• .
adsads
Thiết kế không tên 9
Lượt Xem 4 K

Những câu hỏi tưởng chừng xưa như trái đất, ấy vậy mà vẫn khiến chúng ta khổ sở trong cách tìm ra câu trả lời. Vậy làm sao để tránh xa kinh nghiệm đau thương này? Và nếu lỡ may gặp phải, bạn nên làm gì để vượt qua và thay đổi kết quả vào lần sau? Dưới đây là những lời khuyên bổ ích cho quá trình trả lời phỏng vấn của bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

 

1. Giới thiệu bản thân một cách thông minh

Đa phần chúng ta đều cảm thấy đây là câu hỏi mang tính thủ tục và quá dễ dàng, chỉ nói đến họ tên, tuổi, sở thích, kinh nghiệm làm việc… Vì thế mà cách trả lời phỏng vấn của chúng ta có phần thiếu sót và không đủ sức gây ấn tượng.

Nhưng đừng quên điều này ở CV đã có hết rồi, tại sao nhà tuyển dụng vẫn hỏi?

Thật ra, điều công ty muốn biết nhất là ứng viên có thể đảm nhiệm được vị trí này không, bao gồm: kỹ năng mà bạn giỏi nhất, lĩnh vực kiến thức mà bạn nghiên cứu sâu nhất, những điểm tích cực trong tính cách của bạn, những điều thành công nhất bạn từng làm, thành tựu chủ yếu…

Những điều này có thể liên quan hoặc không liên quan đến học vấn hay trình độ của bạn, điều quan trọng là bạn phải thể hiện được tính cách tích cực của bản thân và khả năng làm việc một cách hợp lý để thuyết phục doanh nghiệp. Các công ty cũng rất coi trọng những người lễ phép, bạn nên thể hiện thái độ tôn trọng với người phỏng vấn, sau khi trả lời mỗi câu hỏi, nếu có thể, hãy cảm ơn họ.

 

2. Khuyết điểm lớn nhất của bạn là gì?

Sau khi nghe bạn “chém gió” đã đủ, xác suất nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này là rất lớn.

Bạn nên hiểu rằng không muốn thấy câu trả lời trực tiếp nói về các khuyết điểm của bạn như tính cách nhỏ mọn, đố kỵ người khác, vô cùng lười biếng, hiệu suất làm việc không cao…

Cũng đừng nghĩ bản thân thông minh mà trả lời theo kiểu “Khuyết điểm lớn nhất là luôn muốn mọi thứ phải hoàn hảo”. Bởi khi chưa biết nhà tuyển dụng “định giá” bạn thế nào, “nổ” quá lớn chỉ khiến bạn tự đặt mình vào vòng nguy hiểm.

Cách thông minh nhất để đưa ra câu trả lời phỏng vấn này là nói về ưu điểm đầu tiên, có lồng thêm một vài khuyết điểm, cuối cùng lại quay về ưu điểm, làm nổi bật bản thân.

 

3. Mức lương mong muốn

Làm sao để trả lời phỏng vấn cho câu hỏi về mức lương mong muốn cho phù hợp với năng lực bản thân và khả năng của công ty?

Nếu bạn đưa ra mức lương quá thấp, hiển nhiên là đang tự đánh giá thấp bản thân. Nếu bạn đưa ra mức lương quá cao, hãy chấp nhận trước khả năng là công ty không dám thuê bạn vì quá “đẳng cấp”.

Đa phần các công ty đều đã có mức lương dự toán cho vị trí cần tuyển, vậy nên đa phần mức lương đưa ra đầu tiên sẽ là mức lương cao nhất mà họ có thể trả, họ hỏi câu này chỉ muốn xác minh xem mức lương đó có tạo đủ hứng thú của bạn với công việc hay không thôi.

Nếu cần thiết phải nói ra một con số cụ thể, đừng nói một khoảng khá rộng, bạn sẽ chỉ được nhận lương bằng mức thấp nhất của khoảng đó thôi. Tốt nhất là bạn nên đưa ra một con số chính xác, điều này chứng tỏ bạn đã nghiên cứu về mức lương trên thị trường, biết được với trình độ của bản thân sẽ xứng đáng với mức lương như thế nào.

Những điều gì bạn rút ra được sau mỗi lần phỏng vấn thất bại để nâng tầm bản thân?

4. Bạn còn điều gì muốn hỏi không?

Câu hỏi này nhìn qua như là hỏi thêm cũng được, không hỏi thêm cũng được. Nhưng thực ra, công ty sẽ không quá thích những cách trả lời: “Không còn gì cần hỏi”, bởi vì họ rất quan tâm đến cá tính và khả năng sáng tạo của nhân viên. Doanh nghiệp cũng không thích nghe ứng viên hỏi về phúc lợi cá nhân hay các vấn đề linh tinh khác như vậy.

Nếu có người hỏi: Với những nhân viên mới, công ty có những chương trình đào tạo gì, tôi có thể tham gia không? Hoặc chế độ thăng chức của công ty? Doanh nghiệp sẽ rất hoan nghênh, bởi nó thể hiện được sự nhiệt tình của bạn trong việc học tập và mức độ trung thành với công ty cũng như chí tiến thủ.

 

5. Vấn đề công việc cũ

Khi trả lời câu này nhất định phải cẩn thận, cho dù công việc cũ bạn chịu rất nhiều thiệt thòi, rất ghét và khó chịu với công ty cũ thì cũng đừng thể hiện ra ngoài, đặc biệt nên tránh việc phê bình, nói xấu sếp hay đồng nghiệp cũ, tránh gây nên ấn tượng xấu cho người phỏng vấn.

Cách đưa ra câu trả lời phỏng vấn tốt nhất là đem vấn đề quy về bản thân, ví dụ như công việc cũ không có đủ khả năng để học thêm nhiều điều, hoặc công việc cũ cùng kế hoạch sống của bản thân không hợp… Đáp án tốt nhất nên thể hiện mặt tích cực.

 

6. Quan điểm của bạn về lĩnh vực công ty đang kinh doanh, xu thế phát triển…

Công ty thường khá quan tâm đến câu này, thường chỉ có những người đã chuẩn bị mới có thể qua được vòng phỏng vấn này. Bạn có thể tìm hiểu trực tiếp trên mạng về các tin tức đó, chỉ có hiểu biết thấu đáo mới có thể có được cách trả lời độc đáo. Công ty cho rằng một ứng viên thông minh là người có hiểu biết rất nhiều về công ty đó, bao gồm phòng ban, dự án, tình huống phát triển.

Những điều gì bạn rút ra được sau mỗi lần phỏng vấn thất bại để nâng tầm bản thân?

7. Hoàn cảnh cá nhân

Khi phỏng vấn mà công ty có dò hỏi bạn về vấn đề gia đình, không phải là họ tò mò về những vấn đề riêng tư cá nhân của bạn, họ chỉ muốn biết ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình đối với bạn mà thôi. Điều họ muốn nghe nhất cũng là những ảnh hưởng tích cực của gia đình đối với ứng viên.

Đa phần những công ty coi trọng việc phát triển con người sẽ tin rằng, một gia đình hòa thuận sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với những người đã trưởng thành.

 

8. Những vấn đề sau phỏng vấn

Nếu bạn thông qua cuộc phỏng vấn này và được vào làm, nhưng làm được một thời gian bạn phát hiện rằng mình không hợp với công việc này, bạn sẽ làm gì?

Sau một thời gian, nếu bạn phát hiện bản thân không hợp với công việc, có hai trường hợp:

– Nếu bạn thật sự có niềm đam mê, yêu thích với nghề thì nên cố gắng học tập không ngừng, khiêm tốn học hỏi từ đồng nghiệp, lãnh đạo về cả tri thức cũng như kinh nghiệm làm việc, cố gắng hiểu được tinh thần thật sự và yêu cầu của nghề để giảm bớt chênh lệch.

– Nếu bạn thấy nghề này không quá quan trọng, làm cũng được mà không làm cũng được thì nên đổi nghề sớm đi, tìm kiếm ngành nghề mà bạn thật sự đam mê và nhiệt huyết, lộ trình phát triển sẽ lớn hơn và cũng có lợi cho cả bạn và cả công ty.

Hãy thu nhặt cho bản thân những bí kíp trả lời phỏng vấn ấy để khiến bản thân thật ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng!

 

— HR Insider/ Theo cafebiz
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn là nguồn cảm hứng và người dẫn dắt đội nhóm đi đến thành công. Tuy nhiên, không ít những nhà quản lý mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, vô tình mắc phải sai lầm: biến mình thành những “Forward-ers” – những người chỉ đơn giản chuyển tiếp thông tin, giao việc mà không mang lại giá trị thực sự cho tổ chức hay nhân viên.

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có liên kết sâu sắc với tiềm thức của mình. Chính vì thế, hình ảnh đầu tiên lọt vào mắt bạn trong một bức tranh đa nghĩa có thể tiết lộ nhiều điều thú vị về điểm mạnh tiềm ẩn trong công việc của bạn.

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ quen thuộc với nhiều người sau mỗi kỳ performance review. Nhưng bạn có biết không, theo nghiên cứu từ Harvard Business Review, có đến 85% nhân viên thất bại trong việc thể hiện giá trị bản thân không phải vì năng lực kém, mà đơn giản là họ chưa biết cách "kể chuyện" về thành tích của mình.

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn của nhiều người với hy vọng mở ra cánh cửa thăng tiến, tăng lương và đạt được vị trí cao trong sự nghiệp.

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong sự chuyển dịch này. Theo báo cáo mới nhất từ World Economic Forum, gần 85 triệu việc làm sẽ bị thay thế bởi máy móc vào năm 2025, nhưng đồng thời, 97 triệu vị trí việc làm mới sẽ xuất hiện. Hãy cùng khám phá những ngành nghề được dự đoán sẽ "làm mưa làm gió" trong năm 2025.

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn là nguồn cảm hứng và người dẫn dắt đội nhóm đi đến thành công. Tuy nhiên, không ít những nhà quản lý mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, vô tình mắc phải sai lầm: biến mình thành những “Forward-ers” – những người chỉ đơn giản chuyển tiếp thông tin, giao việc mà không mang lại giá trị thực sự cho tổ chức hay nhân viên.

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có liên kết sâu sắc với tiềm thức của mình. Chính vì thế, hình ảnh đầu tiên lọt vào mắt bạn trong một bức tranh đa nghĩa có thể tiết lộ nhiều điều thú vị về điểm mạnh tiềm ẩn trong công việc của bạn.

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ quen thuộc với nhiều người sau mỗi kỳ performance review. Nhưng bạn có biết không, theo nghiên cứu từ Harvard Business Review, có đến 85% nhân viên thất bại trong việc thể hiện giá trị bản thân không phải vì năng lực kém, mà đơn giản là họ chưa biết cách "kể chuyện" về thành tích của mình.

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn của nhiều người với hy vọng mở ra cánh cửa thăng tiến, tăng lương và đạt được vị trí cao trong sự nghiệp.

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong sự chuyển dịch này. Theo báo cáo mới nhất từ World Economic Forum, gần 85 triệu việc làm sẽ bị thay thế bởi máy móc vào năm 2025, nhưng đồng thời, 97 triệu vị trí việc làm mới sẽ xuất hiện. Hãy cùng khám phá những ngành nghề được dự đoán sẽ "làm mưa làm gió" trong năm 2025.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers