adsads
Lượt Xem 2 K

Sự xuất hiện của thuật ngữ KOC đã trở thành một xu hướng và dần thay thế cho KOL, đồng thời có tác động rất lớn đến quyết định mua sắm của công chúng. Vậy KOC là gì mà lại có ảnh hưởng mạnh mẽ như vậy? Và sự khác biệt giữa KOL và KOC là gì? Hãy cùng khám phá chi tiết hơn trong bài chia sẻ dưới đây của VietnamWorks HR Insider.

Nghề KOC là gì?

KOC (Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng có ảnh hưởng trong thị trường. Nhiệm vụ của họ không chỉ là dùng thử sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, mà còn là đưa ra nhận xét, đánh giá, review về chúng, chia sẻ thông tin qua video hoặc bài viết trên các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, laptop…

Qua những đóng góp này, họ giúp người tiêu dùng có cái nhìn rõ ràng hơn về sản phẩm/dịch vụ và hướng dẫn hành vi tiêu dùng của bản thân.

KOC xuất hiện như một xu hướng tại Trung Quốc vào năm 2019 và nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia châu Á và phương Tây, trở thành một kênh tiếp thị phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube,… Ở Việt Nam, có những cái tên KOC nổi tiếng như: Kiên Review, Call Me Duy, Châu Muối, BabyKopo Home.

KOC (Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng có ảnh hưởng trong thị trường

KOC (Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng có ảnh hưởng trong thị trường

KOC và KOL khác nhau như thế nào?

Trong lĩnh vực Marketing hiện nay, KOL và KOC được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa hai loại này. Dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa KOL và KOC thông qua 5 tiêu chí sau:

Số lượng người theo dõi

Đối với KOL, mức độ nổi tiếng của họ thường dựa trên số lượng người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội. Từ 10.000 đến 1 triệu người theo dõi thì họ được coi là Macro-influencers hoặc còn gọi là Celebrities. Từ 5.000 đến 10.000 người theo dõi, họ thuộc nhóm Micro-influencers. Từ 1.000 đến 5.000 người theo dõi, KOL thuộc nhóm Nano-influencers.

Ngược lại, đối với KOC, lượng người theo dõi không quá quan trọng. Mặc dù họ có ít người

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

Mức độ phổ biến

Do KOL có lượng người theo dõi lớn, họ thường chịu trách nhiệm quảng bá sản phẩm/dịch vụ trên quy mô lớn, phù hợp cho các doanh nghiệp muốn tăng nhanh mức độ phủ sóng thương hiệu.

Còn KOC đơn giản chỉ là những người tiêu dùng sử dụng sản phẩm và đưa ra đánh giá. Họ nhận được khoản chi phí dựa trên mức hoa hồng và tập trung vào các hoạt động như bán hàng, dịch vụ khách hàng, gây tác động mạnh nhưng có độ phủ sóng thấp.

Tính chuyên môn

KOL là những cá nhân có kiến thức chuyên môn cao, sâu rộng trong lĩnh vực cụ thể để xây dựng niềm tin và dẫn dắt cộng đồng. Ví dụ, trong thế giới thời trang, KOL thường là người mẫu hoặc nhà thiết kế chuyên nghiệp. Trong lĩnh vực mỹ phẩm, KOL thường là các bác sĩ da liễu có uy tín.

KOC lại không đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu. Họ là người tiêu dùng trực tiếp, trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ và đưa ra đánh giá dựa trên kinh nghiệm cá nhân.

Xem thêm: Kỹ năng chuyên môn quan trọng như thế nào trong sự nghiệp?

Tính chủ động

KOL thường là những người có ảnh hưởng và thường là các công ty sẽ tiếp cận họ để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ. Họ có thể được trả lương hoặc nhận các sản phẩm/dịch vụ miễn phí để quảng cáo.

Ngược lại, KOC thường tự chủ động lựa chọn sản phẩm để sử dụng và đưa ra đánh giá, không phụ thuộc vào lợi ích tiền bạc. Họ cũng có thể tiếp cận các nhãn hàng để gợi ý hợp tác nhằm đánh giá sản phẩm/dịch vụ.

Độ tin cậy

Mặc dù KOL có kiến thức chuyên môn, sự hợp tác của họ với thương hiệu thường khiến người tiêu dùng nghi ngờ về độ tin cậy của đánh giá. Cũng có trường hợp một số Influencer quảng cáo không trung thực, làm tăng sự hoài nghi của người tiêu dùng.

Ngược lại, đánh giá từ KOC thường được đánh giá cao về độ tin cậy. Bởi vì chúng không phụ thuộc vào lợi ích quảng cáo hay tiền bạc mà tập trung vào trải nghiệm cá nhân và đánh giá khách quan về sản phẩm. Điều này khiến cho đánh giá từ KOC trở nên chân thực và không theo một kịch bản có sẵn từ nhãn hàng.

Xem thêm: Cách nói chuyện trước đám đông để tăng sự tự tin và vượt qua nỗi sợ hãi

Sự khác nhau của KOL và KOC

Sự khác nhau của KOL và KOC

Mục đích sử dụng

KOL được sử dụng với mục đích chính là tăng cường sự nhận diện thương hiệu và truyền tải thông điệp quảng cáo một cách chuyên nghiệp.

Ngược lại, KOC tập trung vào việc thúc đẩy doanh số, cung cấp đánh giá sản phẩm từ góc độ của người tiêu dùng.

Tố chất trở thành KOC giỏi là gì?

Để trở thành một KOC (Key Opinion Consumer) hiệu quả, cần có những tố chất và điều kiện sau:

  • Hiểu rõ thế mạnh của bản thân: KOC cần nhận biết và tận dụng được những ưu điểm riêng của mình. Họ cần xác định mục tiêu và định hình rõ ràng về hướng đi của bản thân.
  • Xác định tệp khách hàng: Để trở nên nổi bật, KOC cần xác định rõ đối tượng mục tiêu của họ, bao gồm đặc điểm như độ tuổi, giới tính, sở thích, và thói quen tiêu dùng.
  • Sở hữu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sử dụng sản phẩm: KOC cần có hiểu biết sâu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang đánh giá. Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế sẽ giúp họ đưa ra những đánh giá chính xác và đáng tin cậy.
  • Khả năng giao tiếp và tương tác xã hội tốt: KOC cần có khả năng tương tác tích cực với cộng đồng trên các mạng xã hội. Sự giao tiếp tự nhiên và tương tác xã hội tích cực sẽ giúp họ thu hút sự quan tâm và tạo niềm tin từ người theo dõi.
  • Tận tâm, đam mê với sản phẩm/dịch vụ: Sự đam mê và tận tâm là yếu tố quan trọng để tạo ra những nội dung chất lượng và thu hút sự quan tâm từ người tiêu dùng.
  • Có sự ủng hộ và tín nhiệm từ cộng đồng: Sự ủng hộ và tin tưởng từ cộng đồng sẽ là động lực quan trọng giúp KOC phát triển và tiếp tục tạo ra những nội dung chất lượng. Điều này đồng nghĩa với việc họ cần xây dựng một cộng đồng người theo dõi chân thành và có lòng tin vào họ.

Cách thực hiện chiến dịch Marketing KOC đạt hiệu quả cao

Bắt đầu một chiến dịch Marketing KOC hiệu quả đòi hỏi một kế hoạch cụ thể và các bước hợp lý. Dưới đây là cách để thực hiện điều đó:

Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu

Bước đầu tiên là xác định rõ đối tượng mục tiêu khi lập kế hoạch Marketing KOC. Điều này giúp nhận biết những KOC có sức ảnh hưởng đối với đối tượng đó và định hình nội dung sao cho phù hợp.

Bước 2: Nghiên cứu KOC

Sau khi xác định KOC mục tiêu, cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về họ để hiểu rõ hơn về chuyên môn, sở thích của họ. Dựa trên thông tin này, có thể tạo ra nội dung hấp dẫn và giá trị để thu hút khán giả.

Bước 3: Tiếp cận với KOC

Khi đã nắm bắt được thông tin về các KOC, tiếp theo là thiết lập mối quan hệ hợp tác với họ. Bắt đầu bằng việc liên hệ và cung cấp các sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu hoặc mời họ tham gia các sự kiện, chiến dịch. Quan trọng là tạo một mối quan hệ hợp tác có ý nghĩa và công bằng.

Chiến dịch Marketing KOC

Chiến dịch Marketing KOC

Bước 4: Xây dựng nội dung hấp dẫn

Tạo ra nội dung chất lượng và hấp dẫn để KOC chia sẻ với người theo dõi của họ, có thể là blog, video hoặc bài viết trên mạng xã hội. Nội dung này nên tập trung vào lợi ích của sản phẩm/dịch vụ thương hiệu.

Bước 5: Theo dõi, đo lường kết quả

Cuối cùng là theo dõi và đánh giá kết quả của chiến dịch. Sử dụng các công cụ phân tích để đo lường mức độ tương tác từ người theo dõi của KOC và điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Câu hỏi thường gặp về KOC

Khi đã hiểu rõ KOC là gì thì bạn cũng nên tìm hiểu một số vấn đề khác liên quan. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về KOC mà bạn có thể tìm hiểu thêm:

KOC kiếm tiền như thế nào?

KOC có thể kiếm tiền từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết), nhận Booking PR, tham gia các Event, Livestream, quảng cáo bằng các clip review trên YouTube, Tiktok và làm mẫu ảnh.

Cần bao nhiêu người theo dõi để thành KOC?

Số lượng người theo dõi không phải yếu tố cốt lõi để trở thành một KOC, điều quan trọng là mức độ tin tưởng từ phía khách hàng. Với những KOC mới, lượng người theo dõi có thể chưa nhiều. Tuy nhiên, nếu cộng đồng theo dõi phát triển đông đảo hơn, KOC sẽ dễ dàng xây dựng được niềm tin lớn hơn từ người dùng.

Các nền tảng phổ biến KOC nhất là gì?

KOC thường sử dụng nhiều nền tảng truyền thông xã hội và kênh truyền thông khác nhau để chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá về sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu. Các nền tảng phổ biến nhất bao gồm Facebook, Instagram, YouTube, TikTok và Shopee.

Xem thêm:

Chi phí cho KOC có nhiều không?

Chi phí cho KOC có thể thay đổi tùy thuộc vào cách thức hợp tác và phạm vi hoạt động của KOC. Một số doanh nghiệp có thể trả một khoản tiền hoặc cung cấp sản phẩm/dịch vụ miễn phí để được chia sẻ đánh giá tích cực từ KOC.

Chi phí cũng phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của KOC và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, có các chương trình liên kết mà KOC có thể tham gia, nhận phần trăm hoa hồng hoặc phần thưởng cho mỗi sản phẩm/dịch vụ được bán thông qua liên kết của họ.

Chắc chắn rằng sau những chia sẻ từ VietnamWorks HR Insider, bạn đọc đã thu nhận được thông tin cơ bản về KOC là gì cũng như sự phân biệt giữa KOC và KOL. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ trở thành nguồn thông tin hữu ích trên hành trình định hướng sự nghiệp hoặc trong việc xây dựng chiến lược marketing phù hợp cho các chủ shop và nhãn hãng.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Lazada tuyển dụngFPT Shop tuyển dụng, Panasonic tuyển dụngtuyển dụng Samsungtuyển dụng Shopee Express, Wincommerce tuyển dụngtuyển dụng Điện Máy Chợ LớnVincom Retail tuyển dụng.

— HR Insider —

VietnamWorks Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Actuary là gì?

Actuary là gì? Khám phá nghề thẩm định đầy tiềm năng

Actuary được coi là xương sống trong ngành tài chính, là động lực để các tập đoàn, doanh nghiệp phát triển mà không mất quá...

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Trong thế giới hiện đại, Hustle đang ngày trở nên phổ biến, nhất là đối với giới trẻ, dân văn phòng. Tuy nhiên, không phải...

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là gì? Giải đáp chi tiết cho người mới bắt đầu

Vốn cố định là một trong những loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần thường xuyên theo dõi và quản...

Khám phá chi tiết về hội chứng cô độc hướng ngoại

Cô độc hướng ngoại và cách để dân văn phòng vượt qua?

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình rất hướng ngoại, dễ hòa nhập với đám đông nhưng đôi khi lại muốn tách biệt ra khỏi...

Khám phá công việc của một kế toán công trình

Kế toán công trình: Cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng cần có

Hầu như tất cả các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có bộ phận kế toán và công ty xây dựng cũng không ngoại...

Bài Viết Liên Quan
Actuary là gì?

Actuary là gì? Khám phá nghề thẩm định đầy tiềm năng

Actuary được coi là xương sống trong ngành tài chính, là động lực để các...

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Trong thế giới hiện đại, Hustle đang ngày trở nên phổ biến, nhất là đối...

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là gì? Giải đáp chi tiết cho người mới bắt đầu

Vốn cố định là một trong những loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp....

Khám phá chi tiết về hội chứng cô độc hướng ngoại

Cô độc hướng ngoại và cách để dân văn phòng vượt qua?

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình rất hướng ngoại, dễ hòa nhập với đám...

Khám phá công việc của một kế toán công trình

Kế toán công trình: Cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng cần có

Hầu như tất cả các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có bộ phận...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers