Điều này có nghĩa là bạn cần phải hiểu rõ được tệp khách hàng tiềm năng của mình là gì, tìm họ ở đâu cũng như làm cách nào để tiếp cận và tạo các cơ hội mới. Khi bạn trả lời được những câu hỏi này thì bạn sẽ đến gần hơn với mục tiêu của mình.
8. Đặt câu hỏi khơi gợi nhu cầu khách hàng
Trong quá trình khai thác khách hàng, nếu bạn không thể đưa ra được những câu hỏi đúng hoặc hỏi theo cách không phù hợp thì bạn sẽ không thể biết được nhu cầu thực sự của khách hàng mình là gì.
Bạn có thể sử dụng dạng câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở. Câu hỏi đóng sẽ giúp bạn biết về thực tế của vấn đề, giới hạn hoặc hướng dẫn thảo luận và thu thập các thông tin cơ bản. Với các câu hỏi mở sẽ giúp khuyến khích khách hàng chia sẻ những quan điểm và ý kiến giúp bạn xác định được nhu cầu và có thêm nhiều kinh nghiệm để khai thác khách hàng và biết được mong muốn của họ.
9. Kỹ năng chốt sale
Nói đến kỹ năng sale thì chúng ta không thể nhắc đến kỹ năng chốt sale hiệu quả. Bạn nên để ý tới những dấu hiệu thể hiện bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ giúp nhận biết thời điểm cần chốt thích hợp. Ví dụ như:
- Khi thấy người mua hàng đang hào hứng
- Khách hàng đồng ý với giá trị của lợi ích
- Đồng ý trong cách trả lời chống đối
- Khi có một khoảng thời gian im lặng
- Khách hàng có những cử chỉ thể hiện mình đang quan tâm: xem kỹ mẫu hàng, gật đầu, tính toán, thân thiện,…
10. Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Để có thể kỹ năng chăm sóc khách hàng, bạn cần có trách nhiệm trong suốt quá trình mua hàng của khách trong các khâu liên hệ và tư vấn, sau khi mua hàng,.. Điều này giúp khách hàng sẽ có những ấn tượng tốt đẹp về bạn và doanh nghiệp, chắc chắn họ sẽ giới thiệu các sản phẩm của bạn đến với người thân, bạn bè,…
Bạn cần đặt mình vào vị trí để hiểu vấn đề dưới góc nhìn của họ. Nên thường xuyên liên lạc với khách hàng, chia sẻ với họ những thông tin mới và hay. Gọi điện để hỏi thăm các sản phẩm, dịch vụ có làm khách hàng hài lòng.
Bạn cần biết cách sắp xếp công việc, danh sách và lên lịch liên hệ với khách hàng. Những thông tin của khách hàng sẽ được lưu trữ một cách khoa học, giúp bạn có thể theo sát khách hàng và thực hiện các hoạt động như tặng quà, thể hiện sự quan tâm nhân các sự kiện như sinh nhật, ngày kỷ niệm,…
11. Kỹ năng phân bố và quản lý thời gian
Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp thì kỹ năng sale biết cách quản lý thời gian và sắp xếp công việc hợp lý là điều cực kỳ quan trọng. Gốc rễ của việc quản lý thời gian đó chính là “làm những việc cần làm”.
Một ngày của chúng ta chỉ có 24 giờ đồng hồ. Vì vậy, chìa khóa để quản lý tốt thời gian chính là làm việc thông minh hơn. Bạn cần dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào các công việc cần thiết. Bạn đừng dành hết thời gian của mình cho một khách hàng mà quên đi những khách hàng tiềm năng khác.
12. Kỹ năng vượt qua từ chối và phản đối của khách hàng
Không phải ai cũng đủ bản lĩnh và kỹ năng để có thể vượt qua được sự từ chối và phản đối của khách hàng. Chính vì thế, bạn cần trau dồi sư khéo léo, linh hoạt và biết vận dụng kết hợp nhiều kỹ thuật bán hàng khác với nhau.
Kỹ năng sale này đòi hỏi bạn cần nắm bắt được gốc rễ của sự từ chối từ khách hàng. Bạn cần đặt ra những câu hỏi cho người mua hàng như:
- Anh/chị có ý kiến/phân vân gì về điểm này?
- Ưu tiên của anh/chị khi xem xét điều này là gì?
- Anh/chị cần thêm thông tin gì nữa?
- Anh/chị muốn có thêm điều gì?
- Khi lựa chọn nhà cung ứng, anh/chị thường quan tâm đến điều gì?
Từ đó bạn sẽ xác định được cách cách thức để có thể đổi phó được với tình huống này. Bạn cần trau dồi thêm kiến thức về sản phẩm, công ty, thị trường, đối thủ cạnh tranh,…và áp dụng các phương pháp như:
- Từ chối gián tiếp: Đầu tiên, bạn hãy nhắc lại lời từ chối/chống đổi của khách hàng, không được nói thẳng với họ rằng họ sai, mà cần phải ủng hộ quan điểm của họ để không tạo thêm sự áp lực và căng thẳng giữa các bên.
- Phương pháp bồi hoàn: Tránh việc tranh cãi trực tiếp, bạn có thể chỉ ra yếu tố bồi hoàn. Lợi ích của của phương pháp này chính là đáp ứng nhu cầu khác biệt của khách hàng.
- Phương pháp đón đầu: Phương pháp này giúp ngừa chống đối trước khi xuất hiện, chống đối phổ biến mới được đón đầu.
- Xoay đổi chủ đề: Với những chống đối không liên quan thì hoặc là lờ đi hoặc cần thay đổi chủ đề. Người bán hàng cần nắm lấy tiền đề mà khách hàng đưa ra, biến đổi để khách hàng nhìn sự việc ở góc độ khác đi.
13. Kỹ năng sử dụng công nghệ
Trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay thì không lạ khi nhân viên bán hàng cần có kỹ năng sale là cần am hiểu và sử dụng công nghệ trong việc khai thác khách hàng tiềm năng.
Có rất nhiều công việc bán hàng mà bạn cần tìm kiếm cũng như xây dựng thương hiệu cá nhân. Vì vậy, việc vận dụng tốt các nền tảng xã hội trong thời đại số được cho là cách nhanh nhất để tiếp cận khách hàng. Những công cụ, phần mềm công nghệ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc quản lý các thông tin khách hàng, đảm bảo quy trình bán hàng được diễn ra thuận lợi hơn.
14. Rèn luyện sự kiên nhẫn và nhiệt tình
Với những khách hàng thoải mái thì bạn có thể nhanh gọn chốt đơn mà không mất quá nhiều công sức. Tuy nhiên, lại có nhiều khách hàng kỹ tính, vì thế trước khi đưa ra quyết định họ thường cần nhiều thời gian và thuyết phục hơn để chọn cái tốt nhất cho họ.
Với những khách hàng như vậy thì sự kiên nhẫn chính là kỹ năng sale cần thiết mà bạn cần áp dụng. Hãy để họ có thời gian suy nghĩ và đưa đến những thông tin so sánh sản phẩm của mình tốt hơn những sản phẩm khác.
Khi đó, bạn cần giữ thái độ niềm nở, sẵn sàng giúp họ giải đáp những thắc mắc. Khách hàng sẽ yêu mến và nhớ đến bạn và ủng hộ bạn khi có cơ hội.
15. Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ
Việc xây dựng mối quan hệ tốt sẽ mang đến bạn nhiều cơ hội bán hàng hơn cho cả hiện tại và tương lai. Bởi khách hàng của bạn sẽ mang đến bạn nhiều cơ hội hơn. Công ty sẽ có những gói ưu đãi giúp bạn có thể giữ chân khách hàng. Hãy tận dụng nó để kéo khách hàng quay lại hoặc giới thiệu cho những người khách nữa.
Tạo mối quan hệ tốt chính là kỹ năng sale giúp bạn tạo ra những mối tương tác cộng sinh và phát triển tốt hơn nữa.
Để trở nên thành công trong nghề sale, bạn không chỉ cần trau dồi khả năng ngôn từ mà còn rèn luyện thêm các kỹ năng sale cần thiết trên đây. Hãy trở thành một nhân viên sale tâm lý – tận tâm và chuyên nghiệp bạn nhé!
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.