adsads
muoi tuyet chieu chuan bi cho buoi phong van ma co the ban chua biet 2
Lượt Xem 16 K

Phỏng vấn là một nghệ thuật, nhưng không phải ai cũng là nghệ sĩ. Không chỉ có ứng viên là người thường gặp lỗi mà đôi khi chính nhà tuyển dụng cũng mắc những sai lầm khi phỏng vấn:

 

1. Chưa kiên nhẫn

Mặc định “Ứng viên nhút nhát đồng nghĩa họ không đủ năng lực”. Trên thực tế một số ứng viên thể hiện sự lo lắng hoặc thiếu tự tin đã không tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, một người có chuyên môn cao chưa hẳn là người có kỹ năng giao tiếp tốt.

Kinh nghiệm phỏng vấn chia sẻ cho nhà tuyển dụng: Hãy kiên nhẫn khi ứng viên cảm thấy không thoải mái và cố gắng giúp họ thư giãn. Nếu bạn phải đối mặt với nhiều trường hợp ứng viên cảm thấy không thoải mái trong các cuộc phỏng vấn, hãy nhìn lại toàn bộ quá trình vì đôi khi một trong những nguyên nhân đến từ nhà tuyển dụng.

 

2. Chưa thẳng thắn

Hứa hẹn với ứng viên nhiều hơn thực tế. Trong khi các ứng viên cố gắng giới thiệu bản thân mình phù hợp với công việc, thì nhà tuyển dụng cũng cố gắng chia sẻ nhiều lợi ích như: môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến,… để ứng viên hào hứng với vị trí họ đang ứng tuyển. Điều đó sẽ dẫn đến sự bất mãn cho nhân viên nếu sau này thực tế không như những gì họ hình dung lúc ban đầu.

Kinh nghiệm phỏng vấn chia sẻ cho nhà tuyển dụng: Hãy chia sẻ những gì chắc chắn có thể cung cấp hoặc đang trong nỗ lực cải thiện. Với những yếu tố không chắc chắn, đừng mang chúng vào trao đổi với ứng viên.

 

3. Tâm lý “tạm được”

Đánh đồng ứng viên có nhiều tiêu chí “tạm được” là ứng viên xuất sắc. Điều này khiến nhà tuyển dụng khó tìm được người phù hợp cho vị trí đang tuyển. Đừng dừng lại ở những điểm ‘tạm được” mà hãy tìm những điểm xuất sắc của ứng viên.

Kinh nghiệm phỏng vấn chia sẻ cho nhà tuyển dụng: Hãy cố gắng tìm ra điểm vượt trội của ứng viên, chứ không phải điểm “có thể chấp nhận được”. Nếu chỉ có trong tay những hồ sơ “vừa đủ tốt”, hãy tiếp tục tìm kiếm.

 

4. Người nào việc nấy

Tổ chức phỏng vấn nhóm bất ngờ để so sánh các ứng viên với nhau. Phỏng vấn nhóm là một cách tiện lợi để nhiều người cùng phỏng vấn một ứng viên. Tuy nhiên hình thức này tạo ra nhiều áp lực, căng thẳng cho ứng viên nên sẽ không dễ để nhìn thấy những ứng viên sáng giá nhất. Phỏng vấn nhóm còn khiến các nhà tuyển dụng dễ rơi vào sự đồng thuận vì mọi người có xu hướng đồng ý với những quan điểm tương tự nhau.

Kinh nghiệm phỏng vấn chia sẻ cho nhà tuyển dụng: Chỉ thực hiện phỏng vấn nhóm khi công việc đòi hỏi ứng viên làm việc phần lớn thời gian với một tập thể và hãy cho ứng viên biết trước khi phỏng vấn để họ có sự chuẩn bị tốt nhất.

 

5. Chưa linh hoạt

Quá chú tâm vào bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Điều này có thể làm nhà tuyển dụng mất tập trung khi nghe câu trả lời của ứng viên. Cách hay nhất là đặt những câu hỏi dẫn dắt giúp nhà tuyển dụng đào sâu vào vấn đề mình quan tâm, thay vì hỏi tất cả những câu mà hầu hết ứng viên đã có thể chuẩn bị trước.

Điều nhà tuyển dụng cần làm: Đặt câu hỏi và lắng nghe cẩn thận câu trả lời của ứng viên. Dành ít phút để suy nghĩ về câu trả lời và đặt những câu hỏi: “tại sao?”, “khi nào?”để khai thác tất cả thông tin quan trọng.

 

6. Chưa cung cấp không gian cho ứng cử viên

Biến buổi phỏng vấn trở thành “cuộc độc thoại” khi vô tình nói nhiều hơn ứng viên, tạo ra sự mất cân bằng giữa nhà tuyển dụng và ứng viên khi phỏng vấn. Nếu ứng viên được tuyển dụng từ những “cuộc độc thoại” như thế thì lý do duy nhất ứng viên trúng tuyển là vì họ là những người “giỏi lắng nghe”.

Điều nhà tuyển dụng cần làm: Hãy tóm tắt sơ lược về công ty và vị trí mà bạn đang tuyển dụng giúp ứng viên hiểu rõ hơn về công việc. Buổi phỏng vấn được xem là hoàn hảo khi có 90% thời gian dành cho ứng viên chia sẻ và 10% từ phía nhà tuyển dụng.

 

7. Chưa đáp ứng được thắc mắc

Không trả lời câu hỏi của ứng viên. Đừng quên rằng những ứng viên tiềm năng luôn có nhiều sự lựa chọn, điều này có nghĩa là họ cần được hiểu rõ về vị trí và công ty trước khi ra quyết định.

Điều nhà tuyển dụng cần làm: Hãy trả lời trung thực những câu hỏi của ứng viên theo cách mà bạn mong muốn là ứng viên cũng sẽ trung thực với bạn.

 

8. Bị ấn tượng đầu tiên che mắt

Không kiểm tra thông tin tham khảo từ những người xung quanh. Một số ứng viên sẽ biểu hiện rất tốt trong lần đầu gặp mặt nhưng không chắc bạn vẫn còn nhìn thấy những điểm này ở lần gặp thứ 2, thứ 3,.. hay những người xung quanh – họ cũng có cảm nhận giống bạn?

Điều nhà tuyển dụng cần làm: Hãy kiểm tra xem ứng viên thể hiện thế nào khi không có bạn. Điều này có thể dễ dàng kiểm chứng qua cách họ cư xử với nhân viên lễ tân, khi họ đang chờ đợi được phỏng vấn hay khi họ giao tiếp với những người khác trong công ty. Đây là một phương pháp hữu hiệu để bạn kiểm chứng ứng viên có giống với tính cách mà họ thể hiện trong buổi phỏng vấn hay không.

 

Tìm kiếm ứng viên tiềm năng ngay tại Vietnamworks!

— HR Insider  —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers