adsads
Lượt Xem 6

Dù có ý tốt hay chỉ là tò mò, câu hỏi này không phải lúc nào cũng dễ trả lời, đặc biệt khi lương là một trong những thông tin mang tính cá nhân và đôi khi còn được xem là bảo mật. Vậy làm thế nào để bạn ứng xử khéo léo, vừa giữ được sự lịch sự, vừa bảo vệ được quyền riêng tư của mình?

“Lương tháng bao nhiêu” – Cần trả lời thế nào để vừa khéo vừa kín đáo?

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần nghe câu hỏi: “Lương tháng bao nhiêu rồi con?” từ cô chú, bác hàng xóm, hay thậm chí cả những người chỉ mới gặp vài lần. Ở Việt Nam, việc hỏi han về mức lương, dù vô tình hay cố ý cũng đều đã trở thành một phần của thói quen giao tiếp. Với nhiều người thì đó là cách thể hiện sự quan tâm. Nhưng với người được hỏi, cảm giác thường sẽ là ngại ngùng, khó xử, hoặc đôi khi là không thoải mái vì đây là thông tin khá nhạy cảm.

Vậy làm thế nào để bạn trả lời vừa lịch sự vừa giữ được sự riêng tư? Dưới đây là một vài kịch bản để bạn ứng phó một cách khéo léo:

Dùng sự hài hước để giảm bớt căng thẳng

Một câu trả lời vui vẻ sẽ giúp bạn chuyển hướng câu chuyện mà không làm mất lòng ai. Ví dụ như là: “Dạ, lương cháu đủ ăn sáng, trưa và tối, cô chú yên tâm ạ!”.

Hoặc bạn cũng có thể trả lời theo kiểu: “Cháu đang chờ tăng lương, giờ thì vẫn đủ trả tiền điện nước thôi cô chú!”. Những câu trả lời này không chỉ giữ được sự riêng tư mà còn khiến mọi người vui đùa cùng bạn, tránh tạo bầu không khí gượng gạo.

Khéo léo né tránh bằng câu trả lời chung chung

Nếu bạn muốn giữ câu trả lời trung tính và không đi sâu vào chi tiết, có thể thử trả lời như là: “Lương cháu cũng bình thường như mọi người thôi ạ!” hoặc là “Thời buổi này có công việc cháu ổn định là vui rồi cô chú ạ.” Những câu trả lời kiểu này vừa đủ để kết thúc câu hỏi mà không tiết lộ thêm thông tin cá nhân.

Chuyển chủ đề một cách tự nhiên

Đôi khi, cách tốt nhất là bạn nên chuyển hướng câu chuyện: “Dạ, cháu thấy công việc thú vị là chính, lương thì cháu không để ý lắm… À mà dạo này cô chú khỏe không ạ?”

“Lương thì cũng được cô chú ạ, mà cháu nghe nói nhà cô chú sắp sửa lại bếp đúng không, đẹp không cô?”

Nhẹ nhàng nhắc nhở về sự riêng tư

Nếu bạn cảm thấy câu hỏi đang đi quá giới hạn, bạn hoàn toàn có thể đưa ra lời nhắc khéo hoặc từ chối trả lời một cách trả lời: “Cô chú thông cảm, công ty cháu không cho phép tiết lộ lương đâu ạ!” hoặc là “Thật ra cháu thấy lương cũng là thông tin cá nhân, nên cháu không quen chia sẻ ạ.”

Vì sao bạn cần có cách trả lời khéo léo?

Trong nhiều trường hợp, những người hỏi không thực sự muốn làm bạn khó xử. Họ tò mò vì văn hóa giao tiếp truyền thống vẫn còn thiên về chia sẻ, hỏi han đời sống cá nhân. Vì vậy cách bạn phản hồi cũng nên giữ sự tôn trọng và thân thiện, thay vì từ chối thẳng thừng hoặc phản ứng tiêu cực.

Mức lương là chuyện của riêng bạn, và bạn hoàn toàn có quyền quyết định sẽ chia sẻ đến đâu. Một câu trả lời khéo léo không chỉ giúp bạn giữ được sự riêng tư mà còn khiến người hỏi cảm thấy vui vẻ, không bị mất mặt.

Bài học nắm lòng: Tôn trọng không gian riêng của mỗi người

Câu hỏi “Lương tháng bao nhiêu?” thoạt nhìn có vẻ vô hại, nhưng nó gợi mở một vấn đề lớn hơn: sự tôn trọng không gian riêng tư trong giao tiếp. Xã hội càng đi lên thì việc bảo mật thông tin cá nhân, đặc biệt là về thu nhập ngày càng được xem trọng. Tuy nhiên trong văn hóa Việt Nam, nơi tính kết nối gia đình và cộng đồng vẫn còn được đề cao, không ít người vẫn chưa nhận ra rằng một câu hỏi tưởng chừng vô tư có thể khiến người khác cảm thấy khó chịu.

Hỏi về lương không chỉ đụng chạm đến sự riêng tư mà còn dễ dẫn đến những so sánh không cần thiết. Một người có thể cảm thấy tự ti nếu thu nhập thấp hơn mong đợi của người khác, hoặc ngược lại người có lương cao đôi khi cũng không muốn bị chú ý, bàn tán. Hơn nữa mức lương không phải thước đo duy nhất để đánh giá giá trị của một người hay công việc họ đang làm.  

Thay vì tập trung vào lương, có rất nhiều cách khác để thể hiện sự quan tâm như:

–  Hỏi thăm về công việc: “Công việc mới của cháu có vui không?”

–  Chia sẻ về những kỷ niệm hoặc câu chuyện của bản thân: “Ngày trước cô cũng làm ngành này, cô thấy rất thú vị, không biết giờ có gì khác không?”

–  Hỏi những điều giúp họ cảm thấy được khích lệ, chẳng hạn: “Công việc của cháu bận lắm không? Cháu có cần giúp gì thêm không?”

–  Hỏi về cuộc sống gần đây: “Gần đây cháu có đi du lịch đâu thú vị không, chia sẻ với cô chú đi!”

Tôn trọng không gian riêng không chỉ là một hành động văn minh mà còn là cách để xây dựng những mối quan hệ bền vững hơn. Khi giao tiếp dựa trên sự quan tâm thực sự, sẽ không ai phải chịu áp lực và mỗi cuộc trò chuyện đều trở thành niềm vui thay vì nỗi khó xử.

Lương tháng bao nhiêu không quyết định giá trị của bạn, mà chính cách bạn làm việc, cách bạn sống và đối xử với người khác mới thực sự quan trọng. Nếu lần tới ai đó hỏi về lương, bạn hoàn toàn có quyền từ chối chia sẻ một cách khéo léo, và quan trọng hơn là hãy làm cho câu trả lời của mình trở thành cơ hội để thay đổi cách giao tiếp truyền thống. Khi bạn tôn trọng chính mình, người khác cũng sẽ học cách tôn trọng bạn!

Xem thêm: Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng sau đó lại bị cuốn vào vòng xoáy công việc...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

6 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng “tạm biệt” công ty hiện tại

Bạn đang rơi vào tình trạng đắn đo không biết liệu có nên nghỉ việc, bởi lo ngại nhỡ chẳng may đưa ra quyết định...

Khi nào là “thời điểm vàng” để nhảy việc mà vẫn nhận đủ thưởng Tết?

Cố gắng chịu đựng thêm 1-2 tháng đợi nhận được thưởng Tết rồi nhảy việc, hay chấp nhận từ bỏ thưởng Tết đổi lấy cơ...

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

6 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng “tạm biệt” công ty hiện tại

Bạn đang rơi vào tình trạng đắn đo không biết liệu có nên nghỉ việc,...

Khi nào là “thời điểm vàng” để nhảy việc mà vẫn nhận đủ thưởng Tết?

Cố gắng chịu đựng thêm 1-2 tháng đợi nhận được thưởng Tết rồi nhảy việc,...

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers