• .
adsads
nhan dien 9 kieu ung vien phong van va bi kip dat cau hoi phu hop 3
Lượt Xem 8 K

Các kinh nghiệm phỏng vấn dưới đây sẽ giúp bạn “đọc vị” ngay những kiểu ứng viên thường gặp trên bàn phỏng vấn, và cách “hỏi xoáy đáp xoay” giúp bạn chọn được nhân tố bí ẩn công ty đang tìm kiếm.

1. Ứng viên hay bồn chồn, lo lắng

Đây là kiểu ứng viên có dấu hiệu bên ngoài rất dễ bị phát hiện nhất! Nếu chú ý quan sát, nhà tuyển dụng sẽ thấy ngay sự căng thẳng rõ rệt của họ khi bước vào phòng phỏng vấn. Với đôi tay ướt đẫm mồ hôi, những câu trả lời lắp bắp thiếu tự tin như thể họ đang bị “tấn công” dồn dập, kiểu ứng viên này rất dễ khiến bạn nản lòng bỏ qua. Tuy nhiên, ẩn dưới một vẻ ngoài bồn chồn, lo lắng như thế có thể là “viên ngọc trai” quý báu mà công ty bạn mong muốn.

Kinh nghiệm phỏng vấn để cắt giảm sự căng thẳng cho ứng viên, hãy cố gắng tạo ra một môi trường phỏng vấn thoải mái hết sức có thể để ứng viên bước vào vùng an toàn của bản thân mình. Hãy bắt đầu đi đường vòng với những câu hỏi mang tính chất cá nhân như: “Chương trình truyền hình yêu thích là gì?”, “Kỳ nghỉ tuyệt vời nhất của bạn là khi nào?”, hay “Một trong những bộ phim yêu thích của bạn là gì?”.

2. “Đài phát thanh” không ngừng nghỉ

Ứng viên này sẽ liên tục chia sẻ về mọi vấn đề, thậm chí họ chẳng buồn ngừng lại để nghỉ lấy hơi! Rất có thể đây là biểu hiện cho thấy họ đang lo lắng, bất an, thiếu nhận thức về bản thân và cảm thấy mình buộc phải nói không ngừng để lấp đầy khoảng trống im lặng. Hoặc, cũng có trường hợp ứng viên quá đỗi đam mê về công việc này nên không thể ngừng chia sẻ về nó!

Kinh nghiệm phỏng vấn kiểu ứng viên như thế này rất cần bạn đặt ra cho họ những giới hạn rõ ràng. Hãy đưa ra vạch giới hạn cho các câu trả lời, và yêu cầu ứng viên trình bày ngắn gọn trong khoảng từ 30 đến 60 giây.

3. Chuyên gia trầm mặc

Đặc điểm nhận diện của kiểu ứng viên này đó là giọng nói vô cùng thỏ thẻ, gần như chẳng phát âm ra thành tiếng. Câu trả lời của họ cũng đặc biệt ngắn gọn, chỉ một từ đơn duy nhất.

Hãy thử kéo họ ra khỏi “vỏ ốc” của mình bằng sự thay đổi môi trường phỏng vấn bất ngờ. Hãy đưa ứng viên dạo một vòng không gian làm việc ở công ty bạn, hoặc mời họ một tách café và trò chuyện đầy ngẫu hứng. Có thể, đó là thời điểm họ sẽ sẵn sàng mở lòng nhiều hơn.

4. “Thánh” đổ lỗi

Rất dễ dàng để bạn phát hiện ra kiểu ứng viên này ngay lập tức. Đây đích thị là kiểu người thường xuyên đổ lỗi về những thất bại của họ trong quá khứ. Họ có một nhóm làm việc quá tệ, họ là người duy nhất có khả năng cạnh tranh công việc. Ít nhất, trong quan điểm của kiểu ứng viên này, họ luôn là người “gánh team”.

Là một nhà tuyển dụng khéo léo, bạn hãy buộc họ thay đổi suy nghĩ của mình bằng những câu hỏi phỏng vấn khôn khéo như “Bạn đánh giá chất lượng của người giám sát bạn ở công ty cũ như thế nào?” hoặc “Bài học quý giá nhất bạn học được từ các đồng nghiệp trước đây là gì?” (Nếu sau cùng, họ vẫn tiếp tục chơi trò “lỗi tại ai?” thì có lẽ bạn nên cân nhắc về việc tuyển chọn ứng viên này.)

5. “Hoa hậu” thân thiện

Kiểu ứng viên này sẽ vô cùng thân thiện, dễ gần và sở hữu một nhân cách tuyệt vời. Hãy quên đi công việc, kiểu người này sẽ khiến bạn muốn kết thân với họ ngay lập tức bởi sự hài hước, dí dỏm của họ.

Hãy cố gắng tỉnh táo hết sức có thể. Dĩ nhiên làm việc với một người thân thiện, hòa đồng sẽ dễ dàng hơn, nhưng đó không phải là tiêu chí tuyển dụng quan trọng nhất. Hãy rà soát lại những câu hỏi cần thiết trong cuộc phỏng vấn, và bắt đầu trở lại là một nhà tuyển dụng sắc sảo vì những lợi ích chung của công ty nhé.

6. Gọi dạ bảo vâng

Khi gặp ứng viên kiểu này, dù bạn nói gì họ vẫn không thể ngừng đồng ý với bạn! Những gì bạn nói đều được hưởng ứng nhiệt tình bằng nụ cười và những cái gật đầu. Dù có cố gắng, bạn cũng không thể làm họ nói lời phản đối bạn được.

Kiểu ứng viên nên tuy biểu hiện bề ngoài là như thế nhưng thực chất, vẫn có những quan điểm bạn nêu ra buộc phải khiến họ suy nghĩ lại hoặc không đồng tình. Hãy thử đặt câu hỏi để đào sâu hơn nữa chứ không chỉ là những lời vâng dạ thông thường. Ví dụ như: “Bạn cảm thấy khó chịu điều gì ở người giám sát trước đây của mình?” hoặc “Hãy kể cho tôi nghe về một khoảng thời gian tiếng nói của bạn không thống nhất với cả nhóm.”

7. Người thích tranh công

Kiểu ứng viên này thường mặc nhận những thành công trước đây đều chỉ do cá nhân họ xây dựng. Họ bỏ qua mọi sự may mắn, công sức, nỗ lực và thành quả đóng góp của cả nhóm. Họ nghĩ rằng họ là nhân tố quan trọng nhất từ trước đến nay.

Những ứng viên như thế này có thể chỉ muốn gây ấn tượng mạnh với bạn về những thành công mà họ làm được trong quá khứ. Vì vậy, hãy cho họ thấy rằng bạn chú trọng khả năng tự nhân thức bản thân và phát triển cá nhân nhiều hơn. Hãy hỏi họ rằng: “Thách thức bạn cần phải vượt qua trong quá khứ là gì?” hoặc “Cho tôi biết cách bạn xử lí thất bại ở nơi làm việc” hay “Bài học bạn rút ra được từ một dự án diễn ra không suôn sẻ như bạn mong muốn là gì?”

8. Ứng viên hoàn hảo

Ứng viên này luôn có một tủ các câu trả lời đúng cho mọi câu hỏi và một câu chuyện để viện cớ cho những lỗi họ mắc phải. Nếu lỡ có một lỗ hổng nào đó trên sơ yếu lý lịch? Họ có lí do hoàn hảo để giải thích tại sao. Bị sa thải khỏi hai công việc gần nhất? Ứng viên hoàn hảo vẫn có một câu chuyện hợp lí để trình bày nguyên cớ. Tất cả đều rất mượt mà do họ có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn.

Ứng viên như thế là một người chuẩn bị kỹ lưỡng hay là một chuyên gia tâm lí cực tốt? Hãy thử cố gắng tìm hiểu xem liệu có phải họ có làm thật sự không hay chỉ là lời nói suôn. Nhà tuyển dụng có thể đưa ra một bài kiểm tra nho nhỏ để đánh giá kĩ năng của họ. Tất cả sẽ khiến ứng viên phải bước ra khỏi vùng an toàn của mình.

9. Ứng viên “cũng được”

Phần lớn những người được phỏng vấn bạn gặp sẽ rơi vào kiểu ứng viên này. Họ không làm bạn quá đỗi kinh ngạc vì tài năng của mình, nhưng họ cũng đến nỗi quá tệ để đánh rớt.

Kinh nghiệm phỏng vấn kiểu ứng viên này là hãy tìm hiểu xem bạn thật sự muốn khai thác điểm gì ở ứng viên. Các cuộc phỏng vấn không phải là tất cả, hãy cân nhắc thêm các yếu tố khác. Đừng để một cuộc phỏng vấn thông thường làm lu mờ đi kĩ năng thực tế của họ, kinh nghiệm và thành tích của họ về sự thành công.

Trong quá trình phỏng vấn, việc nhận diện 9 kiểu ứng viên phỏng vấn là rất quan trọng. Các nhà tuyển dụng cần phải biết cách phân loại ứng viên để đưa ra quyết định đúng đắn. Một số vị trí như tuyển biên tập viên hay tuyển dụng lái xe Hà Nội đòi hỏi những phẩm chất riêng biệt. Ngoài ra, trong lĩnh vực nhân sự ngành luật, kỹ năng phân tích cũng rất cần thiết. Đối với việc làm tiếng Trung, khả năng giao tiếp là yếu tố tiên quyết.
Bên cạnh đó, những vị trí làm part timeviệc làm part time Hà Nội đang trở thành xu hướng. Đặc biệt, phiên dịch tiếng Nhật là một lĩnh vực đầy tiềm năng. Cuối cùng, việc tuyển quản lý kho hay tìm việc làm Quy Nhơn cũng cần chú ý đến kỹ năng phù hợp. Các vị trí như sale admin tuyển dụng cũng rất quan trọng trong chiến lược nhân sự.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm...

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Bài Viết Liên Quan

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn...

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers